Australia vay Anh 4 triệu liều Pfizer
Anh sẽ chuyển 4 triệu liều vaccine Pfizer cho Australia vay, trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục.
Thỏa thuận được Thủ tướng Scott Morrison công bố ngày 3/9 sẽ tăng gấp đôi lượng vaccine Pfizer mà Australia đang sở hữu trong tháng này. Lô vaccine Pfizer đầu tiên trong thỏa thuận cho vay dự kiến được chuyển từ Anh tới Australia trong ngày mai.
“Máy bay đang ở trên đường băng và sẽ xuất phát vào ngày mai, điều sẽ giúp chúng tôi tăng đáng kể cơ hội giúp Australia mở cửa trở lại”, Morrison nói trong cuộc họp báo ở Canberra hôm nay.
Thỏa thuận vay vaccine từ Anh được Australia công bố trong bối cảnh nước này ghi nhận thêm 1.641 ca nhiễm trong 24 giờ qua, mức tăng kỷ lục từ khi Covid-19 xuất hiện tại nước này, tổng số là 58.206. Australia cũng ghi nhận thêm 13 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên 1.032.
“Vào một ngày khó khăn như thế này, điều quan trọng là mang lại hy vọng. Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng vẫn còn hy vọng”, Thủ tướng Australia nói.
Ông mô tả việc vay mượn vaccine này là một “thỏa thuận hợp lý giữa những người bạn tốt”. “Cảm ơn Boris, tôi nợ ông một chầu bia”, Morrison nói, nhắc tới người đồng cấp Anh Boris Johnson.
Video đang HOT
Nhân viên y tế Australia chuẩn bị vaccine Pfizer tại một điểm tiêm chủng ở Melbourne ngày 22/2. Ảnh: Reuters .
Trước đó, Australia đã vay Singapore 500.000 liều vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất. Theo hai thỏa thuận, Australia sẽ trả lại số vaccine đã vay cho Singapore và Anh vào cuối năm nay, khi đơn đặt hàng vaccine của họ được chuyển đến.
“Thỏa thuận của chúng tôi với Australia sẽ chia sẻ số liều vaccine vào thời điểm tối ưu để thúc đẩy chương trình tiêm chủng của cả hai quốc gia”, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết trong email.
Số ca nhiễm tăng có khả năng khiến Thủ tướng Morrison khó thuyết phục các bang và vùng lãnh thổ của Australia dỡ bỏ lệnh phong tỏa và cấm di chuyển qua lại, nếu nước này chưa đạt tỷ lệ 80% dân số trên 16 tuổi hoàn thành liệu trình tiêm vaccine Covid-19.
Bang New South Wales và Victoria cảnh báo mọi người rằng họ sẽ phải học cách sống chung với Covid-19, trong khi các bang khác quay lưng với kế hoạch tái mở cửa quốc gia. Một số bang không có ca Covid-19 từ chối tái mở cửa, do lo ngại tình hình dịch bệnh ở các bang khác.
Các hạn chế đang được áp dụng tại Australia khiến nền kinh tế nước này nguy cơ rơi vào cuộc suy thoái lần thứ hai sau nhiều năm. Bất đồng về bước đi tiếp theo trong chiến lược chống dịch sẽ là một thách thức đối với Morrison, khi Australia dự kiến tổ chức bầu cử trước tháng 5/2022.
Số ca nhiễm và tử vong tại Australia từ khi đại dịch bắt đầu thấp hơn nhiều quốc gia tương đương, song đợt bùng phát liên quan biến chủng Delta khiến nhiều người nghi ngờ rằng liệu nước này có nên tiếp tục theo đuổi chiến lược “không Covid-19″ hay không.
Australia cân nhắc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em
Australia bắt đầu cân nhắc về việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em khi số em bị Covid-19 nhiễm biến chủng Delta tăng hơn so với các biến chủng khác.
Đợt bùng phát dịch Covid-19 đang diễn ra tại Australia khiến dư luận lo ngại khi số lượng trẻ em mắc Covid-19 do biến chủng Delta nhiều hơn so với các đợt dịch trước. Hiện nay, hàng nghìn học sinh ở thành phố Sydney đang được yêu cầu phải cách ly vì có bạn học mắc Covid-19.
Cảnh sát đứng bên ngoài trường tiểu học St Charles Catholic ở thành phố Sydney sau khi trường được thông báo có học sinh mắc Covid-19. Nguồn: Gaye Gerard
Hồi tháng 6 vừa qua, 5 trường học ở thành phố Melbourne cũng đã phát hiện có học sinh mắc Covid-19 do biến chủng Delta, làm dấy lên lo ngại virus đã lây lan từ học sinh sang học sinh.
Thực tế này đang khiến dư luận đặt câu hỏi về việc biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 dường như dễ lây lan giữa trẻ em hơn so với những người lớn tuổi.
Nếu như trong các đợt bùng phát năm 2020, số lượng những người lớn tuổi mắc bệnh và tử vong vì Covid-19 chiếm đa số, thì nay xu hướng này đang có sự thay đổi.
Theo số liệu thống kê mới công bố của Cơ quan quản lý bệnh tật Australia, tính từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở nước này năm 2020, đến nay nhóm tuổi từ 20-29 là những người mắc Covid-19 nhiều nhất với hơn 6.700 trường hợp và có 4.243 người mắc Covid-19 ở độ tuổi từ 19 tuổi trở xuống. Trong khi đó, tổng số ca bệnh ở những người từ 60 tuổi trở lên là hơn 6.000 trường hợp.
Tiến sỹ Kirsty Short, nhà virus học tại Đại học Queensland cho biết, dù ở Anh có nhiều người trẻ tuổi mắc Covid-19, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định được việc biến chủng Delta dễ lây lan ở những người ít tuổi. Phó giáo sư Catherine Bennett, người đứng đầu khoa dịch tễ thuộc trường Đại học Deakin cho rằng, "vì biến chủng Delta lây lan nhanh, theo ước tính nhanh hơn 50% so với biến chủng Alpha. vì thế nó dễ làm nhiều người nhiễm bệnh. Có thể số lượng người lớn nhiễm biến chủng Delta vẫn nhiều hơn, song giờ đây trẻ em cũng nằm trong nhóm đối tượng có thể lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng".
Trước thực trạng này, dư luận Australia bắt đầu thảo luận về việc trẻ em có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer, loại vaccine có thể được sử dụng đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên để bảo vệ bản thân cũng như hạn chế sự lây lan biến chủng Delta. Bên cạnh đó, việc đưa trẻ em vào chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cũng được cân nhắc là do nếu các em nhỏ được tiêm vaccine sẽ góp phần đưa Australia tiến đến gần hơn với mục tiêu tạo được miễn dịch cộng đồng với tỷ lệ 85% dân số, tương đương với 21,5 triệu người tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Dù vậy, vẫn có một số vấn đề cần phải cân nhắc.
Thứ nhất, Australia chưa cấp phép sử dụng vaccine ngừa Covid-19 ở những người dưới 16 tuổi. Hiện tại, cơ quan quản lý dược phẩm của Australia đã cấp phép sử dụng tạm thời cho 3 & Johnson. Trong đó, vaccine AstraZeneca và Johnson &à Johnson chỉ được dùng cho người từ 18 tuổi trở lên trong khi vaccine của Pfizer được dùng cho người từ 16 tuổi trở lên. Ngoài 3 vaccine này, Cơ quan quản lý dược phẩm của Australia cũng đang bắt đầu quá trình xem xét cấp phép cho vaccine của Moderna. Nếu được thông qua, Moderna có thể là vaccine đầu tiên được Australia cấp phép tiêm cho những người từ 12 tuổi trở lên.
Thứ hai là nguồn cung vaccine. Australia hiện đang phụ thuộc vào nguồn cung vaccine từ nước ngoài đối với vaccine Pfizer, loại vaccine được khuyến cáo sử dụng cho những người dưới 60 tuổi tại Australia. Vì thế, nếu trẻ em cũng trở thành đối tượng cần phải tiêm vaccine thì nhiều khả năng sẽ được khuyến cáo sử dụng vaccine của Pfizer. Điều này sẽ tạo thêm sức ép đối với chương trình tiêm chủng của Australia và càng khiến cho tình trạng thiếu vaccine trở nên trầm trọng hơn.
Theo Bộ trưởng Y tế Greg Hunt, Cơ quan quản lý dược phẩm Australia hiện đang xem xét cấp phép sử dụng tạm thời vaccine của Pfizer cho trẻ em từ 12-15 tuổi. Dù vậy, chính phủ Australia vẫn chưa đưa những người dưới 18 tuổi vào danh sách khuyến khích tiêm chủng./.
5 tháng Biden đưa Mỹ trở lại vị thế 'anh cả' toàn cầu Chuyên gia nhận định cam kết đưa Mỹ trở lại của Biden không phải là lời nói suông, khi thiện cảm dành cho Washington tăng vọt trong gần nửa năm qua. "Mỹ đang trở lại vai trò lãnh đạo thế giới cùng với những quốc gia chia sẻ những lợi ích sâu sắc nhất với chúng tôi", Tổng thống Joe Biden nói tại...