Australia “vật lộn” chống lại sự ảnh hưởng đáng báo động của Trung Quốc
Trong những tháng gần đây, Australia đối mặt với một vấn đề “nan giải” – làm thế nào để bảo vệ các giá trị của mình và đối phó với sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Việc giải quyết vấn đề này không đơn giản, bởi cộng đồng người Trung Quốc và gốc Trung Quốc tại Australia rất đông đảo, và Bắc Kinh cũng là đối tác kinh tế lớn nhất của Canberra.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã lên tiếng về sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực (Ảnh: Fairfax)
Lên tiếng mạnh mẽ
Cuộc tranh luận về sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Australia, cũng như tại các quốc gia Nam Thái Bình Dương, đã trở thành chủ đề nóng tại Australia thời gian gần đây. Nhiều quan chức Australia lên tiếng bày tỏ lo ngại về sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, và cáo buộc Bắc Kinh can thiệp nội bộ nước này.
Quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh đã xấu khi kể từ khi Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull hồi năm ngoái cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào tình hình nội bội, và do lo ngại rằng sự ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực gia tăng
Theo BBC, câu hỏi liệu Trung Quốc có đang gia tăng quá nhiều sự ảnh hưởng đối với Australia đã đi tới đỉnh điểm hồi năm ngoái, khi Canberra công bố luật “can thiệp nước ngoài” vào tháng 12/2017. Thủ tướng Turnbull, đề cập tới “các báo cáo đáng lo ngại” về sự ảnh hưởng của Trung Quốc, nói rằng luật có thể nhắm cụ thể vào “các hành động ngầm, mang tính áp đặt”.
Các lo ngại lớn hơn đã nổi lên về các liên kết dân sự giữa đảng Cộng sản Trung Quốc, do các công dân Trung Quốc tiến hành làm ăn, nghiên cứu tại Australia, và các thành viên của cộng đồng người Hoa.
Hồi tháng 2 năm nay, cuộc tranh luận về sự ảnh hưởng của Trung Quốc đã bùng phát khi học giả Australia Clive Hamilton ra mắt cuốn sách tạm dịch là: “Sự xâm lược âm thầm: Trung Quốc đang biến Australia thành con rối như thế nào”. Cuốn sách, vốn cho rằng hàng nghìn điệp viên Trung Quốc đã trà trộn vào Australia, đã bị một nhà xuất bản từ chối do lo ngại hành động pháp lý từ Bắc Kinh.
Ngoài ra, Australia cũng theo dõi chặt chẽ các động thái của Trung Quốc nhằm tăng cường sự hiện tại các quốc gia Nam Thái Bình Dương, trong bối cảnh có những cáo buộc rằng Bắc Kinh sử dụng các khoản cho vay để gia tăng sức ảnh hưởng tại các quốc gia nghèo hơn.
Sydney Morning Herald ngày 18/6 dẫn lời Ngoại trưởng Julie Bishop nói rằng chính quyền của Thủ tướng Turnbull sẽ tranh cạnh với sự phát triển hạ tầng của Trung Quốc tại các láng giềng của Australia nhằm đảm bảo rằng các quốc gia nhỏ không bị gánh nặng nợ nần, gây đe dọa chủ quyền của họ.
Đưa ra một trong những bình luận thẳng thắn nhất của một chính trị gia Australia về việc Trung Quốc mở rộng nhanh chóng mạng lưới các con đường, cây cầu, cảng, sân bay và các tòa nhà tại khu vực Thái Bình Dương, bà Bishop nói Australia cần chắc chắn rằng các quốc gia trong khu vực có mọi sự lựa chọn và không bị mắc kẹt trong những khoản nợ không minh bạch.
“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng họ giữ được chủ quyền, rằng họ có các nền kinh tế bền vững và không bị vướng vào các khoản nợ không có khả năng chi trả. Bẫy này có thể là bị biến thành dạng đổi nợ lấy cổ phần và họ có thể mất chủ quyền”, bà Bishop cảnh báo.
Theo SCMP, sau những bình luận thẳng thắn và mạnh mẽ của Ngoại trưởng nước sở tại, Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Jingye buộc phải lên tiếng để đáp trả. Ông Cheng nói rằng Australia cần “bớt thành kiến và mù quáng” để cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Cuộc tranh cãi đã lan sang lĩnh vực thương mại hồi tháng trước, khi các nhà xuất khẩu rượu của Australia đối mặt với tình trạng hàng hóa bị trì hoãn vì giới chức hải quan Trung Quốc không “bật đèn xanh” cho các lô hàng.
Video đang HOT
Các cơ quan an ninh của Australia và công ty công nghệ Huawei của Trung Quốc cũng mâu thuẫn về những lo ngại rằng công ty này muốn cung cấp thiết bị phần cứng cho mạng lưới 5G của Australia, gây rủi ro đối với sự an toàn về dữ liệu.
Australia đã chặn Huawei cung cấp thiết bị băng thông rộng cho mạng lưới quốc gia của nước này do các lo ngại về an toàn, và cũng ngăn các kế hoạch của công ty này nhằm đặt một cáp internet từ quần đảo Solomon, phía bắc Australia, tới Sydney.
Australia từ lâu đã không có thiện cảm với người Trung Quốc tại nước này, bắt đầu từ các cuộc bạo động chủng tộc tại các mỏ vàng vào những năm 1850 và 1860. Nhiều người Trung Quốc đầu tiên tới Australia là để đào vàng ở thế kỷ 19.
Khi hàng trăm người đào vàng Trung Quốc bị thương và bị đuổi khỏi các mỏ vàng, tình trạng bất ổn đã khiến Australia phải ban hành các quy định nhập cư, vốn dẫn tới chính sách “Australia Trắng”, tồn tại dưới các hình thức khác nhau từ 1901 đến 1973.
Nhiều người Trung Quốc đầu tiên tới Australia là để đào vàng ở thế kỷ 19.
Tranh cãi có nhuốm màu phân biệt chủng tộc hay không?
Australia đang giải quyết vấn đề trên các cấp độ khác nhau, từ chính trị tới kinh tế và các trường đại học.
Nhưng một vấn đề khác lại nảy sinh: làm thế nào để thảo luận và giải quyết vấn đề mà không “chọc giận” Trung Quốc, đối tác kinh tế lớn nhất của Canberra, và cộng đồng đông đảo người Australia gốc Trung Quốc. Và liệu cuộc tranh luận về sự ảnh hưởng của Trung Quốc có bị nhuốm màu phân biệt chủng tộc?
Các lo ngại cũng nảy sinh về việc cộng đồng 150.000 sinh viên Trung Quốc tại Australia có thể làm thay đổi cuộc tranh luận tại các trường đại học về các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan.
Erin Chew, một nhà văn gốc Trung Quốc và Malaysia sinh tại Australia, cho hay bầu không khí đó đang khiến nhiều nhắm vào người Trung Quốc.
“Không có gì sai khi thảo luận về sự ảnh hưởng của nước ngoài. Nhưng đáng buồn là sự phủ nhận của người Australia, vốn coi Trung Quốc và người Trung Quốc là một cộng đồng quá lớn”, nhà văn Chew nói.
Bà Chew nói rằng những người nói cuộc tranh luận không bị ảnh hưởng bởi tâm lý phân biệt chủng tộc là “chưa từng đối mặt hay chứng kiến chủ nghĩa bài Trung Quốc, vì vậy họ không nhận thấy chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đang thổi bùng cuộc tranh luận”.
Bà Chew là một người chỉ trích mạnh mẽ giáo sư Hamilton và cuốn sách của ông, và bà đã trợ giúp thuyết phục một đơn vị hủy các kế hoạch nhằm tổ chức lễ ra mắt cuốn sách.
Chew cho biết bà và các nhà hoạt động tương tự đã nhận được “nhiều bình luận phân biệt chủng tộc” trên mạng xã hội gần đây. Chính cô cũng bị ông Hamilton cáo buộc là “wu mao”, có nghĩa là “50 xu”, tức là một tuyên truyền viên cho Trung Quốc.
Hồi tháng 3, khoảng 80 học giả hiểu biết về Trung Quốc đã ký tên vào một lá thư công khai trong đó cảnh báo rằng điều đang định hình là một “câu chuyện kỳ thị chủng tộc của một âm mưu lớn, chính thức của Trung Quốc”.
Họ nói, trong con mắt của một số người, Trung Quốc có ý định “giảm vị thế của Australia xuống thành một “quốc gia triều cống” hoặc “quốc gia chư hầu”.
Những lo ngại liên quan tới phân biệt chủng tộc cũng được nhấn mạnh trong một bài phát biểu của ủy viên chống kỳ thị chủng tộc của Australia Tim Soutphommasane hồi đầu tháng này. Ông Soutphommasane cảnh báo rằng “sự phản đối đối với Trung Quốc có thể biến thành sự ngờ vực nói chung của người Australia gốc Trung Quốc.
“Vì có khoảng 1,2 triệu người Australia có nguồn gốc Trung Quốc, quy mô sự thiệt hại tiềm tàng như vậy có thể rất lớn”, quan chức trên nói thêm.
“Không phân biệt chủng tộc”
Giáo sư John Fitzgerald, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Swinburne ở Melbourne, bác bỏ rằng sự phân biệt chủng tộc đã ảnh hưởng tới cuộc tranh luận. Ông thuộc trong một nhóm các học giả ký một bức thư phản đối bức thư nói trên để nhấn mạnh vấn đề này.
“Tôi cho rằng có nhiều lo ngại về nguy cơ phân biệt chủng tộc hơn và bằng chứng cụ thể về phân biệt chủng tộc”, ông nói.
“Các tiêu đề giật gân về Trung Quốc không phải là phân biệt chủng tộc, cũng như các tiêu đề giật gân về Mỹ hay Ấn Độ cũng không phải phân biệt chủng tộc. Đó là một về một quốc gia, một đất nước. Phân biệt chủng tộc là nói về những người được nói đến bởi màu da của họ”, giáo sư Fitzgerald nhấn mạnh.
Hồi tháng 10, hai sinh viên trung học Trung Quốc đã bị đánh tại Canberra. Hồi tháng 8 năm ngoái, 4 sinh viên Trung Quốc và một gia sư đã bị thương khi một sinh viên khác khua gậy bóng chày trong một phòng học ở một trường đại học tại Canberra.Cùng với cuộc tranh luận về sức ảnh hưởng của Trung Quốc, cũng đã xảy các hành động bạo lực chống lại người gốc Trung Quốc tại Australia.
Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng bằng ra cách khuyến cáo an toàn đối tất cả các sinh viên Trung Quốc tại Australia.
Tuy nhiên, cảnh sát cho biết họ tin rằng không vụ tấn công nào nói trên mang động cơ phân biệt chủng tộc.
Nhưng hồi tháng trước, một người đàn ông đã bị bắt sau khi khiến 7 người bị thương trên một con phố ở Sydney. Cảnh sát cáo buộc người này tấn công họ vì là người gốc Á.
Nhà báo Benjamin Law, con trai của những người di cư từ Hong Kong, cho hay một phần của vấn đề trên là do người Australia gốc Trung Quốc, chiếm 5,6% dân số Australia, hầu hết vắng bóng khỏi các vị trí quyền lực.
Những lo ngại về sự trả đũa kinh tế của Trung Quốc tại Australia là hiển nhiên, bởi 4 lĩnh vực lớn nhất của nước này là khai mỏ, giáo dục, du lịch đề phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.
“Không bất ngờ khi người Trung Quốc – dù là công dân Trung Quốc hay người Australia gốc Trung Quốc – thường được nói đến như một hiện tượng kinh tế và xã hội, với giọng điệu đầy sự lo lắng và sự xâm lược”, ông Law nói.
An Bình
Theo Dantri
Căng thẳng mới trong quan hệ Australia - Trung Quốc
Mối quan hệ vốn nhiều bất đồng giữa Australia và Trung Quốc nay lại xuất hiện thêm căng thẳng mới sau khi Bắc Kinh yêu cầu một số hãng hàng không phải công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, động thái bị Australia chỉ trích mạnh mẽ.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop (Ảnh: EPA-EFE)
Trong thông báo ngày 4/6, hãng hàng không Qantas của Australia cho biết sẽ đáp ứng yêu cầu của Bắc Kinh về việc điều chỉnh trang web chính thức của hãng hàng không này. Theo đó, Qantas sẽ phải mô tả Đài Loan, Hong Kong và Macao là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Qantas cũng sẽ thực hiện sự thay đổi này trên các phương tiện quảng cáo và tài liệu của hãng.
Hồi tháng 4 vừa qua, Cơ quan Quản lý hàng không Trung Quốc đã ra thời hạn chót là 25/5 cho một số hãng hàng không phải thực hiện sự thay đổi nói trên. Cơ quan này đã yêu cầu các hãng hàng không đang hoạt động tại Trung Quốc phải mô tả Đài Loan là "Đài Loan, Trung Quốc" trên trang web của mình, nếu không sẽ phải đối mặt với hành động pháp lý từ Bắc Kinh.
Phản ứng trước động thái này, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop ngày 5/6 ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc gây áp lực với các hãng hàng không. Bà đồng thời bày tỏ lo ngại về quyết định của hãng hàng không Qantas Airways, và cho rằng các công ty cần được tự do hoạt động kinh doanh mà không phải chịu áp lực chính trị từ bất kì chính phủ nào.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay đã biết đến tuyên bố của Ngoại trưởng Australia song không chắc bà Bishop muốn nói tới điều gì.
"Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới. Hong Kong, Đài Loan và Macao luôn là một phần của Trung Quốc. Đây là sự thật được quốc tế công nhận", tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã leo thang căng thẳng trong những tháng gần đây khi Canberra cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này. Việc Trung Quốc yêu cầu hãng hàng không của Australia thay đổi thông tin trên trang web đã gây thêm căng thẳng cho mối quan hệ giữa hai nước.
Trong bản kế hoạch công bố cuối năm ngoái, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã đưa ra những luật mới nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nước ngoài. Trong khi đó, Trung Quốc luôn phủ nhận những cáo buộc này.
Thời gian qua, Trung Quốc cũng gây áp lực với nhiều công ty đa quốc gia nhằm thay đổi cách họ đề cập đến Đài Loan và buộc họ phải công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ thuộc Trung Quốc. Hãng thời trang Gap hay chuỗi khách sạn nổi tiếng thế giới Marriott cũng từng nhận được những yêu cầu tương tự.
Hãng hàng không Qantas cho rằng sự thay đổi này phù hợp với chính sách "Một Trung Quốc" mà Bắc Kinh đang theo đuổi. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành hãng Qantas Alan Joyce cho biết việc thay đổi là một "nhiệm vụ kĩ thuật phức tạp và cần nhiều thời gian".
Nhật Minh
Theo Dantri
Các nước lên tiếng việc Trung Quốc đưa tên lửa đến Trường Sa Australia, Philippines bày tỏ quan ngại việc Trung Quốc có thể đã đưa tên lửa đến các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, còn Mỹ cảnh báo Bắc Kinh có thể phải đối mặt với "hậu quả" trước mắt và lâu dài. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop (Ảnh: AFP) Bắc Kinh có thể đối mặt với "hậu quả"...