Australia sắp cấm mạng xã hội với người dưới 16 tuổ.i
Hạ viện Australia đã thông qua dự luật mang tính bước ngoặt, theo đó cấm tr.ẻ e.m dưới 16 tuổ.i sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.
Ảnh minh họa Getty Images.
Dự luật được Hạ viện thông qua vào ngày 27/11 nhắm vào các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok, Facebook, Instagram và X với mức phạt lên tới 50 triệu đô la Australia (32 triệu USD) nếu các nền tảng này không tuân thủ lệnh cấm.
Video đang HOT
Sau khi được thông qua với 103 phiếu thuận so với 13 phiếu chống, dự luật sẽ được chuyển đến Thượng viện, nơi dự kiến cũng sẽ được thông qua với sự ủng hộ của các đảng lớn của Australia.
Nếu lệnh cấm trở thành luật, các công ty truyền thông xã hội sẽ có một năm để tìm cách tuân thủ lệnh này.
Các công ty công nghệ đã kêu gọi chính phủ Australia hoãn cuộc bỏ phiếu cho đến ít nhất là tháng 6 năm sau, khi kết quả nghiên cứu về công nghệ xác minh độ tuổ.i dự kiến được công bố.
“Nếu không có những kết quả như vậy, cả ngành công nghiệp và người dân Australia sẽ không hiểu được bản chất hoặc quy mô của yêu cầu đảm bảo độ tuổ.i theo dự luật, cũng như tác động của các biện pháp như vậy đối với người dân Australia. Theo hình thức hiện tại, dự luật này không nhất quán và không hiệu quả”, chủ sở hữu Facebook và Instagram cho biết trong một tuyên bố vào tuần này.
Dự luật đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các nhà lập pháp, những người cho rằng lệnh cấm là cần thiết để ngăn chặn những tác động có hại của mạng xã hội đối với tr.ẻ e.m.
Mặc dù vậy, một số nhà lập pháp đối lập cho rằng luật này không giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của mạng xã hội trong khi vẫn hạn chế quyền của người dân.
“Mục đích thực sự của luật này không phải là để mạng xã hội trở nên an toàn, mà là khiến cha mẹ và cử tri cảm thấy rằng chính phủ đang hành động về vấn đề này”, nhà lập pháp độc lập Zoe Daniel phát biểu trước Quốc hội.
Lệnh cấm cũng đã bị Tổ chức Ân xá Quốc tế và Ủy viên Nhân quyền Australia, Lorraine Finlay ch.ỉ tríc.h, họ cho rằng lệnh cấm sẽ tước đi mạng lưới an toàn xã hội của những đứ.a tr.ẻ dễ bị tổn thương.
Ủy viên Bảo vệ Quyền riêng tư Australia Carly Kind cũng đặt câu hỏi về tính logic của lệnh cấm: “Chúng ta không nên quá vội vàng chấp nhận rằng phương tiện truyền thông xã hội tệ đến mức cần phải cấm đối với những người dễ bị tổn thương nhất. Những thay đổi, ngay cả những thay đổi nhỏ, cũng có thể định hình tích cực cho môi trường đó”.
Báo động những 'ngân hàng kiến thức' sống trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng
Theo một nghiên cứu của Australia, hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra sự suy giảm số lượng động vật sống lâu trong tự nhiên cả ở trên cạn lẫn dưới biển, làm trầm trọng thêm tác động của tình trạng mất môi trường sống, bệnh tật và các sự kiện khí hậu khắc nghiệt.
Sư tử hoang dã. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu được Đại học Charles Darwin (CDU) tại Lãnh thổ phía Bắc Australia công bố ngày 22/11, các nhà khoa học chỉ ra rằng trên đất liền, nạn săn trộm, săn bắ.n tiêu khiển, săn động vật ăn thịt...là nguyên nhân khiến số lượng động vật sống lâu ngày càng suy giảm. Trong đó, sư tử và voi là hai trong số những loài động vật càng sống lâu càng bị săn trộm để lấy ngà, xương và các bộ phận khác. Trong môi trường nước ngọt và đại dương, những loài cá sống lâu nhất và các rạn san hô cổ xưa cũng đang bị khai thác quá mức để phục vụ nhu cầu của con người.
Ông Keller Kopf tại Viện nghiên cứu môi trường và sinh kế của CDU, tác giả chính của nghiên cứu, cho rằng động vật sống lâu phải được bảo vệ bởi chúng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học mà còn là những "ngân hàng kiến thức" sống, truyền lại kinh nghiệm cho các thế hệ sau, qua đó đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái. Do đó, việc bảo vệ các loài động vật sống lâu không chỉ là bảo vệ đa dạng sinh học mà còn vì tương lai của chính nhân loại.
Thông qua nghiên cứu này, ông Keller Kopf và các cộng sự kêu gọi cách tiếp cận dài hạn với các chỉ thị chính sách chuyên môn và các chiến lược quản lý để bảo tồn các loài động vật sống lâu trên khắp thế giới.
Australia: Xem xét phạt nặng mạng xã hội nếu không có biện pháp bảo vệ tr.ẻ e.m Chính phủ Australia đã đưa ra dự luật mới, theo đó các nền tảng mạng xã hội có thể bị phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổ.i truy cập vào nền tảng của họ. Biểu tượng Instagram, Facebook và WhatsApp. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN Theo dự luật...