Australia tranh cãi về án tử với ‘bồ câu vượt Thái Bình Dương’
Giới chức Australia dự kiến tiêu hủy chú bồ câu tên Joe vì cho rằng nó vượt biển đến từ Mỹ, nhưng nhiều chuyên gia phản đối.
Con bồ câu tên Joe được dư luận Australia chú ý sau khi truyền thông đưa tin nó bị xổng từ một cuộc đua chim bồ câu ở bang Alabama, Mỹ, rồi vượt qua hành trình 14.500 km xuyên Thái Bình Dương để tới thành phố Melbourne, Australia.
Kevin Chelli-Bird, một người dân ở Melbourne, đã phát hiện con chim này trong sân nhà mình vào ngày 26/12/2020. Thấy nó kiệt sức và yếu ớt, ông đã cho nó ăn một ít bánh quy.
Khi kiểm tra thẻ màu xanh gắn ở chân của con chim, Celli-Bird cho rằng nó có liên quan tới hiệp hội đua chim bồ câu của Mỹ và thuộc một chủ nhân ở Montgomery, bang Alabama.
Video đang HOT
Con chim bồ câu Joe gây tranh cãi được tìm thấy ở Melbourne. Ảnh: News Corp Australia.
Thẻ đeo cho thấy con chim từng tham gia một cuộc đua vào ngày 29/10 nên ông Celli-Bird tin rằng nó đã thoát khỏi trường đua và vượt Thái Bình Dương tới Australia. Ông quyết định đặt tên nó theo Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden.
Khi tin tức lan rộng, các quan chức kiểm dịch đã liên lạc với Celli-Bird hôm 14/1, cho rằng Joe là “mối nguy cơ an toàn sinh học”, đề nghị bắt giữ và tiêu hủy để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh đối với các loài chim và gia cầm bản địa.
“Nếu được đặt tên là Trump, nó có thể sẽ được miễn trừ ngoại giao”, Celli-Bird nói đùa với tờ Herald Sun.
Tuy nhiên, kế hoạch tiêu hủy con chim đã bị đình chỉ vào hôm nay khi các chuyên gia về chim bồ câu bày tỏ nghi ngờ về nguồn gốc của nó. Họ cho rằng thẻ đeo ở chân của Joe có thể là hàng nhái bán sẵn trên mạng và thường được những người nuôi bồ câu ở địa phương sử dụng. Joe dường như cũng không thuộc giống chim đua của Mỹ mà là một con chim bồ câu giống Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chúng không được lai tạo để bay đường dài, chúng được lai tạo để làm trò trên không trung. Vì vậy, chúng thực sự giống như một con chim biểu diễn”, Lars Scott thuộc tổ chức Cứu trợ Chim bồ cầu Melbourne, nói.
Quan điểm này được Hiệp hội Bồ câu đua của Mỹ ủng hộ và kêu gọi cứu Joe. Họ cho hay chủ nhân người Mỹ của con chim có tên trên thẻ đeo không sở hữu Joe.
Ông Kevin Celli-Bird, người phát hiện con chim bồ câu. Ảnh: News Corp Australia.
Cơ quan kiểm dịch động vật Australia đang tiếp tục điều tra nguồn gốc của con chim. Trước đó, Phó thủ tướng Australia Michael McCormack đã đưa ra thông điệp nghiêm khắc dành cho Joe.
“Nếu Joe đến đây theo cách không đáp ứng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt của chúng tôi thì xui xẻo thay, Joe sẽ phải bay về nhà hoặc đối mặt với hậu quả”, McCormack nói.
Australia chi 1 tỷ AUD xây dựng nhà máy vaccine lớn nhất Nam bán cầu
Chính phủ liên bang Australia hôm nay (16/11) thông báo sẽ chi 1 tỷ AUD (726,3 triệu USD) để xây dựng nhà máy sản xuất vaccine tiêm phòng cúm và thuốc kháng sinh theo thỏa thuận với công ty công nghệ sinh học CSL.
Theo thỏa thuận, công ty Seqirus - 1 công ty con của CSL sẽ chi 800 triệu AUD để xây dựng cơ sở sản xuất vaccine phòng cúm ở thành phố Melbourne. Trong khi đó, chính phủ liên bang sẽ đảm bảo mua vaccine của công ty này trong vòng 10 năm tới. Thỏa thuận mua bán giữa công ty Seqirus và chính phủ Australia sẽ bắt đầu khi nhà máy hoàn tất xây dựng và mở cửa vào năm 2026.
Phát biểu trên đài phát thanh Australia, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt cho biết, tiến trình đàm phán thỏa thuận mua bán vaccine vẫn diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, không ai nói trước được điều gì trong tương lai. Ông cũng khẳng định, Australia đặt mục tiêu phát triển khả năng sản xuất vaccine phòng cúm và thuốc kháng sinh với số lượng lớn cùng nhiều hợp đồng dài hạn. Nhà máy CSL mới sẽ là nhà sản xuất vaccine lớn nhất ở Nam bán cầu.
Hiện chính phủ Australiađã ký thỏa thuận với công ty công nghệ sinh học CSL cung cấp 2 loại vaccine Covid-19 tiềm năng đang được thử nghiệm bởi công ty dược phẩm AstraZeneca của Anh và Đại học Queensland của nước này. Thỏa thuận mua vaccine hiện nay giữa chính phủ Australia và công ty CSL dự kiến sẽ hết hạn vào năm 2025./.
Australia tái phong tỏa gần 5 triệu dân Australia tái áp đặt các biện pháp phong tỏa tại thành phố Melbourne với 4,9 triệu dân khi ca nhiễm nCoV tăng nhanh những ngày qua. Từ nửa đêm 8/7, người dân ở Melbourne, thành phố lớn thứ hai của Australia, sẽ được yêu cầu ở nhà, chỉ được ra ngoài để làm việc, học tập, mua thực phẩm hoặc khám bệnh. Nhà...