Australia thông qua luật về xin tị nạn
Dự luật này đã được Hạ viện Australia thông qua ngày 15/8.
Sau những tranh cãi gay gắt, tối 16/8, Thượng viện Australia đã thông qua Dự luật cho phép chính phủ sử dụng các cơ sở ở nước ngoài để xét duyệt tị nạn.
Trong 7 tháng đầu năm nay đã có 6.557 người tị nạn đến Australia bằng đường biển, vượt số lượng của cả năm 2011 (ảnh: ABC)
Với luật mới, Australia sẽ mở lại các trung tâm xét duyệt tị nạn tại Nauru và Papua New Guinea. Các trung tâm này sẽ hoạt động trong vòng 1 tháng tới. Theo chính sách di trú mới của chính quyền Thủ tướng Julia Gillard, những người xin tị nạn vào Australia sẽ phải trải qua một thời gian dài chờ đợi trong các trung tâm xét duyệt trước khi được phép nhập cảnh vào nước này. Quy định này nhằm ngăn chặn nạn buôn người và tăng cường bảo vệ biên giới trước “làn sóng” người xin tị nạn tới Australia bằng đường biển.
Bộ Di trú Australia cho biết, trong 7 tháng đầu năm nay đã có 6.557 người tị nạn đến Australia bằng đường biển, vượt số lượng của cả năm 2011./.
Video đang HOT
Theo VOV
Thượng viện Philippines "truy" Ngoại trưởng: Có vay tiền TQ nữa không?
Loren Legarda "truy" tiếp, liệu Philippines có ý định trả Trung Quốc khoản vay 200 triệu USD đầu tư cho các dự án xây dựng đường sắt miền bắc đã bị thất bại hay không
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã do dự trước yêu cầu công khai thảo luận về mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc trong phiên điều trần hôm 14/8 trước Thượng viện nước này.
Đây là phiên điều trần về ngần sách 11,7 tỷ USD dự kiến dành cho Bộ Ngoại giao (DFA) trong năm tới nhưng nhiều Thượng nghị sỹ lại quan tâm, truy vấn về quan hệ Philippines - Trung Quốc bởi có những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trở nên nghiêm trọng.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario
Đánh giá trên được Thượng nghị sĩ Philippines Manuel Villar đưa ra sau cuộc họp. Trong đó Ngoại trưởng Del Rosario đã lảng tránh trả lời cho câu hỏi của ông về việc liệu tranh chấp lãnh hải giữa Manila và Bắc Kinh có ảnh hưởng gì tới các lĩnh vực khác như hợp tác kinh tế song phương hay không.
Ông Villar đặt câu hỏi này vì Trung Quốc đã áp đặt một loạt động thái xử phạt và đe dọa về kinh tế với Philippines kể từ khi bùng phát căng thẳng trong việc tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough hồi tháng 4 vừa qua.
Thượng nghị sĩ Villar cho rằng, Nội các Philippines cần phải đảm bảo rằng các động thái gần đây của Trung Quốc như cấm nhập khẩu chuối từ Philippines và hoãn các chuyến du lịch tới nước này không phải là một phần của những biện pháp Bắc Kinh chống lại Manila.
Ông Villar cũng cho biết trong phiên điều trần, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Franklin Drilon "truy" ông Ngoại trưởng, sau những gì đã xảy ra liệu Philippines "có tiếp tục nhận hoặc vay tiền của Trung Quốc hay không?"
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Philippines Loren Legarda
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Philippines Loren Legarda "truy" tiếp, liệu Philippines có ý định trả Trung Quốc khoản vay 200 triệu USD đầu tư cho các dự án xây dựng đường sắt miền bắc đã bị thất bại hay không.
Ngoại trưởng Del Rosario đã "lái" câu trả lời chuyển hướng sang "các vấn đề tranh cãi liên quan tới Biển Đông và sự cần thiết của việc đàm phán song phương". Ông tỏ ra hứng thú với chủ đề này và diễn thuyết sôi nổi hơn.
"Chúng tôi xem Trung Quốc như một người bạn, như một người hàng xóm, một đối tác. Chúng tôi chào đón sự hiện diện của họ như một quốc gia thịnh vượng với nền kinh tế mạnh mẽ, quân đội mạnh mẽ nhưng đồng thời chúng tôi cũng phải xem xét tới sự nổi lên của Trung Quốc với hy vọng rằng sự họ xuất hiện với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm" - Ngoại trưởng Del Rosario nói.
Ông Del Rosario giải thích, DFA vẫn duy trì cách tiếp cận "3 con đường" trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông đó là chính trị, pháp lý và ngoại giao. Chiến lược này dựa trên luật quốc tế và phù hợp với luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, đồng thời nhấn mạnh cách tiếp cận đa phương để giải quyết bất đồng.
Thượng nghị sĩ Manuel Villar
Theo ông Del Rosario, trong cách tiếp cận về về mặt chính trị, Philippines sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp Quốc. Về cách tiếp cận pháp lý, Manila sẽ tìm kiếm các cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. Còn cách tiếp cận thứ 3, bằng con đường ngoại giao, Philippines sẽ tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc.Ngoại trưởng Del Rosario cho rằng người dân Philippines nên có lập trường thống nhất về vấn đề này và nên có niềm tin vào chính phủ.
Thượng nghị sĩ Villar sau đó nói với các phóng viên ông muốn DFA đưa ra tuyên bố dứt khoát. Ông nói: "Cho dù Trung Quốc đã ngừng các hoạt động leo thang của họ đối với những bất đồng lãnh thổ với Philippines, nhưng vẫn còn có những trừng phạt kinh tế? Họ vẫn gửi lính tới vùng biển tranh chấp? Đây là những vấn đề đòi hỏi câu trả lời. Tôi muốn nghe cho dù Trung Quốc đã chỉ ra rằng đây là tạm thời hoặc họ sẽ lặp đi lặp lại".
Theo GDVN
Mỹ đang đẩy Syria vào chiến tranh Tuần trước, Hạ viện Mỹ đã thông thông qua việc áp dụng trừng phạt đối với Iran và Syria. Nghị sỹ đảng Cộng hoà của Mỹ Ron Paul Nghị sỹ đảng Cộng hoà của Mỹ Ron Paul vừa cảnh báo, Mỹ đang đẩy Syria vào một cuộc chiến tranh bằng cách can thiệp vào nước này. Theo ông Ron Paul, điều này sẽ...