Australia tuyên bố kinh tế vững vàng trước sức ép Trung Quốc
Bộ trưởng Tài chính Australia nói nền kinh tế ít chịu ảnh hưởng bởi hành động của Trung Quốc, đưa ra phát biểu cứng rắn hiếm thấy với Bắc Kinh.
“Tôi không hạ thấp ảnh hưởng từ những hành động của Trung Quốc. Họ đã gây tổn thương cho nhiều khu vực và ngành công nghiệp cụ thể, với mức độ đáng kể trong nhiều trường hợp. Dù vậy, ảnh hưởng chung với nền kinh tế Australia vẫn tương đối khiêm tốn. Đây dường như là điều gây bất ngờ cho nhiều người”, Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg nói hôm nay.
Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg. Ảnh: Sydney Morning Herald .
Quan chức Australia thêm rằng căng thẳng song phương đã gây thiệt hại 4 tỷ USD cho quan hệ đối tác thưong mại giữa Canberra và Bắc Kinh, nhưng khẳng định nền kinh tế Australia đã chứng tỏ “sự bền vững đáng kinh ngạc” khi nhiều nước lấp vào khoảng trống.
Căng thẳng Australia – Trung Quốc leo thang từ tháng 4/2020 khi Thủ tướng Scott Morrison kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc Covid-19. Bắc Kinh đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt với các ngành xuất khẩu của Canberra.
Bộ trưởng Frydenberg cũng cáo buộc Trung Quốc tìm cách áp đặt “áp lực chính trị” thông qua những hành động cấm vận và khẳng định Austraia đang ở “tuyến đầu” trong thời đại cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây được coi là một trong những bình luận cứng rắn nhất của giới chức Australia nhằm vào Bắc Kinh trong hơn một năm qua.
Video đang HOT
Trung Quốc chưa bình luận về phát biểu của Bộ trưởng Frydenberg.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia xét về xuất khẩu và tổng giá trị giao thương, trong đó thương mại hai chiều đạt 185 tỷ USD trong năm tài chính 2019-2020, gấp hơn 3 lần so với đối tác lớn thứ hai của Australia là Nhật Bản.
Quan hệ Australia – Trung Quốc những năm qua trở nên căng thẳng do nhiều vấn đề như thương mại và cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương. Tình hình tiếp tục xấu đi từ tháng 4/2020 khi Thủ tướng Scott Morrison kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc Covid-19.
Bắc Kinh sau đó thông qua hàng loạt biện pháp trừng phạt với các ngành xuất khẩu của Canberra, như áp thuế 80,5% với lúa mạch và cấm nhập khẩu thịt bò từ 4 công ty chế biến thịt lớn ở bang Queensland và New South Wales.
Australia chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ hiếm thấy
Bộ trưởng Tài chính Australia cáo buộc Trung Quốc đã có hành động gây ảnh hưởng tới kinh tế của Canberra nhằm tạo "áp lực chính trị", và động thái này đã làm thiệt hại 4 tỷ USD thương mại song phương.
Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg (Ảnh: ABC).
Trong bài phát biểu ngày 6/9, Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg cáo buộc Trung Quốc gây "áp lực chính trị" sau khi căng thẳng giữa 2 nước leo thang từ tháng 4/2020 vì Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của Covid-19.
Trung Quốc tỏ ra không hài lòng về động thái trên của Canberra và đã áp hàng loạt các lệnh cấm, đòn thuế quan lên sản phẩm nhập khẩu từ Australia từ đó tới nay.
Ông Frydenberg nhận định rằng, Australia dường như đang ở trên "tiền tuyến" của một kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc và rõ ràng Bắc Kinh cố gắng "gây thiệt hại cho nền kinh tế của Canberra vì những bất đồng về mặt quan điểm chính trị".
Theo giới quan sát, đây được xem là một trong những bình luận sử dụng ngôn từ mạnh nhất mà một quan chức chính phủ Australia từng sử dụng kể từ khi căng thẳng giữa họ và Trung Quốc leo thang dồn dập hơn một năm trước.
Tuy nhiên, ông Frydenberg cho biết, dù căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia gây ra thiệt hại 4 tỷ USD thì "các biện pháp trừng phạt xuất khẩu của Bắc Kinh đã không thành công trong việc tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Canberra".
"Tôi không làm giảm nhẹ tác động của các hành vi từ Trung Quốc. Họ đã gây ảnh hưởng tới các ngành và khu vực nhất định của Australia. Tuy nhiên, tác động tổng thể đối với nền kinh tế của chúng ta cho đến nay là không quá nghiêm trọng", ông Frydenberg nói.
Trong khi thương mại giữa Trung Quốc và Australia giảm khoảng 5,4 tỷ đô la Australia (4 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2021 nếu so với cùng kỳ năm ngoái, thì ông Frydenberg nói rằng, phần lớn thiệt hại trên đã được thiệt bù đắp bởi mức tăng 4,4 tỷ đô la Australia (3,27 tỷ USD) doanh thu khi Canberra giao thương với phần còn lại của thế giới.
Đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một quốc gia
Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Australia về xuất khẩu và tổng kim ngạch thương mại. Thương mại giữa hai nước đạt hơn 185 tỷ USD trong năm tài chính 2019/20, gấp hơn 3 lần so với đối tác thương mại lớn thứ hai của Australia là Nhật Bản.
Ông Frydenberg cho biết, các đối tác khác đã bắt đầu lấp vào khoảng trống mà Trung Quốc để lại sau hàng loạt các biện pháp thương mại của Bắc Kinh hồi năm ngoái. Ví dụ, trong khi xuất khẩu than tới Trung Quốc giảm 33 triệu tấn năm ngoái, doanh thu từ xuất khẩu mặt hàng này tới các đối tác khác tăng 30,8 triệu tấn.
"Than Australia không xuất sang Trung Quốc đã tìm được người mua ở các thị trường khác bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan", ông Frydenberg nói, nhấn mạnh rằng lúa mạch Canberra đã tìm thấy thị trường mới ở những nơi như Ả Rập Xê út.
Bộ trưởng Australia vẫn hy vọng về một "mối quan hệ mang tính xây dựng" với Trung Quốc vì chúng sẽ giúp đôi bên cùng có lợi, nhưng ông cũng cảnh báo các doanh nghiệp Australia rằng họ cần nhận thức rằng "thế giới đã thay đổi".
Ông nói: "Điều này tạo ra sự không chắc chắn, cũng như rủi ro lớn hơn. Về mặt này, các doanh nghiệp nên tìm cách đa dạng hóa thị trường và không quá phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào".
Trung Quốc bị nghi dẫn 'chuyên gia giả' phản bác Mỹ về nguồn gốc Covid-19 Đấu khẩu Mỹ - Trung về nguồn gốc Covid-19 tiếp tục leo thang khi Bắc Kinh được cho là dẫn lời nhà khoa học không có thật để phản bác Washington. Truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây dẫn các nhận định về nguồn gốc Covid-19 từ một nhà khoa học Thuỵ Sĩ có tên Wilson Edwards rằng cuộc điều tra nguồn...