Australia thúc đẩy hợp tác quốc phòng với các nước trong khu vực
Bộ trưởng Quốc phòng Australia vừa kết thúc chuyến công du một số quốc gia châu Á nhằm thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ứng phó với dịch Covid-19 và duy trì an ninh hàng hải trong khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương.
Đây là chuyến thăm châu Á đầu tiên kể từ khi Australia công bố bản Cập nhật chiến lược Quốc phòng 2020 vào tháng 7 vừa qua, trong đó khẳng định ưu tiên đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước thuộc khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi. Ảnh: Kyodo.
Không chỉ bằng lời nói, Australia đang ngày càng có nhiều hành động khẳng định Ấn Độ-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng mang tính chiến lược đối với nước này khi Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds vừa đến thăm Nhật Bản, Singapore, Brunei và Philippines trong lúc dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra tại khu vực. Trong các chuyến thăm này, ngoài các nội dung hợp tác song phương với từng nước, có 2 chủ đề là ứng phó với dịch Covid-19 và việc duy trì an ninh hàng hải được Bộ trưởng Linda Reynolds và những người đồng cấp nhấn mạnh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại khu vực và thế giới, việc Bộ trưởng Linda Reynolss sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của quân đội nước này trong việc ứng phó với dịch Covid-19 là cách thức hữu hiệu để gắn kết Australia – quốc gia đang thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19, với các nước trong khu vực. Với Philippines, quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, Bộ trưởng Linda Reynolds không bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự thiện chí khi cam kết cung cấp cho nước này các thiết bị y tế và thiết bị bảo vệ cá nhân trị giá 2 triệu AUD và 1 triệu AUD khác để hỗ trợ Philippines tăng cường năng lực phòng tránh các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Victoriano Luna ở thủ đô Manila.
Video đang HOT
Ngoài chủ đề nóng là dịch Covid-19, an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đề tài đang thu hút sự quan tâm của khu vực, cũng được Bộ trưởng Linda Reynolds thảo luận trong các cuộc gặp. Ủng hộ cách hành xử dựa trên luật pháp quốc tế, đảm bảo quyền tự do của các quốc gia được cộng đồng quốc tế công nhận, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds tìm được tiếng nói chung với các nhà lãnh đạo trong khu vực về vấn đề này. Trong khi Bộ trưởng Reynolds cùng chia sẻ với người đồng cấp Brunei về mối quan tâm chung về một khu vực an ninh, ổn định và rộng mở ở Ấn Độ-Thái Bình Dương thì với Philipines, mối quan tâm chung của hai nước được cụ thể hóa và tập trung vào việc duy trì an ninh hàng hải trong khu vực bao gồm cả Biển Đông cũng như sự ủng hộ đối với quyền của tất cả các quốc gia thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với Công ước của LHQ về luật biển.
Tại Nhật Bản, Bộ trưởng Linda Reynolds và người đồng cấp nước chủ nhà đã thể hiện sự tăng cường phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương gây bất ổn hoặc ép buộc nào làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ở Biển Hoa Đông. Hai bên còn bày tỏ ý định tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc đảm bảo môi trường an ninh ở khu vực này. Bộ trưởng Quốc phòng Australia và Nhật Bản cũng củng cố phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương và cưỡng chế nhằm làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định mối quan tâm đặc biệt đối với các sự cố gần đây, bao gồm việc tiếp tục quân sự hóa các địa điểm đang tranh chấp, sử dụng tàu tuần duyên và “lực lượng dân quân hàng hải” một cách nguy hiểm hoặc cưỡng chế và cả các nỗ lực phá hoại các hoạt động khai thác tài nguyên của các nước khác. Bộ trưởng Quốc phòng Australia và Nhật Bản cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp theo các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Ba trong số bốn điểm đến trong chuyến đi này đều là thành viên ASEAN cho thấy sự đánh giá cao của Australia trong việc thúc đẩy quan hệ không chỉ với ASEAN mà với cả từng quốc gia thành viên. Vì lẽ này, chủ đề về sự phối hợp giữa Australia với từng quốc gia trong khuôn khổ ASEAN là một nội dung không thể thiếu. Trong cuộc họp với người đồng cấp Singpaore, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds tái khẳng định quan điểm của Australia trong việc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong việc điều phối đối thoại khu vực, hợp tác và đảm bảo ổn định. Với Brunei, quốc gia sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2021, Bộ trưởng Linda Reynolds bày tỏ mong muốn hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ trong việc đồng chủ tịch Diễn đàn khu vực của các quan chức quốc phòng năm 2020 cũng như cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng về Quân y.
Ngoài việc đề cập các nội dung đang được khu vực quan tâm, các điểm đến trong chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds cũng thể hiện rõ nỗ lực xích lại gần các nước trong khu vực của nước này. Ngoài hai nước là Nhật Bản và Singapore đều là đối tác chiến lược, hai điểm dừng chân còn lại trong chuyến công du này là Brunei và Philippines. Đây vốn là hai quốc gia có quan hệ hợp tác quốc phòng lâu năm nhưng những mối quan hệ này lại chưa thực sự có nhiều chuyển biến thời gian gần đây. Vì vậy, chuyến thăm này trở thành cơ hội để Australia tái khởi động nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Australia với Brunei và Philippines.
Nội dung thảo luận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds với người đồng cấp Nhật Bản về các thách thức chiến lược đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng như sự phối hợp của hai nước trong hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á và quốc đảo Thái Bình Dương cũng là minh chứng cho thấy Australia đang nỗ lực phối hợp với đối tác tin cậy nhằm triển khai tầm nhìn khu vực.
Bản Cập nhật chiến lược Quốc phòng 2020 mà Australia công bố hồi tháng 7/2020 xác định, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là môi trường chiến lược, “là khu vực định hình tương lai” của Australia. Vì lẽ này, việc tăng cường hợp tác với các nước khu vực bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng là điều tất yếu để đẩy mạnh hoạt động hợp tác nhằm gia tăng sự tin cậy. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds khẳng định “việc tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực sẽ giúp Australia tập trung vào sự phối hợp với các nước nhằm định hình khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ổn định, an ninh, có chủ quyền và là nơi mà các quy tắc cũng như chuẩn mực quốc tế được tôn trọng”./.
Quan chức quốc phòng Mỹ - Nhật lo ngại Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nhật bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc tiến hành "các hoạt động bành trướng" trên biển.
"Trong buổi thảo luận, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật đối với nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật cho biết trong một tuyên bố, đề cập đến cuộc gặp hôm 8/10 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi và Trung tướng Kevin Schneider, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nhật.
"Hai lãnh đạo tái khẳng định cam kết hợp tác song phương, nhằm giải quyết các mối đe dọa an ninh chung", tuyên bố có đoạn.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi (trái) và Trung tướng Kevin Schneider tại căn cứ Yokota, Nhật, hôm 8/10. Ảnh: Sankei.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Kishi tại căn cứ không quân Yokota, phía tây thủ đô Tokyo, kể từ khi nhậm chức tháng trước. Trước đó vài ngày, ngoại trưởng Nhật, Mỹ, Australia và Ấn Độ, hay còn gọi là nhóm "Bộ Tứ", cũng họp ở Tokyo để bàn sáng kiến "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở", với mục đích đối phó Trung Quốc.
Các động thái diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, căng thẳng về một loạt vấn đề, trong đó có Biển Đông. Hồi tháng 7, Washington ra tuyên bố bác hầu hết yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông, đồng thời tăng cường hoạt động tự do hàng hải tại vùng biển xung quanh nước này, sau một loạt hành vi gây hấn của Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Bắc Kinh với Tokyo cũng đang lạnh nhạt vì tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku. Tình hình gần đây vẫn nghiêm trọng khi Tokyo coi hoạt động quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh là một mối "đe dọa an ninh".
Nhật Bản là nơi tập trung lực lượng lớn nhất của Mỹ ở châu Á, gồm một nhóm tác chiến tàu sân bay, một nhóm viễn chinh đổ bộ và nhiều phi đội tiêm kích. Ngoài bảo vệ đồng minh Nhật Bản, các lực lượng này còn có nhiệm vụ ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.
Mỹ - Nhật quan ngại về hoạt động hàng hải mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông Quan chức Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản bày tỏ quan ngại về hành vi hàng hải ngày càng mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Hôm 8/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã có cuộc gặp với Tư lệnh Các lực lượng Mỹ ở Nhật Bản Kevin Schneider. Tại cuộc gặp, hai bên đã...