Australia tham gia chiến lược “xoay trục”
Ý tưởng về chính sách tái cân bằng hoặc xoay trục chiến lược của Mỹ tại châu Á được khởi nguồn từ chuyến thăm Australia của Tổng thống Barack Obama năm 2011. Chuyến thăm của Thủ tướng Australia Tony Abbott đến Mỹ từ ngày10-14/6 đã góp phần khởi động lại việc triển khai thực hiện các chính sách của Mỹ đối với khu vực.
Không có thông báo chi tiết nào được đưa ra sau cuộc gặp ngắn tại Nhà Trắng giữa ông Obama và ông Abbott hôm 12/6. Tuy nhiên, theo tờ Nghiên cứu toàn cầu ngày 16/6, hai nhà lãnh đạo này đã ký kết một loạt thỏa thuận, trong đó có việc Australia sẽ mở cửa nhiều căn cứ của nước này hơn để chào đón các lực lượng Mỹ và đẩy mạnh sự tham gia của quân đội Australia vào công tác chuẩn bị của Mỹ cho các cuộc chiến tại khu vực. Đây là những thỏa thuận đánh dấu nấc thang mới về sự tham gia của Chính phủ Australia vào chính sách “xoay trục” của Mỹ sang châu Á.
Thủ tướng Abbott đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ Australia với những kế hoạch chiến tranh của Mỹ như Australia có thể cử máy bay chiến đấu, tàu chiến và máy bay vận chuyển để hỗ trợ các cuộc không kích và tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ.
Về phần mình, ông Obama cho biết ngoài việc tăng cường triển khai lính thủy đánh bộ của Mỹ tại Darwin lên 2.500 binh sĩ vào năm 2017, hai nước đã đạt thêm một loạt thỏa thuận xung quanh việc bố trí lực lượng, tăng cường hợp tác quân sự song phương và cho phép Mỹ vươn ra khắp khu vực rất quan trọng này của thế giới.
Phát biểu của hai nhà lãnh đạo rất có ý nghĩa trong bối cảnh Mỹ đang “gặp khó khăn” tại Trung Đông và Ukraine. Còn tại Australia thì đang diễn ra cuộc tranh luận về bản chất của quan hệ đồng minh ANZUS giữa Australia – New Zealand – Mỹ với việc Bộ trưởng Quốc phòng Australia Johnston cho rằng Australia không nhất thiết phải cam kết can thiệp vào cuộc xung đột quân sự tại châu Á mà Mỹ lôi kéo.
Video đang HOT
Thỏa thuận về bố trí lực lượng giữa Mỹ – Australia sẽ cung cấp một cơ chế mở cho những hoạt động quân sự rộng hơn của Mỹ tại Australia. Theo các báo cáo, Mỹ đã xác định Australia là một địa bàn quan trọng cho các hoạt động tại khu vực. Các thỏa thuận trên chắc chắn bao gồm việc nâng cấp các căn cứ để tạo thuận lợi cho các hoạt động của không quân Mỹ từ phía Bắc Australia. Các hạm đội Mỹ sẽ sử dụng căn cứ hải quân Stirling gần thành phố Perth ở Tây Australia và triển khai máy bay do thám, máy bay không người lái trên quần đảo Cocos tại Ấn Độ Dương. Căn cứ Stirling rất quan trọng đối với các hoạt động của tàu ngầm nguyên tử Mỹ, và Australia sẽ là bàn đạp cho các cuộc tấn công hải quân và không quân Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Tại Washington, ông Abbott đã gia hạn nhiệm kỳ cho Đại sứ Australia tại Mỹ là Kim Beazley, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và lãnh tụ Công đảng luôn bảo vệ liên minh với Mỹ. Trên đường từ Mỹ về Australia, ông Abbott còn dừng chân tại Hawaii để thăm Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, nơi các sĩ quan cao cấp Australia đang tham gia, nhấn mạnh hơn nữa sự hội nhập của Canberra vào bộ máy quân sự của Mỹ.
Trong chuyến thăm, cả hai nhà lãnh đạo Mỹ và Australia đã bày tỏ quan ngại về khả năng căng thẳng vũ trang gia tăng tại Biển Hoa Đông và Biển Đông, khẳng định thông điệp Mỹ và Australia phản đối mạnh mẽ “việc sử dụng hành động đe dọa, ép buộc hoặc gây hấn để đạt được yêu sách chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào”; tán thành sử dụng cơ chế trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp trên biển.
Theo Thế giới và Việt Nam
Mỹ chi 1 tỷ USD tăng triển khai quân ở châu Âu
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố kế hoạch dành ngân sách 1 tỷ USD để tăng cường triển khai Quân đội Mỹ ở châu Âu.
Ông Obama, người gặp những nhà lãnh đạo NATO trong bối cảnh căng thẳng tăng cao sau khủng hoảng Ukraine cho biết an ninh của các đồng minh của Mỹ ở châu Âu là "bất khả xâm phạm".
Phát biểu tại cuộc họp báo chung ở Warsaw với Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski, ông Obama cảnh báo Nga không nên có những hành động làm tăng căng thẳng ở Ukraine. Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi Nga dùng ảnh hưởng của mình để yêu cầu người biểu tình ở miền đông Ukraine xuống thang.
Ông Obama cũng công bố kế hoạch chi 1 tỷ USD để triển khai Quân đội Mỹ ở châu Âu nhằm tái khẳng định cam kết của Mỹ với nguyên tắc phòng thủ tập thể của NATO. Kế hoạch chi 1 tỷ USD này sẽ cần Quốc hội Mỹ thông qua.
Ông Obama đến thăm phi đội F-16 của Mỹ đóng tại Ba Lan.
Mỹ cũng sẽ "đẩy mạnh hợp tác" với Ukraine và Moldova, ông Obama cho hay. Trước đó, Mỹ gửi 150 binh sĩ tới Ba Lan để tập trận quân sự giữa lúc căng thẳng tăng cao với Moscow.
Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski cũng cho biết sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP, một động thái ông Obama hoan nghênh như là một " lời nhắc nhở rằng mỗi thành viên NATO cần phải chia sẻ một phần gánh nặng" trong liên minh.
Trong khi đó, bộ trưởng quốc phòng các nước NATO có cuộc gặp ở Brussels để bàn về kế hoạch phản ứng với các hành động của Nga ở Ukraine cũng như các ảnh hưởng của sự kiện này.
Ông Obama cũng sẽ có chuyến thăm tới Bỉ nhằm thúc giục các lãnh đạo phương tây khẳng định lại lập trường của họ đối với vấn đề Ukraine tại cuộc gặp G7 của các nước công nghiệp lớn.
Hội nghị này ban đầu được lên kế hoạch tổ chức ở Nga, tuy nhiên sau đó đã bị các lãnh đạo phương Tây tẩy chay sau khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine tháng 3/2014.
Đến thăm Pháp, nhà lãnh đạo Mỹ cũng sẽ tham dự vào buổi lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ D- Day tại Normandy của quân đồng minh trong Thế chiến II. Dự kiến, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sẽ được mời nhưng Nhà Trắng cho biết Mỹ và Nga sẽ không có cuộc gặp song phương chính thức nào tại sự kiện này.
Washington và các đồng minh châu Âu đã nhiều lần kêu gọi Moscow giảm căng thẳng ở miền đông Ukraine, nơi chiến đấu vẫn tiếp tục giữa người biểu tình và quân đội chính phủ. Về phía mình, Nga phủ nhận những cáo buộc của phương tây về việc nước này đang hỗ trợ quân nổi dậy ở miền đông Ukraine.
Theo Kiến Thức
Mỹ: Chiến lược ngoại giao tái cân bằng với châu Á-TBD Trước thềm chuyến công du 4 nước châu Á của Tổng thống Barack Obama, dự kiến vào ngày 23/4, giới chức an ninh Mỹ khẳng định mục tiêu của chuyến đi của ông Obama là nhằm tái khẳng định các cam kết với khu vực cũng như về chiến lược ngoại giao tái cân bằng đối với châu Á-Thái Bình Dương mà Washington...