Australia và Indonesia phản đối hành vi quân sự hóa trên Biển Đông
Tuyên bố chung của Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Australia bày tỏ quan ngại nghiêm trọng trước hành vi quân sự hóa trên Biển Đông.
Ngày 10/2, trong khuôn khổ chuyến thăm Australia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng nước chủ nhà Scott Morrison ra tuyên bố chung, bày tỏ quan ngại nghiêm trọng đối với hành vi quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp trên khu vực Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên liên quan giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế.
Tổng thống Indonesia Widodo và Thủ tướng Australia Morrison. (Ảnh: AP).
Trong chuyến thăm Australia từ ngày 9 đến 11/2, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã có buổi hội đàm quan trọng với Thủ tướng nước chủ nhà Scott Morrison vào ngày 10/2. Kết thúc cuộc hội đàm, các nhà lãnh đạo khẳng định sẽ tăng cường hợp tác trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo Indonesia và Australia khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực; bày tỏ quan ngại nghiêm trọng trước những phát triển gần đây ở Biển Đông, bao gồm việc quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp.
Video đang HOT
Hai nước cũng kêu gọi giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Hai bên nhấn mạnh,việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông cần đảm bảo phù hợp luật pháp quốc tế, không làm phương hại đến lợi ích và quyền lợi của bên thứ ba hoặc các quốc gia khác.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định: Indonesia mong muốn hợp tác với Australia để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực Thái Bình Dương. Hai nước phải trở thành bạn bè thực sự của các quốc gia Thái Bình Dương, hợp tác với tư cách là đối tác phát triển để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu,đói nghèo và bất bình đẳng xã hội. Hai bên cần ủng hộ khôi phục các nguyên tắc kinh tế mở, tự do và công bằng trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.
Cũng trong chuyến thăm, hai bên đã công bố Kế hoạch hành động 100 ngày để thực hiện Thỏa thuận đối tác kinh tế toàn diện giữa 2 nước (IA-CEPA) và Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2020-2024 trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Theo Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, từ tháng 4/2020, khoảng 99% hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được miễn thuế và giảm thuế theo lộ trình.
Theo HỮU TIẾN (VOV-Australia)
Tổng thống Widodo gửi thông điệp đến Bắc Kinh
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 8-1 tái khẳng định chủ quyền của đất nước khi đến thăm quần đảo Natuna nằm sát biển Đông sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng biển quanh quần đảo này là ngư trường truyền thống của họ.
Ông Widodo đưa ra tuyên bố cứng rắn trên khi đến thăm quần đảo Natuna cùng với các quan chức quân sự trong động thái nhằm gửi thông điệp đến Bắc Kinh.
"Natuna là một phần lãnh thổ Indonesia, không có gì nghi ngờ về điều này. Không có chuyện mặc cả về vấn đề chủ quyền của chúng ta" - Tổng thống Indonesia phát biểu sau chuyến đi.
Nhà lãnh đạo này cũng chủ trì một cuộc gặp với các quan chức và ngư dân địa phương để bàn về các vấn đề liên quan đến quần đảo nằm cách thủ đô Jakarta khoảng 1.100 km về phía Bắc.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đến quần đảo Natuna hôm 8-1. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Indonesia
Cùng ngày, quân đội Indonesia cho biết đã phái 8 tàu chiến và 4 chiến đấu cơ F-16 đến khu vực nói trên để "bảo vệ chủ quyền". Không dừng lại ở đó, theo ông Widodo, Indonesia sẽ đưa hàng trăm ngư dân và tàu cá đến vùng biển quanh Natuna để trông chừng tàu nước ngoài.
Chuyến đi trên của ông Widodo diễn ra một tuần sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh ngư dân Trung Quốc được đánh bắt thoải mái tại ngư trường truyền thống của mình, có chồng lấn một phần với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Tuyên bố này lập tức dẫn đến phản ứng mạnh mẽ của Jakara và buộc quân đội Indonesia tăng cường lực lượng quanh quần đảo để đối phó với sự hiện diện của hàng chục tàu cá và tàu tuần duyên Trung Quốc.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đến quần đảo Natuna hôm 8-1. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Indonesia
Phát ngôn viên quân đội Indonesia cho biết nhiều tàu chiến và máy bay chiến đấu đã được triển khai đến khu vực. Ngoài ra, Jakarta sẽ đưa vào hoạt động một trung tâm thông tin hàng hải để giám sát tốt hơn hoạt động của tàu nước ngoài trong lãnh hải mình.
Phản ứng trước động thái cứng rắn này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 8-1 thúc giục Indonesia bình tĩnh khi cho rằng hai nước không có tranh chấp lãnh thổ mà chỉ có tuyên bố chồng chéo về quyền và lợi ích hàng hải" ở một số khu vực tại biển Đông.
P.Võ (Theo AP, CGTN)
Theo nld.com.vn
Indonesia xử nghiêm công dân nước ngoài tàng trữ ma túy Indonesia không phân biệt công dân Indonesia hay công dân nước ngoài, nếu có đủ chứng cứ và bị buộc tội buôn bán và cung cấp ma túy, mức án cho người vi phạm có thể là tử hình. Cảnh sát Indonesia tại Jakarta. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 6/1, tòa án quận Denpasar, tỉnh Bali của Indonesia, đã...