Australia và Ấn Độ ký kết thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự
Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh song phương trực tuyến thể hiện sự gắn bó sâu sắc trong mối quan hệ Ấn Độ – Australia.
Australia và Ấn Độ vừa ký một thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự, đặt nền tảng cho các cuộc trao đổi và tập trận quân sự giữa 2 nước ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Australia và Ấn Độ ký kết thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự. Ảnh: Statesman
Trong một tuyên bố mới nhất, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh song phương trực tuyến thể hiện sự gắn bó sâu sắc trong mối quan hệ Ấn Độ – Australia. Theo đó, các tàu và máy bay quân sự của 2 nước có thể tiếp nhiên liệu và tiếp cận các cơ sở bảo trì tại căn cứ quân sự của nhau. Phía Ấn Độ cũng cho biết đang cân nhắc sự tham gia của Australia trong các cuộc tập trận hải quân hàng năm mà Mỹ và Nhật Bản tổ chức ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, để củng cố mối quan hệ an ninh giữa 4 quốc gia.
Trước đó, Ấn Độ đã từng ký kết một thỏa thuận tương tự với Mỹ . Thỏa thuận lần này với Australia cũng được xem là một bước mở rộng chiến lược quân sự của Ấn Độ trong khu vực./.
Hàn Quốc nhận lời mời của Mỹ tham dự Hội nghị G7
Tổng thống Hàn Quốc có cuộc điện đàm 15 phút với Tổng thống Mỹ, đây là cuộc điện đàm thứ ba trong năm nay giữa Tổng thống Hàn Quốc - Mỹ.
Tại cuộc điện đàm, Tổng thống Moon Jae-in cảm ơn Mỹ đã mời Hàn Quốc tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) năm nay. Đồng thời cho biết Hàn Quốc sẵn sàng chấp nhận lời mời, và sẽ nỗ lực phát huy vai trò tích cực trong cả lĩnh vực phòng dịch và kinh tế của toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Ảnh: Yonhap)
Theo KBS, Tổng thống Donald Trump đã tham khảo ý kiến của Tổng thống Moon Jae-in về phương án mở rộng Hội nghị G7, vì cho rằng hệ thống G7 hiện nay đã cũ nên không phản ánh đầy đủ tình hình quốc tế.
Đáp lại, ông Moon Jae-in nhận định cần thay đổi hệ thống G7 hiện nay và nhấn mạnh quyết định mời Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và Nga là phương án thích hợp.
Tổng thống Moon Jae-in khẳng định, nếu Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức với quy mô mở rộng bằng hình thức họp trực tiếp thì sẽ trở thành một dấu mốc quan trọng trong thời hậu Covid-19.
Ngoài ra, lãnh đạo Hàn-Mỹ còn thảo luận phương án kết nạp Brazil và nhất trí cần cân nhắc quy mô dân số và kinh tế của nước này. Trong cuộc điện đàm, hai bên không đề cập đến các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Các chuyên gia phân tích tham gia Hội nghị G7 là cơ hội tốt để Hàn Quốc nâng cao vị thế quốc gia và ngoại giao thông qua những thành tựu trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Australia cân nhắc yếu tố Trung Quốc trước khi trở thành thành viên G7 Hiện vẫn chưa rõ, Australia sẽ dự thượng đỉnh G7 vào tháng 9 tới với tư cách khách mời hay đã được đề nghị làm thành viên chính thức của cơ chế này. Truyền thông Australia vừa cho biết, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã chấp nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Scott Morrison về việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh...