Australia thiếu 3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19
Ngày 6/4, Australia thông báo nước này vẫn chưa nhận được hơn 3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 mà công ty dược phẩm AstraZeneca cam kết sẽ chuyển giao trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) hạn chế xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Thực tế này khiến Australia hiện thiếu hụt lượng lớn vaccine cho chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang được triển khai trong nước.
Theo kế hoạch, đến cuối tháng 3 vừa qua, Australia sẽ tiêm chủng ít nhất 4 triệu liều vaccine đầu tiên. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, nước này mới chỉ có thể tiêm 670.000 liều. Hiện Australia đã ghi nhận gần 29.400 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 909 ca tử vong do COVID-19. So với nhiều nước khác, chương trình tiêm chủng của Australia đã triển khai muộn hơn. Trong bối cảnh hoạt động chuyển vaccine AstraZeneca bị chậm lại, nước này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Phần lớn trong tổng số 26 triệu dân số của Australia sẽ tiêm chủng vaccine của AstraZeneca. Theo dự kiến ban đầu, đến cuối tháng 3/2021, sẽ có 50 triệu liều vaccine được sản xuất tại Australia. Tính đến thời điểm hiện tại, có 2,5 triệu liều đã được sản xuất trong nước, trong đó có hàng nghìn liều đã vượt qua thử nghiệm và phân phối tới các cơ sở y tế.
Theo Hội Dược phẩm Australia, cơ quan chịu trách nhiệm hỗ trợ triển khai chương trình tiêm chủng toàn quốc từ tháng 5/2021, việc chậm trễ trong cấp phép sử dụng các loại vaccine cùng các vấn đề hậu cần trong khâu vận chuyển vaccine sẽ khiến công tác bàn giao vaccine lùi xuống tháng 6/2021.
* Tại Ấn Độ, chính quyền nhiều bang của nước này đã đề nghị Thủ tướng Narendra Modi mở rộng chương trình tiêm chủng vaccine cho hàng trăm triệu người cao tuổi ở nước này trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại nước này đang gia tăng đáng lo ngại.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Ngày 5/4, số ca nhiễm ghi nhận theo ngày tại Ấn Độ lần đầu tiên vượt con số 100.000 ca và con số này nhiều khả năng vẫn ở mức cao khi nước này công bố số liệu báo cáo mới nhất vào cuối ngày 6/4.
Trong tháng 4 này, Ấn Độ – quốc gia sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, cũng đã mở rộng chương trình tiêm chủng cho người trên 45 tuổi. Đến nay, tỷ lệ người được tiêm chủng tại Ấn Độ mới chỉ đạt 1/25 người, trong khi tỷ lệ này tại Anh là gần 1/2 và tại Mỹ là 1/3.
* Liên quan đến quyết định của Mỹ bàn giao quyền quản lý và vận hành nhà máy sản xuất vaccine Emergent BioSolutions ở Baltimore cho hãng Johnson & Johnson, cố vấn COVID-19 của Nhà Trắng Andy Slavitt cho biết quyết định này không liên quan đến những lo ngại về tính an toàn và hiệu quả của vaccine của AstraZeneca và sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng vaccine. Trước khi quyết định trên được đưa ra, cả Johnson & Johnson và AstraZeneca đều sản xuất vaccine tại nhà máy này. Nhà máy Emergent BioSolutions ở Baltimore là nơi xảy ra sự cố nhầm lẫn thành phần vaccine của Johnson & Johnson và AstraZeneca hồi tuần trước, khiến 15 triệu liều vaccine bị hỏng.
Theo ông Slavitt, Bộ Y tế và các dịch vụ nhân sinh Mỹ (HHS) đã đưa ra quyết định trên có sự nhất trí của Johnson & Johnson và AstraZeneca. Hiện AstraZeneca và chính quyền Tổng thống Joe Biden đang thảo luận để tìm giải pháp thay thế. Cho đến nay, Mỹ vẫn chưa cấp phép sử dụng vaccine của AstraZeneca.
Đằng sau cuộc xung đột giữa các nền tảng số và Australia
Dự luật yêu cầu các công ty công nghệ lớn, cụ thể là Facebook và Google, phải trả tiền mua tin tức báo chí ở Australia đang tạo ra tác động mạnh khắp thế giới.
Động thái cấm chia sẻ tin tức trên nền tảng Facebook ở Australia đã khiến dư luận Australia bất bình. Ảnh: EPA-EFE/TTXVN
Theo tờ Vox, Australia đang bàn bạc để thông qua một bộ luật thương lượng bắt buộc giữa nền tảng kỹ thuật số và báo chí. Theo dự luật, Facebook và Google có thể sẽ phải trả tiền cho các đơn vị xuất bản tin tức nếu sử dụng tin tức của họ. Dự luật được đưa ra sau nhiều năm liền các tờ báo khắp thế giới bất bình về việc Facebook và Google đã khiến ngành báo chí và mô hình kinh doanh báo chí suy giảm trong kỷ nguyên internet.
Phản ứng với dự luật trên, Facebook ngày 17/2 đã gây chấn động khi đột ngột cấm người dùng Australia chia sẻ tin tức và đóng cửa các trang Facebook của các hãng tin Australia. Facebook cho rằng báo chí có lợi khi đăng tin tức lên Facebook và việc Facebook phải trả tiền cho báo chí là không công bằng.
Đáp lại, Thủ tướng Australia Scott Morrison coi đây là hành động ngạo mạn của Facebook và càng quyết tâm thông qua bộ luật, khuyến khích các nước cũng làm tương tự. Theo Thủ tướng Morrison, hành động thể hiện quyền lực của Facebook ở Australia sẽ khiến nhiều nước quan ngại về sức ảnh hưởng của các tập đoàn công nghệ lớn tự cho rằng mình lớn hơn cả chính phủ và không chịu tuân theo các luật lệ.
Sau khi gây chấn động, Facebook đã khôi phục lại tính năng chia sẻ tin tức Australia trên nền tảng của mình. Facebook cho biết đã được chính phủ Australia trấn an, rằng bộ luật không buộc mạng xã hội này phải trả tiền cho các tờ báo mà sẽ có cơ hội thương lượng với họ. Theo tờ Sydney Morning Herald, Facebook đã đồng ý trả tiền cho nội dung tin tức của công ty truyền thông lớn Australia là Seven West Media và đang thương lượng với công ty Nine Entertainment.
Có thể nói, động thái mới nhất của Facebook là bước nhượng bộ sau khi bị chỉ trích mạnh khắp thế giới. Cựu Tổng giám đốc điều hành Facebook tại Australia, ông Stephen Scheeler nói với BBC: "Tôi có thể rằng Facebook đã chịu lùi một chút trong trường hợp này. Tôi cho rằng phản ứng mạnh toàn cầu với việc này khá cứng rắn. Tôi nghĩ Facebook có thể nhận thấy các chính phủ khắp thế giới đang có quan điểm rắn hơn là họ nghĩ".
Điều đáng lưu ý liên quan đến bộ luật này là Facebook và Google - hai đối tượng chính trong bộ luật của Australia - lại có phản ứng rất khác nhau lúc đầu. Google thỏa thuận với các đơn vị xuất bản tin tức Australia, còn Facebook thẳng tay cấm chia sẻ tin tức của báo chí Australia hoàn toàn. Tờ Vox cho rằng động thái cấm triệt để của Facebook lúc đầu rõ ràng là có ý đồ và mang hơi hướng trừng phạt.
Là hai công ty công nghệ thống lĩnh ngành quảng cáo số, thu về hàng tỷ USD, khiến nhiều tờ báo phá sản, Google và Facebook trong vài tháng gần đây đều cảnh báo rút dịch vụ khỏi Australia nếu dự luật nói trên được thông qua.
Cuối cùng, Google chấp nhận tuân thủ theo định hướng mới của Australia. Ngày 17/2, Google thông báo đạt thỏa thuận với tập đoàn News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch. Ông Murdoch từ lâu đã ủng hộ thiết lập luật buộc các nền tảng số phải trả tiền cho các tờ báo của News Corp. News Corp đã đạt thỏa thuận với Google. Thỏa thuận này kéo dài vài năm và chưa được tiết lộ chi tiết. Tuy nhiên, tờ New York Times cho biết thỏa thuận có trị giá hàng chục triệu USD.
Google cũng đạt thỏa thuận với Seven West Media của Australia và đồng ý soạn thảo hợp đồng với các tờ báo Pháp khi Pháp cũng cân nhắc một bộ luật tương tự.
Trái lại, Facebook lại phản ứng hoàn toàn khác. Mạng xã hội này lập luận rằng nếu người Australia không thể chia sẻ tin tức và báo chí Australia không thể đăng nội dung lên Facebook, thì luật của Australia sẽ không áp vào mình và sẽ không cần phải trả tiền. Tuy nhiên, Australia chưa thông qua bộ luật trên và Facebook đã vội cấm tin tức Australia để cảnh báo.
Facebook có thể hy vọng rằng Australia sẽ biết trước rằng mạng xã hội này không có tin tức Australia thì sẽ như thế nào, và từ đó sẽ khiến các nhà lập pháp thông qua phiên bản dự luật có lợi hơn cho Facebook. Mặc dù giới lập pháp Australia đã phải bổ sung một số thay đổi nhưng Facebook vẫn sẽ phải trả tiền cho tin tức theo cách này hay khác nếu muốn đăng tin tức Australia lên nền tảng.
Thủ tướng Australia Scott Morrison (trái) và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: AP/TTXVN
Một số người cho rằng canh bạc của Facebook đã buộc Australia phải thay đổi một vài điều, nhưng một số khác lại cho rằng Facebook làm như vậy là lợi bất cập hại khi đột nhiên chặn người dùng Australia và khiến họ thêm tức giận với mạng xã hội này. Viết trên trang web tin tức công nghệ Recode, nhà báo Sara Morrison nhận định cả thế giới cũng sẽ không đánh giá tốt về động thái thể hiện quyền lực của Facebook.
Rất có thể rằng vào thời điểm luật nói trên của Australia có hiệu lực, bộ luật này sẽ không áp dụng cho bất kỳ ai vì cả Facebook và Google sẽ tự nguyện trả tiền cho các tổ chức báo chí. Do đó, câu hỏi được đặt ra tại Australia hiện giờ là: Hãng tin nào, tờ báo nào sẽ thực sự hưởng lợi từ dự luật sau khi nó có hiệu lực? Liệu có khả năng tiền chỉ rơi vào những tập đoàn báo chí lớn, còn những tờ báo nhỏ lẻ sẽ nhận được rất ít trong khi đối tượng hỗ trợ lại chính là các tờ báo nhỏ lẻ không thuộc đế chế truyền thông của ông Murdoch?
Hơn nữa, theo nhận định của BBC, dự luật ở Australia sẽ không thể giảm bớt vị trí thống lĩnh của Facebook và Google trong mảng quảng cáo trực tuyến. Theo ông Scheeler, đã tới lúc thực hiện hành động quyết liệt: chia nhỏ các tập đoàn công nghệ khổng lồ.
Khi mà chưa thể thực hiện các biện pháp như chia nhỏ Facebook, động thái của Australia có thể được nghiên cứu áp dụng ở một số nước. Một vài nơi như Pháp và Canada, thậm chí cả khối Liên minh châu Âu, cho biết có thể hành động như Australia.
Tờ Vox cho rằng Facebook và Google sẽ trả tiền mua tin tức khắp nơi trên thế giới, nhưng họ sẽ tìm cách khiến thỏa thuận nghiêng theo điều khoản của họ càng nhiều càng tốt. Facebook đã thẳng thừng cấm tin tức Australia để tìm cách "bắt nạt" cả một quốc gia định thông qua luật mà công ty này không thích. Facebook có thể khiến Australia đưa ra một số nhượng bộ trong lần này, nhưng mọi chuyện sẽ khác với toàn bộ phần còn lại của thế giới, trong đó có Mỹ - nước đang cho rằng các công ty công nghệ lớn đang có quá nhiều quyền lực. Các nước khác có thể không muốn học bài học mà Facebook muốn áp dụng cho họ. Các nước có thể có thêm động lực hơn bao giờ hết để kiểm soát quyền lực của Facebook nói riêng và các công ty công nghệ lớn nói chung, trước khi thứ quyền lực này ngày càng lớn hơn.
Trên hết, vụ xung đột giữa Facebook và Chính phủ Australia đã cho chúng ta thấy mâu thuẫn lớn hơn giữa các nền tảng mạng xã hội (big tech) và một bên là các quốc gia có chủ quyền. Các "big tech", với quyền lực ngày càng lớn, đang muốn viết luật chơi theo ý mình, đôi khi lấn át cả luật pháp các nước. Tuy nhiên, cũng ngày càng có nhiều quốc gia nhận thấy rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ với các nền tảng mạng và họ quyết định hành động mạnh mẽ. Đối đầu Facebook-Australia là ví dụ rõ ràng cho thực trạng ấy và đây là cuộc chiến không của riêng ai.
Facebook đạt thỏa thuận với Australia Facebook sẽ bỏ chặn nội dung tin tức trên nền tảng mạng xã hội của mình trong khi chính phủ Australia sẽ điều chỉnh quy định yêu cầu trả tiền cho tin tức. Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg và Bộ trưởng Truyền thông Australia Paul Fletcher hôm 23/2 cho biết Facebook sẽ bỏ chặn hiển thị nội dung các trang tin...