Australia ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới với Triều Tiên
Australia thể hiện rõ quan điểm cứng rắn, cùng các nước buộc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
Australia nhất trí cùng các nước buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa. Ảnh minh hoạ: BBC.
Sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua biện pháp trừng phạt thứ chín với Triều Tiên, Australia đã ủng hộ các biện pháp mới này, báo Australian ngày 12/9 đưa tin.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tuyên bố trước quốc hội rằng áp lực gia tăng chưa từng có với kinh tế Triều Tiên là điều cần thiết để khiến Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán và từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
Theo bà Bishop, việc cấm Triều Tiên xuất khẩu hàng dệt may, cấm nhập khí gas và giảm một phần ba lượng nhập khẩu sẽ gây tác động lớn đến nền kinh tế nước này.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Australia khẳng định Triều Tiên sẽ mất hàng trăm triệu USD được chuyển từ kiều hối sang cho các chương trình phi pháp. Australia cũng sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt của riêng mình với 31 tổ chức và 37 cá nhân Triều Tiên.
“Nếu cộng đồng quốc tế đoàn kết và quyết tâm, chúng ta có thể ngăn chặn Triều Tiên”, bà nói.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 11/9 bỏ phiếu thông qua dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên do Mỹ soạn thảo, mà không có nước nào phản đối. Đây là quyết định nhằm đáp trả việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 6 hồi đầu tháng.
Lệnh trừng phạt mới cấm Triều Tiên xuất khẩu hàng may mặc, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ, khí thiên nhiên hóa lỏng và ngưng tụ, hạn chế thuê lao động Triều Tiên tại nước ngoài, yêu cầu các nước thuê lao động Triều Tiên thông báo ngày hết hạn hợp đồng hiện có.
Triều Tiên được phép nhập khẩu dầu thô với hạn mức 4 triệu thùng một năm, các sản phẩm từ lọc dầu với hạn mức hai triệu thùng một năm. Các chuyên gia ước tính động thái này sẽ giúp giảm 30% lượng dầu tiêu thụ ở Triều Tiên.
Khánh Lynh
Theo VNE
Nga nói còn quá sớm để ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên
Ông Sergei Lavrov không ủng hộ việc áp đặt ngay các biện pháp trừng phạt mới với Triều Tiên mà Mỹ đề xuất.
Ngoại trưởng Nga Lavrov. Ảnh: Velcraft.
"Thảo luận về nghị quyết mới đang được nêu ra ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và nó vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo về bản cuối cùng", AFP hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói trong họp báo cùng người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian.
Ngoại trưởng Nga cho rằng bên cạnh gây sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ các hành động khiêu khích trong các chương trình hạt nhân và tên lửa, cộng đồng quốc tế cũng cần chú trọng hơn vào nỗ lực nối lại tiến trình ngoại giao.
Tuyên bố của ông Lavrov được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và các nước phương Tây yêu cầu Liên Hợp Quốc xem xét các biện pháp trừng phạt cứng rắn mới với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ sáu hồi tuần trước.
Mỹ đã trình dự thảo nghị quyết kêu gọi cấm xuất dầu sang Triều Tiên, đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cấm xuất hàng may mặc và ngưng trả lương cho các lao động Triều Tiên ở nước ngoài.
Washington dự kiến có cuộc bỏ phiếu ở HĐBA vào ngày 11/9 về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Bình Nhưỡng, một quan chức LHQ cho hay.
Mỹ muốn gia tăng áp lực để Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán và thảo luận việc chấm dứt các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Tuy nhiên Nga chưa nói rõ có bác bỏ các kế hoạch của Mỹ hay không.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần cho rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ không khiến Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.
Khánh Lynh
Theo VNE
Philippines ngừng giao dịch với Triều Tiên Philippines quyết định ngưng mọi hoạt động thương mại với Triều Tiên nhằm thực hiện nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Philippines ủng hộ LHQ trừng phạt Triều Tiên sau hàng loạt vụ phóng tên lửa và hạt nhân. Ảnh minh hoạ: AFP. "Chúng tôi có thể nói là Philippines đã ngừng quan hệ thương mại với Triều Tiên. Chúng tôi...