Australia với AUKUS và Trung Quốc: Thủ tướng Albanese khẳng định sẽ ‘vẹn cả đôi đường’
Ngày 10/3, tờ Financial Review đưa tin, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đáp trả những chỉ trích của Trung Quốc đối với việc Canberra mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trung Quốc cáo buộc, quan hệ đối tác AUKUS phá hoại thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế. (Nguồn: Youtube)
Thủ tướng Australia Anthony Albanese sắp có chuyến công du Mỹ để gặp người đồng cấp Anh Rishi Sunak và Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden để vạch ra lộ trình cung cấp tàu ngầm hạt nhân và các loại vũ khí công nghệ cao khác cho Canberra.
Truyền thông đưa tin rằng, trong chuyến thăm này, các nhà lãnh đạo của các nước thành viên Hiệp định an ninh 3 bên Anh-Australia-Mỹ (AUKUS) sẽ ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, trong đó có thể có việc Canberra mua các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ.
Ngày 9/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cáo buộc, quan hệ đối tác AUKUS phá hoại thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.
Video đang HOT
Bà Mao Ninh tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi Mỹ, Anh và Australia từ bỏ tâm lý chiến tranh Lạnh và trò chơi có tổng bằng không, tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế một cách thiện chí và nỗ lực hơn nữa vì hòa bình và ổn định khu vực”.
Theo Financial Review, ông Albanese đã lập luận rằng, nước này có thể tăng cường sức mạnh quân sự trong khi cải thiện quan hệ với Bắc Kinh và việc Canberra đầu tư vào một hạm đội vũ khí hải quân mới nhất đồng thời xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương không có gì mâu thuẫn.
Trả lời phóng viên báo chí trong chuyến thăm Ấn Độ, ông Albanese nêu rõ: “Đó là một lập trường nhất quán, chúng tôi cần đảm bảo rằng Australia sở hữu những trang thiết bị quốc phòng tốt nhất có thể… Đồng thời Australia cần xây dựng các mối quan hệ và đang làm điều đó trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Theo nhà lãnh đạo, Australia “đã cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc trong thời gian gần đây”.
Trong một tin khác liên quan quan hệ với Trung Quốc, cùng ngày, các nguồn thạo tin cho hay, lần đầu tiên sau 4 năm, Thủ hiến bang Tây Australia Mark McGowan có thể thăm Bắc Kinh vào giữa tháng Tư.
Theo kế hoạch, ông Mark McGowan, 55 tuổi, sẽ đến Bắc Kinh và Quảng Châu trong chuyến thăm Trung Quốc kéo dài khoảng một tuần.
Hiện chưa có thông tin về những nhân vật ông McGowan sẽ gặp ở Bắc Kinh. Tại Quảng Châu, Thủ hiến bang Tây Australia sẽ thảo luận về phát triển du lịch với các quan chức và đại diện doanh nghiệp, bao gồm cả đường bay thẳng giữa thành phố Perth của Tây Australia và Quảng Châu”.
Văn phòng của Thủ hiến bang McGowan không đưa ra bình luận về thông tin chuyến đi. Trước đó vào tháng 11/2022, ông McGowa đã cam kết tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc và nói rằng, Tây Australia sẽ tiếp tục là một địa điểm đầu tư quan trọng đối với Bắc Kinh.
Trung Quốc kêu gọi Nga, Mỹ duy trì đối thoại
Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc, ông Trương Quân cho rằng Mỹ và Nga cần duy trì đối thoại về giải trừ hạt nhân, tuy nhiên Washington nên là bên thực hiện các bước có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề song phương liên quan lĩnh vực này.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân phát biểu tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Trương Quân đưa ra phát biểu trên với báo giới ngày 21/2 sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo nước này tạm đình chỉ tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Ông Trương Quân nhấn mạnh lập trường của Trung Quốc cho rằng "đối với vấn đề quan trọng này, các bên liên quan cần tiếp tục đàm phán để tìm ra giải pháp". Theo ông, Mỹ đã rút khỏi các công cụ đó trước, do đó "Mỹ nên là bên thực hiện các biện pháp trách nhiệm để làm cho các công cụ này hoạt động".
Cùng ngày, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Rishi Sunak kêu gọi Nga cân nhắc lại quyết định đình chỉ tham gia hiệp ước New START. Người phát ngôn này nhấn mạnh kiểm soát vũ khí rất quan trọng đối với an ninh toàn cầu.
New START là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ. Hiệp ước được ký kết năm 2010 nhằm hạn chế kho vũ khí của hai nước ở mức tối đa là 1.550 đầu đạn hạt nhân, giảm gần 30% so với mức đặt ra hồi năm 2002. Tháng 1/2021, Tổng thống Putin đã nhất trí gia hạn hiệp ước này thêm 5 năm, tới năm 2026.
Ngày 21/2, trong thông điệp liên bang 2023, Tổng thống Putin thông báo Nga tạm đình chỉ tham gia New START với Mỹ. Ông Putin nêu rõ bất kỳ động thái nào của Nga trở lại đàm phán về vấn đề này sẽ đòi hỏi làm rõ về khả năng tấn công hạt nhân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố khẳng định mặc dù đình chỉ tham gia New START, Moskva sẽ tiếp tục tuân thủ các hạn chế định lượng vũ khí tấn công chiến lược được quy định theo hiệp ước này trong thời gian hiệu lực.
Tổng thống Putin đã đưa lên Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) dự thảo luật liên bang về việc đình chỉ tham gia New START và dự luật sẽ được xem xét tại phiên họp toàn thể của cơ quan lập pháp này trong ngày 22/2, sau đó sẽ được gửi đến Hội đồng Liên bang (Thượng viện).
Trung Quốc quan ngại việc Anh, Mỹ, Australia tăng cường hợp tác về tàu ngầm hạt nhân Ngày 3/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố phản đối việc Anh, Mỹ và Australia tăng cường hợp tác về tàu ngầm hạt nhân. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning. Ảnh: AP Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh ngày 3/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nêu...