Australia sẽ buộc Facebook và Google trả tiền cho các cơ quan báo chí
Australia sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới yêu cầu Facebook và Google trả tiền cho báo chí vì đã xuất bản các tin tức trên nền tảng này.
Đây là quyết định được chính quyền Australia đưa ra khi cuộc đàm phán với hai công ty công nghệ này nhiều khả năng sẽ thất bại.
Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg. Nguồn: AAP.
Sáng 20/4, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg đã yêu cầu Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia nghiên cứu để ban hành các quy định buộc công ty công nghệ như Google và Facebook phải trả tiền cho các cơ quan báo chí do đã sử dụng tin tức của các cơ quan này. Các quy định sẽ bao gồm việc chia sẻ dữ liệu, việc xếp hạng các nội dung tin tức trên mạng và chia sẻ lợi nhuận từ việc sử dụng các tin tức này. Nếu không tuân thủ các quy định này thì công ty công nghệ có thể sẽ bị phạt hoặc cấm và các tranh chấp sẽ được giải quyết theo một quy trình giải quyết tranh chấp bắt buộc. Dự thảo các quy định này sẽ được Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia đưa ra thảo luận vào cuối tháng 7 tới.
Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh cuộc đàm phán với hai công ty công nghệ Google và Facbeook đang diễn ra song nhiều khả năng khó có thể đạt được thỏa thuận trước khi kết thúc vào tháng 11 tới. Trong khi đó, các cơ quan báo chí của Australia đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại do quảng cáo sụt giảm mạnh vì dịch Covid-19. Thực tế này buộc Chính phủ Australia phải yêu cầu Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng sớm đưa ra các quy định để giúp các cơ quan báo chí vượt qua giai đoạn khó khăn. Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg khẳng định, “sẽ chỉ công bằng nếu những nơi sản xuất ra tin tức được trả tiền cho việc này”.
Dịch Covid-19 đang khiến cho các cơ quan báo chí Australia gặp rất nhiều khó khăn do số tiền quảng cáo bị cắt giảm mạnh. Tổ hợp truyền thông News Corp đã phải hủy xuất bản báo giấy ở 60 cộng đồng dân cư tại Australia đồng thời các lãnh đạo cấp cao cũng bị cắt giảm lương. Công ty truyền thông cộng đồng Antony Catalano cũng sẽ ngừng toàn bộ các ấn phẩm in không phải là báo hàng ngày và đóng cửa một số nhà máy in. Tổ hợp truyền thông Nine cũng đã ngừng xuất bản một ấn phẩm in. Trong khi đó, tổ hợp truyền thông Seven West cũng sẽ cắt giảm 20% lương của tất cả các nhân viên chính thức có mức lương cao trong khi đội ngũ lãnh đạo cao cấp của tập đoàn sẽ phải hạ lương và giảm giờ làm./.
Video đang HOT
Việt Nga
Mỹ, Pháp nhất trí giải quyết mâu thuẫn thuế công nghệ số trong 15 ngày
Ủy viên thương mại châu Âu Phil Hogan tại Paris và người đồng cấp Mỹ nhất trí sẽ giải quyết mâu thuẫn liên quan tới luật áp thuế các công ty công nghệ lớn trong vòng 15 ngày.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire (trái) tại cuộc họp báo với Ủy viên thương mại châu Âu Phil Hogan (phải) ở Paris của Pháp, ngày 7/1. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 7/1, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết quốc gia này và Mỹ đã nhất trí giải quyết mâu thuẫn liên quan tới luật áp thuế các công ty công nghệ lớn trong vòng 15 ngày.
Phát biểu tại cuộc họp với Ủy viên thương mại châu Âu Phil Hogan tại Paris, ông Le Maire cho biết đã điện đàm và thảo luận rất lâu với người đồng cấp Mỹ Steven Mnuchin về vấn đề này hôm 6/1.
Trong đó, hai bên nhất trí sẽ giải quyết vấn đề trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong vòng 15 ngày.
Ông Le Maire cũng kêu gọi Washington không áp dụng các biện pháp trừng phạt trong khoảng thời gian này.
Trong khi đó, ông Phil Hogan khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ luôn sát cánh cùng Pháp trong việc giải quyết mâu thuẫn này.
Hôm 6/1, ông Le Maire cũng kêu gọi Washington không triển khai các biện pháp trừng phạt, đồng thời cảnh báo EU có thể sẽ đáp trả tương xứng.
Phát biểu trên sóng truyền thanh France Inter, ông Le Maire cho biết ông và Ủy viên thương mại Hogan sẽ nghiên cứu về các biện pháp đáp trả trong cuộc họp tại Paris.
Hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa trừng phạt Paris vì luật mới cho phép áp thuế với các hãng công nghệ lớn, như Netflix và Amazon, có hoat động thị trường tại quốc gia này kể cả khi những hãng này không đặt trụ sở hay văn phòng dại diện tại Pháp.
Biện pháp trừng phạt của ông Trump có thể khiến khối lượng hành hóa trị giá 2,4 tỷ USD hàng hóa Pháp phải chịu thuế nhập khẩu khi vào thị rường Mỹ; trong đó có những sản phẩm xuất khẩu quan trọng như rượu vang, mỹ phẩm và túi da.
Năm ngoái, Pháp đã thông qua luật áp thuế các công ty công nghệ lớn trong bối cảnh những nỗ lực của cộng đồng quốc nhằm tìm một mô hình mới cho phép đánh thuế các khoản doanh thu thông qua hoạt động bán hàng và quảng cáo trực tuyến, dậm chân tại chỗ.
Hiện nay các công ty công nghệ chỉ phải trả một khoản tiền rất nhỏ cho chính phủ các quốc gia mà họ không đặt các cơ sở hạ tầng kinh doanh.
Nhưng theo luật mới của Pháp, các công ty công nghệ có doanh thu tại Pháp từ 25 triệu euro (khoảng 28 triệu USD) và doanh thu toàn cầu từ 750 triệu euro trở lên sẽ phải trả mức tối đa 3% doanh thu có được nhờ hoạt động tại thị trường này.
Mỹ chỉ trích luật này nhắm chủ yếu tới các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Apple, Facebook và Amazon.
Tuy nhiên, Pháp phủ nhận chỉ trích này và khẳng định sẽ dỡ bỏ luật khi công đồng quốc tế đạt được thỏa thuận về thuế công nghệ số chung./.
Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Lính cứu hỏa kiệt sức trên bãi cỏ Cha của Jenna O'Keeffe ngủ luôn trên bãi cỏ sau khi tham gia đội cứu hỏa chống chọi với đám cháy rừng ở New South Wales suốt 12 giờ. "Đây là bức ảnh cha tôi đang chợp mắt 5 phút trên bãi cỏ trước nhà, sau khi ông kết thúc ngày thứ 10 liên tiếp tình nguyện tham gia chữa cháy suốt 12...