Australia tạo điều kiện cho quân đội tham gia xung đột vũ trang ở nước ngoài
Hôm nay (27/11), Australia đã chính thức thông qua và ban hành luật mới cho phép Chính phủ đơn giản hóa thủ tục cử quân đội tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang quốc tế, trong bối cảnh bất ổn an ninh thế giới và khu vực ngày càng gia tăng.
Theo đó, luật mới tái khẳng định rằng, quyết định triển khai quân đội Australia tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang quốc tế là đặc quyền của Chính phủ; cho phép Chính phủ phản ứng kịp thời và hiệu quả trước những thách thức đối với lợi ích và an ninh quốc gia của Australia.
Binh sĩ Australia và New Zealand có mặt tại Iraq năm 2015. Ảnh: SHM.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Australia, hôm nay (27/11), Quốc hội Australia đã nhất trí thông qua và chính thức ban hành luật sửa đổi, cho phép Chính phủ Australia có thể nhanh chóng ra quyết định triển khai Lực lượng Phòng vệ Australia (ADF) tham gia vào các chiến dịch quân sự lớn ở nước ngoài với tư cách là một bên tham gia vào một cuộc xung đột, đặc biệt là liên quan đến các cuộc xung đột không được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủng hộ hoặc tham gia theo đề nghị, lời mời của một quốc gia có chủ quyền liên quan trực tiếp tới cuộc xung đột.
Theo Chính phủ Australia, bảo vệ đất nước, người dân và lợi ích quốc gia là trách nhiệm quan trọng nhất của Chính phủ Australia, trong đó, việc tham gia các cuộc xung đột vũ trang là một trong những quyền quyết định quan trọng nhất của Chính phủ để hoàn thành trách nhiệm này.
Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc lên tiếng về quan điểm của người dân Australia và yêu cầu Chính phủ chịu trách nhiệm về các quyết định đã đưa ra đối với những vấn đề có tầm quan trọng quốc gia như vậy.
Trong lịch sử, Australia đã từng nhiều lần cử quân đội tham gia nhiều cuộc xung đột và các cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Afghanistan, Iraq, Papua New Guinea, một số nước châu Phi… Tuy nhiên, quá trình Chính phủ ra quyết định và thông qua Quốc hội thường khá phức tạp và mất nhiều thời gian.
Theo đó, căn cứ Điều 61 của Hiến pháp Australia và tình hình thực tế, Chính phủ Australia có quyền triển khai ngay lập tức quân đội tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang quốc tế. Sau đó, trong vòng 30 ngày sau khi Chính phủ ra quyết định và triển khai lực lượng quân sự, sẽ gửi văn bản giải trình lên Quốc hội nêu rõ mục tiêu của các hoạt động quân sự này, các lệnh đã ban hành và cơ sở pháp lý, đồng thời triển khai các cuộc tranh luận liên quan. Một Ủy ban Quốc phòng chung theo luật mới cũng sẽ được thành lập, theo mô hình của Ủy ban Tình báo và An ninh chung của Quốc hội, nhằm cải thiện sự giám sát của quốc hội đối với các hoạt động quân sự này.
Đức, Australia tăng cường viện trợ cho Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 4/11, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã công bố viện trợ nhân đạo 200 triệu euro (khoảng 218 triệu USD) để giúp đỡ người dân Ukraine trong mùa Đông, nhân chuyến thăm đến quốc gia Đông Âu này.
Người dân tại Mariupol, Ukraine, ngày 7/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc họp với người đồng cấp Ukraine tại Kiev, Ngoại trưởng Baerbock cho biết khoản viện trợ nhân đạo bổ sung này không dành cho lĩnh vực năng lượng, mà để cứu trợ khẩn cấp cho người dân, chẳng hạn như nhiên liệu đốt cho những ngôi nhà gần tiền tuyến, vật liệu cách nhiệt, quần áo mùa Đông, chăn và hỗ trợ tiền mặt. Trong cuộc họp, hai ngoại trưởng cũng thảo luận về các diễn biến xung đột giữa Ukraine và Nga.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn thông cáo báo chí ngày 5/11 của Bộ Quốc phòng Australia cho biết nước này sẽ tặng 14 chiếc tàu thân cứng trị giá 14 triệu AUD (9,2 triệu USD) cho Ukraine nhằm tăng cường khả năng phòng thủ hàng hải và ven biển. Theo đó, những chiếc tàu biển của Lực lượng Phòng vệ Australia sẽ giúp hoạt động hàng hải của Ukraine diễn ra nhanh chóng hơn và cơ động hơn. Trước đó, Australia cũng đã cung cấp cho Ukraine thuyền bơm hơi thân cứng.
Kể từ khi nổ ra xung đột giữa Ukraine và Nga, Australia đã cung cấp hơn 1,3 tỷ AUD hỗ trợ quân sự và hơn 1,5 tỷ AUD hỗ trợ tổng thể cho Chính phủ Ukraine.
Khoảng 100 người có thể đã thiệt mạng trong vụ lở đất ở Papua New Guinea Hãng truyền thông ABC của Australia đưa tin khoảng 100 người có thể đã thiệt mạng trong một vụ lở đất nghiêm trọng xảy ra tại Papua New Guinea. Hiện trường một vụ lở đất tại làng Ekari, Papua New Guinea. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo ABC, tai nạn xảy ra vào khoảng 3h sáng 24/5 (giờ địa phương) tại làng Kaokalam, thị...