Australia tìm giải pháp ứng phó khủng hoảng năng lượng
Ngày 15/6, Cơ quan Quản lý thị trường năng lượng Australia (AEMO) thông báo đóng cửa một số thị trường điện giao ngay ở trong nước để kịp thời ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng lan rộng.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các thị trường điện giao ngay thuộc bang New South Wales (NSW), Victoria, Queensland, Nam Australia và Tasmania sẽ đóng cửa kể từ 14h ngày 15/6 (giờ địa phương).
Đây là một bước đi chưa từng có tiền lệ của AEMO, cho phép cơ quan này tiếp quản Thị trường Điện quốc gia (NEM), qua đó có quyền thiết lập giá bán buôn điện ở tất cả các khu vực mà NEM hoạt động cũng như kiểm soát tất cả các nhà máy phát điện để đảm bảo duy trì cung cấp điện năng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Ngoài ra, AEMO sẽ được quyền sử dụng các trạm phát điện để đáp ứng nhu cầu điện năng. Toàn bộ hệ thống nhà máy sản xuất và phân phối điện phải đảm bảo sẵn sàng công suất, hoạt động theo chỉ đạo của AEMO.
Về giá điện, AEMO cũng sẽ được quyền ấn định giá thanh toán cho mỗi khu vực với các mức giá khác nhau, nhưng không vượt quá mức giá được kiểm soát chung là 300 AUD/MWh được AEMO áp dụng từ ngày 14/6.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành AEMO Daniel Westerman cho biết cơ quan này không có lựa chọn nào khác ngoài việc tạm dừng thị trường điện giao ngay, để đảm bảo cung cấp điện an toàn và đáng tin cậy, trong bối cảnh nhiều nhà cung cấp điện không muốn bán điện vì giá trần quy định bị cho là thấp hơn so với chi phí vận hành và sản xuất.
Trước đó, ngày 14/6, AEOM đã phải chỉ đạo các nhà máy sản xuất và phân phối điện cung cấp 5 GW vào lưới điện thông qua các biện pháp can thiệp trực tiếp và tình hình vẫn đang hết sức phức tạp.
Ông Westerman tiết lộ AEMO dự kiến đặt lịch định giá bán được xác định trước cho từng khu vực của NEM. Các nhà máy phát điện đã cung cấp thêm nguồn năng lượng vào lưới điện sẽ nhận được tiền bồi thường sau khi AEMO thu lại tiền điện từ các nhà bán lẻ. Các nhà máy phát điện đủ điều kiện tham gia đấu thầu trên thị trường trong thời gian tạm dừng giá cũng sẽ nhận được tiền bồi thường dựa trên cơ chế do AEMO xây dựng.
Bộ trưởng Năng lượng Chris Bowen tuyên bố sẽ ủng hộ bất kỳ quyết định nào của AEMO để giữ ổn định nguồn cung cấp điện trong nước.
Những rắc rối liên quan tới hoạt động cung cấp điện của Australia bắt nguồn từ việc chi phí sản xuất điện tăng vọt, do cuộc xung đột ở Ukraine thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu khí đốt của nước này, cộng với thời tiết bất ngờ chuyển lạnh vào mùa Đông đẩy nhu cầu nội địa gia tăng. Trong khi chi phí sản xuất tăng cao, các nhà cung cấp điện của Australia lại phải chịu mức áp giá trần bán điện, mà theo họ là không đủ bù chi phí. Nhiều nhà máy phát điện đã lựa chọn hạn chế nguồn cung ra thị trường để đáp ứng với giới hạn giá bán buôn được quản lý.
Cũng trong ngày 14/6, chính quyền bang NSW và Queensland đã phải phát cảnh báo về tình trạng mất điện có thể xảy ra trong vài ngày tới, khi nguồn cung bị hạn chế và nhu cầu tiếp tục tăng cao.
Người dân một số nước EU tìm đến củi giữa cơn khủng hoảng nhiên liệu
Người dân Latvia đang đổ xô đi xin giấy phép nhặt củi rừng trong bối cảnh quốc gia châu Âu này chật vật với cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi cấm nguồn cung Nga.
Người dân Latvia được phép nhặt cành cây thừa từ hoạt động đốn gỗ về sử dụng. Ảnh: Getty Images
Theo kênh truyền hình RT, trong một thông báo ngày 13/6 của công ty cổ phần "Rừng Nhà nước Latvia" - cơ quan cấp phép cho người dân đi nhặt cành cây thừa từ hoạt động đốn cây, đơn xin đã tăng gấp 5 lần trong tháng qua.
Tuy nhiên, một đại diện của công ty - ông Edmunds Linde - đã cảnh báo rằng trong tương lai gần, lượng gỗ dư thừa từ hoạt động chặt cây mà người dân có thể sử dụng cũng có nguy cơ giảm.
"Xét điều kiện thị trường đối với gỗ dùng để sản xuất năng lượng, số lượng gỗ dư thừa ở một số khu vực trong rừng sẽ giảm đi", đại diện Linde nói với đài Latvian Radio News Service.
Trước đó, công ty năng lượng Latvia Latvijas Gaze cảnh báo chi phí khí đốt cho các gia đình ở Latvia dự kiến tăng gần 90%, sau khi nước này công bố kế hoạch tăng thuế khí đốt tự nhiên từ 65,6% đến 89,9%, tùy thuộc vào mức tiêu thụ của mỗi hộ.
Theo công ty, hóa đơn khí đốt cho các gia đình có mức tiêu thụ hàng năm lên đến 250m3 sẽ tăng 65,6%, từ 1,1 euro/m3 lên 1,8 euro/m3. Trong khi đó, đối với khách hàng tiêu thụ đến 500m3, thuế khí đốt sẽ tăng 74,7%.
Nhiều người dân Latvia hiện tìm cách chuyển sang hệ thống sưởi và nấu ăn bằng củi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt củi tạm thời trên thị trường Latvia.
Đầu tháng 4, người đứng đầu nhà điều hành kho chứa khí đốt tự nhiên của Latvia thông tin các nước Baltic bao gồm Latvia, Estonia và Lithuania không còn nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga nữa. Thay vào đó, thị trường Baltic sẽ được phục vụ bằng trữ lượng khí đốt được lưu trữ dưới lòng đất ở Latvia.
Ngoài Latvia, một quốc gia châu Âu khác là Ba Lan trước đó cũng tạo điều kiện giúp người dân lấy củi dễ dàng hơn trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao và thiếu nguồn than. Thứ trưởng Bộ Khí hậu và Năng lượng Ba Lan Edward Siarka cho biết người dân có thể vào rừng lấy cành cây làm nhiên liệu nếu được các đơn vị lâm nghiệp địa phương cho phép.
OPEC chịu thêm sức ép khi sản lượng khai thác của khối sụt giảm Sản lượng dầu thô khai thác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sụt giảm trong tháng 5, tạo thêm sức ép với OPEC sau khi liên minh này đưa ra cam kết về ổn định thị trường bằng biện pháp tăng nguồn cung. Cơ sở lọc dầu Aramco của Saudi Arabia ở khu vực al-Khurj, phía Nam thủ đô...