Australia sẽ dỡ bỏ việc cấm xuất urani cho Ấn Độ
Ngày 4/12, với 206 phiếu thuận và 185 phiếu chống, Công đảng cầm quyền tại Australia của Thủ tướng Julia Gillard đã thông qua đề xuất dỡ bỏ việc cấm xuất khẩu urani cho Ấn Độ sau một cuộc tranh luận gay gắt về những quan ngại môi trường và phổ biến hạt nhân.
Khai thác urani ở Australia. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Gillard cho rằng thật không hợp lý và không khôn ngoan khi bán urani cho các cường quốc đang lên như Trung Quốc mà không bán cho Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới và là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trên toàn cầu.
Video đang HOT
Mặc dù Australia xuất khẩu urani cho Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ, song Ấn Độ lại không được đưa vào danh sách khách hàng của nước này do New Delhi chưa ký Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân, một yêu cầu mà Công đảng đưa ra từ trước tới nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cũng ủng hộ đề xuất nêu trên của Thủ tướng Gillard, nhấn mạnh rằng Ấn Độ vẫn tự nguyện tuân thủ những quy định quốc tế về kiểm soát hạt nhân vì mục đích dân sự.
Mặt khác, Ấn Độ cũng đã chấp nhận tách riêng các cơ sở hạt nhân mang tính quân sự và các cơ sở hạt nhân phục vụ dân sự, luôn tôn trọng những nguyên tắc an toàn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) theo một hiệp định ký năm 2005 với Mỹ mà Thủ tướng Gillard coi đó là cơ sở tiền lệ cho quyết định nêu trên.
Dù không sử dụng năng lượng hạt nhân, Australia vẫn là nhà sản xuất urani lớn thứ ba trên thế giới sau Kazakhstan và Canada.
Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, Australia cũng là nước có trữ lượng urani lớn nhất thế giới, chiếm tới 23% trữ lượng toàn cầu./.
Theo TTXVN
Triều Tiên tuyên bố đạt bước nhảy vọt về hạt nhân
Triều Tiên hôm nay tuyên bố đang đạt được tiến bộ lớn trong sản xuất uranium làm giàu thấp và khẳng định sẽ không chấp nhận đóng cửa chương trình này theo yêu cầu của Mỹ.
Cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.
"Việc xây dựng lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm và uranium làm giàu thấp để cung cấp nguyên liệu thô đang tiến những bước dài" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu với hãng thông tấn nhà nước KCNA.
Người phát ngôn mô tả lò phản ứng này là một phần nỗ lực của Triều Tiên nhằm xây dựng "nền kinh tế quốc dân sự tự lực" và nói rằng Triều Tiên đang có "bước nhảy vọt" về khoa học công nghệ.
"Triều Tiên tuyên bố với trong và ngoài nước từng giai đoạn trong hoạt động hạt nhân vì mục đích hòa bình của mình" - người phát ngôn nói, đồng thời bác bỏ đề nghị của Mỹ và đồng minh yêu cầu đóng cửa nhà máy làm giàu uranium trước khi tái khởi động vòng đàm phán 6 bên.
Các nhà khoa học cho rằng nhà máy Yongbyon có thể dễ dàng được sử dụng để chế tạo vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, Triều Tiên khẳng định nhà máy sẽ cung cấp nhiên liệu cho lò phản ứng nước nhẹ dùng để sản xuất điện.
"Quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình là vấn đề quan trọng đối với chủ quyền và phát triển của Triều Tiên. Do đó, Triều Tiên sẽ không cho phép nhượng bộ cũng như thỏa hiệp" - người phát ngôn nói trong một tuyên bố.
Những nỗ lực ngoại giao đã được tăng cường trong những tháng gần đây nhằm tái khởi động cuộc đàm phán 6 bên mà Triều Tiên từ bỏ từ tháng 4 năm 2009, một tháng trước khi nước này thử vũ khí nguyên tử lần hai.
Triều Tiên muốn đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết và nói rằng chương trình làm giàu uranium mà nước này lần đầu tiên tiết lộ với thế giới một năm trước đây - có thể được bàn thảo tại vòng đàm phán này.
Tuy nhiên, Mỹ cho rằng Triều Tiên trước hết phải bày tỏ sự nghiêm túc bằng cách đóng cửa chương trình hạt nhân. Vòng đàm phán 6 bên bao gồm cả Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.
Theo Lao Động
Lãnh đạo Iran bối rối vì hàng loạt vụ nổ bí ẩn Bất chấp việc giới chức Iran phủ nhận các vụ nổ có liên quan tới yếu tố nước ngoài thì nghi ngờ vẫn dấy lên tại Iran, khi các vụ nổ đã tăng gấp 5 lần kể từ 2010. Người Iran vác một chiếc quan tài có phủ quốc kỳ, trong đó có xác một thành viên lực lượng vệ binh cách mạng...