Australia ra dự luật buộc Google, Facebook trả tiền lấy tin
Australia công bố dự thảo luật buộc Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin nếu muốn đăng tin tức trên các nền tảng công nghệ này.
Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg hôm nay công bố “bộ quy tắc ứng xử bắt buộc” để điều chỉnh quan hệ giữa ngành truyền thông đang gặp khó khăn và các công ty công nghệ, sau 18 tháng hai bên đàm phán không mang lại kết quả.
Ngoài việc phải trả phí để sử dụng nội dung, bộ quy tắc được đề xuất cũng quy định các vấn đề như quyền truy cập vào dữ liệu người dùng, tính minh bạch của thuật toán và xếp hạng nội dung trong kết quả tìm kiếm và nguồn cấp tin của các nền tảng.
Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg tham dự một sự kiện ở Canberra, tháng 8/2018. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Bộ trưởng Frydenberg cho biết dự luật nhằm thực thi bộ quy tắc trên sẽ được đưa ra trước quốc hội vào tháng 8 và sẽ bao gồm “các hình phạt đáng kể” có thể buộc các công ty công nghệ phải trả hàng trăm triệu USD.
Ông cũng cho hay quy tắc mới sẽ nhắm tới bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào sử dụng nội dung tin tức ở Australia, song ban đầu sẽ tập trung vào Facebook và Google, hai công ty giàu có và quyền lực nhất thế giới.
Động thái của Australia được theo dõi sát sao trên toàn cầu giữa lúc các đơn vị truyền thông trên toàn thế giới phải chật vật tồn tại trong nền kinh tế ngày càng thiên hướng kỹ thuật số, trong khi doanh thu quảng cáo bị thâu tóm bởi Facebook, Google và các công ty công nghệ lớn khác.
Cuộc khủng hoảng của ngành báo chí càng trở nên trầm trọng hơn vì sự sụp đổ kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19, với hàng chục tờ báo Australia đã bị đóng cửa và hàng trăm nhà báo mất việc trong những tháng gần đây.
Facebook và Google đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ động thái nào buộc họ phải chia sẻ doanh thu quảng cáo. Hai công ty này không loại trừ họ có thể tẩy chay truyền thông Australia nếu các quy định bắt buộc thanh toán được áp dụng.
Song ông Frydenberg cảnh báo rằng bộ quy tắc cũng cấm mọi hành vi “phân biệt đối xử” với truyền thông Australia của các công ty công nghệ.
“Dự luật hôm nay sẽ thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan quản lý và chính phủ trên thế giới”, ông Frydenberg nói trong một cuộc họp báo và gọi động thái là “đi tiên phong trên thế giới”, thêm rằng dự luật nhằm “đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp truyền thông tin tức của Australia, tăng cường cạnh tranh, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng và nền báo chí bền vững”.
Truyền thông Australia: Việt Nam đã nỗ lực hết mình để cứu phi công người Anh
Truyền thông Australia cho rằng Việt Nam đã nỗ lực hết mình để cứu chữa cho phi công người Anh kể từ tháng 3/2020.
Truyền thông Australia hôm nay (12/7) đưa tin về trường hợp phi công người Anh, hay vẫn thường gọi là bệnh nhân số 91, đã được Việt Nam điều trị khỏi bệnh Covid-19 và lên đường trở về nước.
Truyền thông Australia ca ngợi Việt Nam nỗ lực cứu chữa bệnh nhân số 91. Ảnh: AP.
Báo điện tử 9News của Australia đưa tin, bệnh nhân Covid-19 nguy kịch nhất tại Việt Nam, một phi công 42 tuổi người Anh làm việc cho Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19 và đủ sức khỏe để trở về nhà ở Scotland.
Theo thông tin được hãng tin 9News trích dẫn từ Thông tấn xã Việt Nam, phi công Stephen Cameron đã rời Hà Nội và sẽ về đến London vào sáng nay (12/7) theo giờ địa phương. Truyền thông Australia cho rằng Việt Nam đã nỗ lực hết mình để cứu chữa cho bệnh nhân số 91, người được xác định dương tính với Covid-19 kể từ tháng 3/2020. Phi công Cameron là bệnh nhân cuối cùng phải điều trị tích cực tại Việt Nam và đến nay Việt Nam không có trường hợp tử vong do Covid-19.
Trước đó, truyền thông Australia đưa tin cho rằng Việt Nam đã có kinh nghiệm đối phó với đại dịch kể từ dịch SARS năm 2003. Do vậy, ngay khi nhận thấy những nguy cơ từ dịch Covid-19, Việt Nam thắt chặt kiểm soát biên giới, ban hành quy định hạn chế đi lại và thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Đáng chú ý, chính phủ Việt Nam đã có các biện pháp tuyên truyền sáng tạo và cởi mở để người dân hiểu được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Các biện pháp của Việt Nam đã chứng minh hiệu quả khi kiểm soát tốt dịch bệnh và không gây quá tải đối với hệ thống y tế.
Cún cưng vẫn chờ nhà vô địch Olympic chết đuối trở về Chú chó Rummi ngồi ở bãi biển Palm Beach, Australia, nơi VĐV trượt ván trên tuyết Alex Pullin gặp tai nạn đuối nước trong lúc săn cá hôm 8/7. Chú chó Rummi ngồi ở bãi biển nơi Alex Pullin đuối nước (ảnh phải). Rummi thường xuyên được cậu chủ và bạn gái đưa ra bãi biển. Ảnh: Instagram. Bức ảnh chú chó thẫn...