Australia thiếu hóa chất xét nghiệm nCoV
Hiệp hội Y khoa Australia (AMA) báo động về tình trạng thiếu một loại hóa chất phổ biến rất quan trọng trong xét nghiệm nCoV.
Nguồn cung thiếu hụt vì nhu cầu rất lớn và tăng nhanh từ các cơ sở xét nghiệm Covid-19 trên toàn quốc.
Hóa chất được sử dụng để tách axit nucleic từ mẫu phết niêm mạc của bệnh nhân nghi nhiễm, bước quan trọng trong việc xác nhận sự hiện diện của virus. Hóa chất này không chỉ được dùng trong xét nghiệm nCoV mà còn với các loại bệnh lý khác, bao gồm các chủng virus cúm, AMA cho hay.
Australia hiện có “số lượng dự trữ không đồng đều” loại hóa chất này trên khắp các bang và vùng lãnh thổ, theo tiến sĩ Chris Moy, chủ tịch AMA tại Nam Australia.
Điều đó dẫn tới việc một số khu vực đối mặt với các vấn đề nguồn cung trong khi số khác vẫn dự trù tốt, ông nói. Bang Nam Australia được ca ngợi bởi chính quyền đã dành cả thập kỷ để dự trữ nguồn cung hóa chất đầy đủ, điều mà tiến sĩ Moy nhận xét là một nhiệm vụ phức tạp và khó khăn.
Bộ xét nghiệm Covid-19 của Australia. Ảnh: Reuters
Tiến sĩ Moy cho rằng rất cần thiết thành lập một cơ quan kiểm soát dịch bệnh phối hợp trên toàn quốc, tương tự như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Mỹ.
“Điều này một lần nữa cho thấy đối phó với Covid-19 là vấn đề cấp nhà nước. Khống chế đại dịch là câu chuyện thực tiễn thay vì lý thuyết. Đó là lý do tại sao AMA kêu gọi thành lập một trung tâm kiểm soát dịch bệnh để điều phối công tác phòng chống dịch”, ông nói.
Cựu thư ký Bộ Y tế Australia kiêm giám đốc chương trình y tế của Viện Grattan, ông Stephen Duckett, cho biết các quan chức Australia đã biết đến việc thiếu nguồn cung từ vài tuần nay.
Video đang HOT
“Hiện tại, chúng tôi chỉ có thể xét nghiệm những người có triệu chứng rất rõ ràng”.
Cục trưởng Y tế bang New South Wales, Brad Hazzard, cho biết hôm 16/3 rằng bang của ông có đầy đủ khả năng xét nghiệm. Tuy nhiên ông cho rằng không phải mọi người cứ muốn là xét nghiệm.
“Lý do tôi có yêu cầu như vậy là vì các trung tâm y tế đều có năng suất hạn chế,” ông nói. “Mặc dù bang New South Wales có đủ khả năng xét nghiệm nhưng vẫn có giới hạn”.
“Chúng tôi phải đảm bảo những người thực sự cần đều có thể làm xét nghiệm”.
Linh Phan (Theo Guardian)
Theo vnexpress.net
Những đại dịch khiến Trung Quốc bị ví như 'lò ấp cúm'
Ngành nông nghiệp Trung Quốc, nơi gia cầm và lợn thường được nuôi gần nhau, từ lâu bị coi là nguyên nhân chính tạo ra những chủng virus cúm mới.
Nhiều dịch cúm nghiêm trọng trong lịch sử có nguồn gốc từ Trung Quốc, như cúm châu Á năm 1957 hay cúm Hong Kong năm 1968. Ngành chăn nuôi tại các nước phát triển thường không để lại hậu quả như vậy, bởi việc sản xuất hàng loạt tại một khu vực nhất định tập trung vào một loại thịt duy nhất.
Thêm vào đó, thịt sau khi giết mổ thường được đông lạnh, trải qua một chuỗi biện pháp vệ sinh trung gian trước khi tới tay khách hàng. Điều này giúp hạn chế khả năng lây nhiễm chéo giữa các loài, đồng thời tạo điều kiện kiểm soát chất lượng sản phẩm và giám sát hệ thống.
Sau sự bùng phát đại dịch SARS gần hai thập kỷ trước và dịch viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV) gần đây, mối nghi ngờ tiếp tục lan sang các khu chợ tươi sống tại đô thị ở Trung Quốc, nơi người dân ngày càng có xu hướng thích thử những món làm từ động vật hoang dã chế biến tại chỗ.
Một y tá bên ngoài phòng khám SARS ở ngoại ô Toronto, Canada hồi tháng 4/2003. Ảnh: Reuters.
Dịch viêm phổi cấp khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc dường như lặp lại "cơn ác mộng" SARS, hay còn gọi là Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng, xuất hiện lần đầu vào tháng 11/2002 ở phía nam tỉnh Quảng Đông. Bệnh này cũng do một chủng virus corona gây ra, được cho là có nguồn gốc từ loài dơi, sau đó lây sang người thông qua những con cầy hương bán tại các chợ động vật hoang dã.
SARS dễ dàng lây lan, với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể và thường diễn tiến thành viêm phổi, với tỷ lệ tử vong 10%. Nó làm dấy lên cơn hoảng loạn tại châu Á từ đầu năm 2003, chủ yếu tại Singapore và Trung Quốc, đặc biệt là đặc khu Hong Kong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/3/2003 ra cảnh báo sức khỏe trên toàn cầu.
Dịch SARS xuất hiện tại 37 quốc gia, với khoảng 8.000 ca nhiễm và 774 người thiệt mạng. 80% nạn nhân ở Trung Quốc, chỉ riêng Hong Kong ghi nhận 300 trường hợp tử vong. Dịch bệnh được kiểm soát vào năm 2003 và không có ca nhiễm nào được báo cáo kể từ năm 2004.
Từ sau dịch SARS, chính phủ Trung Quốc đã tái xây dựng hệ thống kiểm soát bệnh truyền nhiễm, củng cố mạng lưới chia sẻ thông tin cả trong và ngoài nước, đồng thời thiết lập một hệ thống báo cáo trực tuyến theo thời gian thực trên toàn quốc, sử dụng trong các trường hợp y tế công cộng khẩn cấp và xuất hiện bệnh truyền nhiễm. Trớ trêu thay, chính hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt này bị coi là nguyên nhân cho sự chậm trễ trong việc xác nhận các ca nhiễm nCoV mới.
Trước SARS, Trung Quốc từng gặp rắc rối với dịch cúm gia cầm H5N1 hồi năm 1997 khiến 18 người nhiễm virus, trong đó có 6 người chết tại Hong Kong, ngay sau khi đặc khu được Anh trao trả về đại lục. Trung Quốc đại lục bị nghi ngờ là nơi khởi phát dịch bệnh bởi 80% gia cầm tại Hong Kong nhập từ đây.
Giới chức Hong Kong ra lệnh tiêu hủy 1,5 triệu gia cầm, bao gồm gà, vịt, bồ câu, nhằm ngăn virus lây lan. Chủng virus này đặc biệt nguy hiểm với gia cầm nuôi và hầu hết trường hợp mắc bệnh ở người đều tiếp xúc trực tiếp với con vật nhiễm bệnh. Triệu chứng bao gồm những trạng thái giống như viêm phổi và suy đa tạng, với tỷ lệ tử vong gần 60%, theo WHO.
Cúm gia cầm không được coi là một bệnh dịch ở người, bởi việc lây nhiễm virus H5N1 giữa người với người vô cùng hạn chế, bất chấp những lo ngại rằng nó sẽ phát triển thành một dạng dễ lây truyền. Dù vậy, loại virus này vẫn trở thành mối đe dọa nguy hiểm khi xuất hiện trở lại vào năm 2003 ở Đông Nam Á, lan ra 15 quốc gia, khiến 282 người thiệt mạng trong 468 ca bệnh, theo số liệu của WHO.
Cũng xuất phát từ một chủng virus thuộc nhóm virus cúm A như H5N1, với tên gọi H3N2, dịch cúm Hong Kong bắt đầu lây lan trong thành phố từ tháng 7/1968, khiến 500.000 người mắc bệnh, chiếm 15% dân số tại đây. Dịch bệnh sau đó bao trùm toàn bộ châu Á và lan sang tận Mỹ, châu Âu, Australia và châu Phi chỉ trong vài tuần.
Được coi là đại dịch đầu tiên thời hiện đại, một trong những động lực thúc đẩy sự lây lan nhanh chóng của cúm Hong Kong là sự phát triển của ngành hàng không quốc tế. WHO phải huy động và điều phối nỗ lực hỗ trợ toàn cầu trên quy mô lớn để chóng lại đại dịch này.
Bệnh nhân lấp kín khu chờ của một phòng khám ở Hong Kong vào tháng 7/1968. Ảnh: SCMP.
Đại dịch cúm Hong Kong ước tính đã cướp đi sinh mạng của một triệu người, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Mặc dù tỷ lệ tử vong thấp hơn cúm Tây Ban Nha (1919-1920), đại dịch khiến 500 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh và 50-100 triệu người tử vong, cúm Hong Kong lây nhiễm rất nhanh. Các triệu chứng kéo dài từ 4 đến 5 ngày, trong một số trường hợp lên đến hai tuần.
Tháng 11/1968, các nhà khoa học phát triển thành công loại vaccine giúp phòng bệnh hiệu quả. Trong một báo cáo năm 1969, WHO đánh giá sự hợp tác của Hong Kong đã giúp quá trình nghiên cứu diễn ra "nhanh nhất có thể".
Tháng 1/1970, tờ New York Times cho biết "các nhà khoa học nghi ngờ ít nhất ba đại dịch cúm gần đây đều xuất phát từ Trung Quốc đại lục". Bài báo dẫn lời bác sĩ Chang Wai-kwan tại Bệnh viện Queen Mary ở Hong Kong trong một hội nghị quốc tế, rằng cúm Hong Kong và cúm châu Á năm 1957 "dường như đều bắt nguồn từ Trung Quốc đại lục".
Những trường hợp đầu tiên mắc cúm châu Á, cũng do virus thuộc nhóm A có tên H2N2, được xác định vào tháng 2/1957 tại tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc. Virus lây lan khắp nước này và toàn thế giới, trở thành đại dịch nghiêm trọng nhất kể từ sau cúm Tây Ban Nha.
Nghiên cứu cho thấy H2N2 là một chủng hỗn hợp, có nguồn gốc từ những chủng cúm gia cầm và virus cúm ở người. Giống như cúm Hong Kong, một số người nhiễm cúm châu Á chỉ trải qua các triệu chứng như ho và sốt nhẹ, nhưng nhiều trường hợp khác biến chứng nghiêm trọng thành viêm phổi và thiệt mạng.
Hai đợt bùng phát đã diễn ra trong đại dịch này. Những tháng đầu tiên, virus lan khắp Trung Quốc và các khu vực lân cận. Đến giữa mùa hè năm 1957, dịch lan tới đất Mỹ, nhưng ban đầu dường như có tương đối ít người nhiễm. Vài tháng sau, số ca bệnh đột ngột tăng, đặc biệt ở trẻ em, người già và thai phụ, tạo ra đợt bùng nổ thứ hai của dịch bệnh tại Bắc bán cầu vào tháng 11/1957. CDC ước tính 1,1 triệu người trên thế giới tử vong trong đại dịch cúm châu Á.
Cũng theo bài báo tháng 1/1970 của New York Times, Tây Ban Nha không phải nơi khởi phát dịch cúm Tây Ban Nha được cho là nguy hiểm nhất lịch sử năm 1918, mà là Trung Quốc. Một bài viết năm 2018 trên Tạp chí Y khoa Anh cũng đồng tình với quan điểm này.
Virus gây ra đại dịch được cho là có nguồn gốc từ chim, lợn hoặc cả hai. Claude Hannoun, chuyên gia hàng đầu về dịch cúm năm 1918 của Viện Pasteur, nhận định loại virus nhiều khả năng khởi phát từ Trung Quốc. Sau đó, nó biến đổi ở Mỹ và từ đó lan sang Pháp và khắp châu Âu, khiến tổng cộng 500 triệu người bị lây nhiễm và 50-100 triệu người, tức 3-5% dân số thế giới vào thời điểm đó, tử vong.
Theo saostar
'Người hùng' U90 giữa tâm bão Corona: 'Cả đời này tôi sống vì bệnh nhân!' Vị bác sĩ 86 tuổi đang được cả thế giới mệnh danh là 'Người hùng' vì những đóng góp, cống hiến của mình cho ngành y học, đặc biệt giữa tâm bão Corona. Đại dịch Corona đang là nỗi ám ảnh của hàng triệu người dân trên thế giới. Nó đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người và đe dọa an...