Australia tính chặn Trung Quốc hiện diện quân sự tại Thái Bình Dương
Australia cho biết họ sẽ thương lượng ký hiệp ước an ninh với Vanuatu trong bối cảnh Canberra cho rằng Trung Quốc đang có tham vọng xây dựng căn cứ quân sự trên quốc đảo Nam Thái Bình Dương này.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull (Ảnh: AFP)
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Vanuatu Charlot Salwai Tabimasmas tới nghị viện Australia ngày 25/6, Thủ tướng Malcolm Turnbull thông báo rằng Canberra sẽ thương lượng kí kết hiệp ước an ninh với quốc đảo nam Thái Bình Dương.
Thông báo trên của ông Turnbull được đưa ra trong bối cảnh vài tuần trước đó chính trị gia này cảnh báo Trung Quốc đang có tham vọng xây căn cứ quân sự trên Vanuatu.
“Chúng tôi đã đồng ý sẽ bắt đầu việc đàm phán về một hiệp định an ninh song phương về những lợi ích an ninh chung, như cứu hộ nhân đạo, ứng phó thiên tai, giám sát hàng hải, an ninh biên giới, hợp tác giữa các lực lượng quốc phòng và cảnh sát 2 nước”, ông Turnbull phát biểu.
Ông Turnbull cho biết ông và ông Salwai đã cam kết cùng phát triển một mối quan hệ đối tác kinh tế và an ninh sâu rộng và lâu dài. Một phát ngôn viên của chính phủ Vanuatu chưa có bình luận khi được hãng tin AP hỏi về tuyên bố trên của ông Turnbull.
Chuyên gia Jonathan Pryke của viện nghiên cứu Lowy (Australia) cho biết thông điệp mà Australia dường như muốn nhắn gửi tới Vanuatu rằng Canberra coi mối quan hệ với Vanuatu là những người bạn, hơn là mối quan hệ người cho vay-người vay nợ truyền thống.
Video đang HOT
Hiện thời, Australia đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Trung Quốc nhằm tăng cường sự hiện tại các quốc gia Nam Thái Bình Dương, trong bối cảnh có những cáo buộc rằng Bắc Kinh sử dụng các khoản cho vay để gia tăng sức ảnh hưởng tại các quốc gia nghèo hơn.
Hồi tháng 5, Trung Quốc và Vanuatu bác bỏ thông tin rằng Trung Quốc đang tiếp cận hòn đảo từng là thuộc địa cũ của của Anh-Pháp, để xây dựng căn cứ quân sự trên khu vực nam Thái Bình Dương, nhằm hiện diện lâu dài tại khu vực này.
Vào thời điểm đó ông Turnbull cho rằng Australia “quan ngại sâu sắc về việc một quốc gia nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự tại các quốc đảo Thái Bình Dương, láng giềng với Australia”.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho hay Wellington sẽ “mạnh mẽ chống lại việc quân sự hóa Thái Bình Dương”.
Tuần trước, Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng Vanuatu Jotham Napat cho biết trong chuyến thăm Australia lần này, ông Salwai sẽ đề xuất Canberra đầu tư xây dựng tuyến cáp viễn thông kết nối giữa Sydney và Vanuatu.
Đề xuất trên được công bố trong bối cảnh chính phủ Australia hồi tuần trước cho biết họ sẽ chi 101 triệu USD nhằm xây dựng hệ thống cáp ngầm dưới đại dương kết nối với các quốc đảo Papua New Guinea và Solomon.
Australia đã can thiệp vào dự án này sau khi chính phủ Solomon kí hợp đồng với công ty viễn thông Trung Quốc Huawei vào năm 2017 nhằm xây tuyến cáp trên tới Sydney. Sau tuyên bố của Australia, Solomon đã hủy dự án với công ty Trung Quốc.
Huawei đã từng bị các quan chức tình báo Mỹ liệt vào danh sách những mối đe dọa tới nền an ninh quốc gia. Australia cũng đã ngăn không cho Huawei cung cấp thiết bị băng thông rộng cho mạng lưới quốc gia của nước này do các lo ngại về an toàn.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Bà Hillary Clinton cảnh báo Australia về sự can thiệp của Trung Quốc
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cảnh báo Australia cần thận trọng với Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh gần đây bị cáo buộc can thiệp vào tình hình chính trị nội bộ của Canberra.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (Ảnh: EPA)
Ngày 14/5, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên tiếng cảnh báo Australia và các nền dân chủ trên thế giới về chiến lược can thiệp vào nền chính trị nội bộ được cho là do Trung Quốc và Nga thực hiện.
Cựu ứng viên tổng thống năm 2016 tiếp tục nhắc lại cáo buộc rằng Nga can thiệp bầu cử Mỹ, cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến cho bà thất bại cho cuộc đua với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bà cũng cho rằng Trung Quốc dường như đang dùng các khoản tài trợ nhằm gây ảnh hưởng tới chính sách của Australia.
"Chúng ta cần chắc chắn rằng những quyết định được đưa ra bởi chính phủ không bị tác động bởi các thế lực bên ngoài", bà Clinton nhấn mạnh.
Căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc đã gia tăng gần đây khi Canberra cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào nền chính trị nước này, cũng như sử dụng các khoản tài trợ cho các đảng phái làm công cụ để tiếp cận tình hình nội bộ quốc gia.
Ngoài ra, Canberra và các quốc gia trong khu vực cũng lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đường như có tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng tại Thái Bình Dương, động thái có thể làm đảo lộn sự cân bằng chiến lược trong khu vực.
Bà Clinton cho rằng dù Australia và các nền dân chủ hợp tác với Trung Quốc nhưng họ nên cảnh giác với mối đe dọa đến từ sự can thiệp nội bộ từ Bắc Kinh.
Tháng 12/2017, lo ngại về tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Australia tuyên bố sẽ ban hành lệnh cấm các đảng phái tiếp nhận các khoản tài trợ từ nước ngoài trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự can thiệp của bên ngoài vào nền chính trị của Australia.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cảnh báo những nỗ lực "ngày càng tinh vi và chưa từng có tiền lệ" của các thế lực bên ngoài nhằm "gây ảnh hưởng tới tiến trình chính trị" tại Australia cũng như các nước khác trên thế giới. Ông Turnbull cũng trích dẫn "những báo cáo đáng lo ngại về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc" đối với Australia vào thời điểm hiện tại.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Biển Đông có trong Chiến lược "Ấn Độ-Thái Bình Dương? Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương hứa hẹn tạo ra sự cân bằng tại Châu Á song chưa thể biết Biển Đông có nằm trong chiến lược này hay không? Phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sỹ Euan Graham, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế, Viện nghiên cứu Lowy, Australia. Vành đai ảnh hưởng của chiến lược Ấn Độ-Thái...