Australia thiếu gạo do hạn hán và Covid-19
Dịch Covid-19 và trước đó là đợt hạn hán lịch sử đang khiến cho việc sản xuất gạo tại Australia gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Rob Massina, Chủ tịch Hiệp hội những người trồng lúa Australia, vụ thu hoạch thứ 2 vừa qua, người nông dân Australia chỉ thu được 43.000 tấn so với 800.000 tấn như mọi năm. Với thực tế này, ông Rob Massina cho biết, từ nay đến cuối năm, người tiêu dùng nước này sẽ không được sử dụng gạo trồng tại Australia. Nếu vụ mùa tới thuận lợi, mưa nhiều và có đủ nước thì sản lượng thu hoạch vào tháng Năm năm tới sẽ cao, tuy vậy kể từ sau khi thu hoạch đến lúc gạo thành phẩm đến tay người tiêu dùng thì cũng cần vài tháng.
Rob Massina cùng con gái chụp ảnh bên cánh đồng lúa của gia đình. Nguồn AFR
Có một số nguyên nhân chính dẫn đến việc Australia thiếu gạo. Thứ nhất là do tình trạng hạn hán kéo dài và diễn ra trên diện rộng. Việc trồng lúa phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước thì trận hạn hán vừa qua đã khiến cho nguồn nước của sông Murray Darling bị thiếu hụt nghiêm trọng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc trồng lúa. Nước khan hiếm khiến các nhà nông sự cạnh tranh gay gắt để có được nguồn nước đủ cung cấp cho các loại cây trồng đã đẩy giá nươc tăng cao.
Thứ hai đó là việc người dân do lo ngại dịch Covid-19 nên đã đổ xô đi mua nhiều mặt hàng thiết yếu trong đó có gạo. Ông Rob Gordon, Tổng giám đốc tập đoàn SunRice, cung cấp 98% gạo cho thị trường Australia cho biết, trong cơn bão mua sắm vừa qua, nhu cầu tiêu thụ gạo của tập doàn đã tăng 250% vì vậy tập đoàn cũng đang phải nỗ lực để bổ sung gạo vào kho.
Thứ ba là dịch Covid-19 khiến một số quốc gia xuất khẩu gạo (như Việt Nam) giảm lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong khi quốc gia khác như Ấn Độ, người nông dân và những người tham gia vào quá trình trồng và sản xuất gạo thành phẩm đều không thể đi làm vì các biện pháp phong tỏa nên nguồn cung gạo cho Australia bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Theo dự báo, mùa đông năm nay tại Australia sẽ có nhiều mưa vì vậy những người nông dân trồng lúa hy vọng, lượng mưa nhiều sẽ khiến cho sản lượng lúa thu hoạch vào tháng Năm năm tới sẽ tăng cao, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân./.
Không ngại Trung Quốc trả đũa, Australia quyết theo đuổi đề xuất điều tra độc lập về Covid-19
Australia đã tính đến các biện pháp trả đũa kinh tế của Trung Quốc. Nhưng họ vẫn quyết tâm theo đuổi vụ điều tra độc lập về Covid-19.
Tiếp sau Bộ trưởng Ngoại giao Australia, hôm nay (28/4), Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham tiếp tục khẳng định quan điểm của Australia về việc kêu gọi cộng đồng quốc tế mở cuộc điều tra độc lập về Covid-19 đồng thời nhấn mạnh Australia không đánh đổi lợi ích kinh tế với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham quảng bá thịt bò và rượu vang Australia trong chuyến công tác Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 2019. Ảnh: DFAT.
Tuyên bố đề nghị quốc tế mở cuộc điều tra độc lập về dịch Covid-19 của Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne đang được các nhà chính trị tại nước này ủng hộ mạnh mẽ. Hôm nay (28/4), Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham tiếp tục khẳng định, cuộc điều tra này là cần thiết để tránh xảy ra trường hợp tương tự trong tương lai.
Ông Payne nói: "Cần phải có một cuộc điều tra kỹ lưỡng về nguyên nhân gây ra đại dịch này để đảm bảo rằng chúng có thể ngăn chặn điều tương tự diễn ra trong tương lai. Đây là hành động có trách nhiệm tối thiểu mà mọi người mong đợi và chính phủ Australia sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các nước trên thế giới để cố gắng đạt được mục tiêu này".
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cũng nhấn mạnh nước này "không thay đổi quan điểm về vấn đề sức khỏe cộng đồng trước bất kỳ sức ép hay mối đe dọa. Chúng tôi chỉ thay đổi chính sách khi liên quan đến an ninh quốc gia".
Tuyên bố được Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham đưa ra trong bối cảnh, tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne đưa ra đề xuất về việc cộng đồng quốc tế mở cuộc điều tra độc lập về Covid-19. Phía Trung Quốc phản đối mạnh mẽ ý tưởng này khi cho rằng đây là hành động mang động cơ chính trị. Đại sứ Trung Quốc tại Australia Jingye Cheng hôm qua (27/4) còn đe dọa Australia sẽ phải gánh chịu thiệt hại về kinh tế khi theo đuổi ý tưởng này. Đại sứ Jingye Cheng cho biết "có thể người dân thường sẽ nói rằng tại sao chúng ta uống rượu vang và ăn thịt bò của Australia?".
Ông Jingye Cheng, Đại sứ Trung Quốc tại Australia. Ảnh: The Australian.
Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của Australia với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 235 tỷ đô la Australia (AUD), chiếm hơn 20% kim ngạch thương mại của Australia với nước ngoài. Trung Quốc cũng là thị trường du lịch quan trọng nhất với 1,4 triệu lượt khách tới thăm Australia mỗi năm và cũng đồng thời là nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất với hơn 200.0000 sinh viên tại Australia.
Mặc dù quan hệ kinh tế quan trọng như vậy song trong những năm gần đây, quan hệ chính trị giữa Australia và Trung Quốc không phát triển thuận lợi. Hai nước có mâu thuẫn trong nhiều vấn đề như Australia cho rằng Trung Quốc can thiệp vào chính trường nước này, vấn đề Biển Đông hay tin tặc...
Dịch Covid-19 diễn ra với điểm bùng phát đầu tiên tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc tiếp tục khiến quan hệ giữa Trung Quốc và Australia thêm căng thẳng. Không chỉ các nhà chính trị, người dân Australia cũng cho rằng các thông tin về sự khởi đầu của dịch Covid-19 cần được minh bạch để giúp cho quá trình điều trị và ngăn chăn sự lây lan của dịch bệnh đạt hiệu quả cao và nhanh chóng hơn.
Trung Quốc không có chung quan điểm với Australia trong vấn đề này. Vì vậy trong những ngày gần đây, khi các quan chức của chính phủ Australia liên tục đề cập vấn đề này thì Đại sứ Trung Quốc tại Australia Jingye Cheng đáp lại bằng việc nhắc đến khả năng Trung Quốc có thể trả đũa Australia trong các lĩnh vực thương mại, du lịch và giáo dục.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) thường trú tại Australia, ông Richard McGregor, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc của Viện Lowy, cơ quan nghiên cứu các vấn đề quốc tế có trụ sở tại Australia nhận định, không có nhiều khả năng "Trung Quốc sẽ hành động ngay lập tức. Bởi bây giờ là thời điểm mà các nước, trong đó có cả Trung Quốc và Australia đều muốn củng cố nền kinh tế vốn chịu ảnh hưởng nặng nền từ dịch bệnh". Vì vậy, ông Richard McGregor cho rằng, "Trung Quốc sẽ phải cẩn trọng khi đưa ra bất kỳ lệnh trừng phạt kinh tế với bất kỳ quốc gia nào". Tuy vậy, nếu sức ép vẫn tiếp tục gia tăng thì ông Richard McGregor cũng không loại trừ Trung quốc sẽ có biện pháp trả đũa.
Ông Richard McGregor, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Lowy.
Không chỉ cho rằng vì lợi ích kinh tế của chính mình nên Trung Quốc chưa thể sớm áp đặt các biện pháp trả đũa, Australia dường như cũng đã xác định quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chưa thể sớm cải thiện. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan khi chưa có vaccine cũng như chưa có phác đồ điều trị thống nhất đối với Covid-19, Australia cũng không mong chờ sẽ sớm được đón khách du lịch và sinh viên từ Trung Quốc cũng như các quốc gia khác.
Trong bối cảnh thiệt hại về kinh tế là không thể tránh khỏi, điều cần thiết nhất và có lợi nhất cho Australia vào lúc này vẫn là đẩy nhanh việc tìm ra các biện pháp chấm dứt sự lây lan của dịch bệnh. Mà trong đó, những thông tin ban đầu về sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh có vai trò rất quan trọng. Vì thế việc gây sức ép với Trung Quốc trong những ngày gần đây không nằm ngoài mục đích này.
Tuy vậy, vì mức độ sâu rộng của mối quan hệ kinh tế, thương mại nên Australia cũng không muốn đẩy quan hệ với Trung Quốc lên mức quá căng thẳng. Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham khẳng định nền kinh tế Australia "là nguồn cung cấp quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc trong khi Trung Quốc chỉ cung cấp các hàng hóa có giá trị, nguồn nguyên liệu và dịch vụ cho nền kinh tế Australia".
Chính vì sự ràng buộc là rất lớn nên ông Richard McGregor cho rằng, thời gian tới, "quan hệ giữa Australia và Trung Quốc có thể được cải thiện trong một vài lĩnh vực song về tổng thể nó sẽ không được cải thiện nhanh chóng. Trung Quốc sẽ không dễ dàng thân thiện trở lại với Australia chừng nào mà họ chưa đạt được điều mong muốn."/.
Việt Nga
Australia tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc chiến chống Covid-19 Cuộc chiến chống Covid-19 ở Australia tiếp tục có tín hiệu đáng mừng khi số ca bệnh mới giảm mạnh và số ca lây nhiễm trong cộng đồng chỉ còn là 1. Trước tình hình này, các địa phương tại Australia bắt đầu nới lỏng dần các biện pháp giãn cách xã hội. Phát biểu trước báo giới ngày 27/4, Bộ trưởng Y...