Australia tuần tra vì Trung Quốc “leo thang và gây bất ổn”
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews ngày 31-5 cho biết, Canberra vẫn tiếp tục điều máy bay tuần tra trên Biển Đông và Ấn Độ Dương bất chấp phản đối từ chính quyền Bắc Kinh.
Máy bay tuần tra chống ngầm 3C-Orion của hải quân Australia
Ông Kevin Andrews nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 tại Singapore: “Chúng tôi đã tuần tra trên khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương trong nhiều thập niên qua… và chúng tôi sẽ tiếp tục công việc này trong tương lai”. Ông Andrews cũng cho biết thêm, Australia sẽ tăng cường tuần tra các khu vực biển trên bởi Trung Quốc đã leo thang căng thẳng và gây bất ổn an ninh trong khu vực khi đơn phương tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và xây đảo nhân tạo.
Ông Kevin Andrews cũng đã có cuộc hội đàm với 2 người đồng cấp Nhật Bản và Mỹ. 3 vị bộ trưởng thống nhất kêu gọi không dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng cũng như giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.Bất chấp quan ngại từ cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố có thể lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Theo tờ New York Times, tại hội nghị Đối ngoại Shangri-La, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã phát biểu Bắc Kinh có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên bầu trời khu vực tranh chấp ở Biển Đông nếu nước này cảm thấy đối mặt với mối đe dọa lớn. Thậm chí, ông này còn ngang nhiên nói rằng các quốc gia khác không nên nhấn mạnh quá mức vấn đề này.
Nhằm ngăn chặn “nắm đấm” của Trung Quốc xuyên qua Thái Bình Dương, đe dọa căn cứ của quân đội Mỹ ở đảo Guam, Washington và Manila đang lên kế hoạch thiết lập một tuyến phòng thủ chung trên Biển Đông, trang Inquirer ngày 31-5 đưa tin. Theo một hiệp ước quốc phòng trong 10 năm được ký kết vào tháng 4 năm ngoái, Mỹ sẽ có thể sử dụng ít nhất 8 căn cứ quân sự ở Philippines.
Số căn cứ này sẽ được Mỹ dùng để theo dõi và hạn chế các hành động của Trung Quốc. Kế hoạch này được Washington phác thảo nhằm đối phó với việc Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố lãnh thổ bao trùm gần hết Biển Đông và ngăn cản quân đội Trung Quốc vượt qua Thái Bình Dương. Hiện Mỹ đã lập cơ sở thường trú quân sự ở Philippines, trong đó một cơ sở ở Vịnh Subic, phía bắc Thủ đô Manila.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Hình ảnh ám ảnh về Sài Gòn năm 1968 của Life (4)
Đối lập với sự hoang tàn ở khu vực ngoại vi Sài Gòn năm 1968 là cảnh ăn chơi của giới thượng lưu ở khu trung tâm thành phố đầy hoa lệ.
Lính Mỹ chiến đấu ở khu vực quận 8, Sài Gòn năm 1968. Đường phố tan hoang do giao tranh ở ngoại vi Sài Gòn. Máy bay hạng nhẹ của Mỹ bay qua nhà thờ Hạnh Thông Tây ở quận Gò Vấp. Quân cảnh Sài Gòn tuần tra ở khu vực chợ Bình Tây, quận 5. Các binh sĩ trên thao trường. Lính Sài Gòn canh gác trên một thửa ruộng đang được thu hoạch ở ngoại ô. Đại lộ Hàm Nghi và khu vực bến Bạch Đằng nhìn từ trên cao. Một góc chợ Cũ trên đường Hàm Nghi. Đại lộ Lê Lợi. Giới thượng lưu Sài Gòn giải trí tại vũ trường Maxim trên đường Tự Do (đường Đồng Khởi ngày nay).
Lính Mỹ chiến đấu ở khu vực quận 8, Sài Gòn năm 1968.
Đường phố tan hoang do giao tranh ở ngoại vi Sài Gòn.
Máy bay hạng nhẹ của Mỹ bay qua nhà thờ Hạnh Thông Tây ở quận Gò Vấp.
Quân cảnh Sài Gòn tuần tra ở khu vực chợ Bình Tây, quận 5.
Các binh sĩ trên thao trường.
Lính Sài Gòn canh gác trên một thửa ruộng đang được thu hoạch ở ngoại ô.
Đại lộ Hàm Nghi và khu vực bến Bạch Đằng nhìn từ trên cao.
Một góc chợ Cũ trên đường Hàm Nghi.
Đại lộ Lê Lợi.
Giới thượng lưu Sài Gòn giải trí tại vũ trường Maxim trên đường Tự Do (đường Đồng Khởi ngày nay).
Theo_Kiến Thức
Ukraine kéo pháo binh hùng hậu vào Donbass Việc Ukraine triển khai khí tài quân sự hạng nặng và binh sĩ tới miền Đông cảnh báo nguy cơ một cuộc tấn công lớn. Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng ngày 24/5 Eduard Basurin quân đội Ukraine đã triển khai khoảng 1.000 đơn vị pháo binh và hệ thống pháo phản lực...