Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Cơ quan Quản lý sản phẩm trị liệu của Australia (TGA) gần đây đã phê duyệt một loại vaccine tăng cường mới để ngăn ngừa COVID-19.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Dubbo, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Loại vaccine này do hãng Pfizer hợp tác với hãng Moderna sản xuất nhắm vào biến thể phụ JN.1 của Omicron. Đây hiện là phiên bản thứ 5 của vaccine phòng COVID-19, được cập nhật thường xuyên để theo kịp chủng virus đang phát triển nhanh chóng SARS-CoV-2.
Vaccine tăng cường JN.1 của Pfizer và Moderna được bào chế dựa trên công nghệ mRNA, theo đó các tế bào trong cơ thể con người tạo ra một loại protein cụ thể – trong trường hợp này là gai của SARS-CoV-2, một loại protein trên bề mặt virus cho phép nó bám vào các tế bào. Điều này giúp hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể nhận biết protein đột biến và cản trở virus xâm nhập vào các tế bào.
Video đang HOT
Để đáp ứng các phản ứng miễn dịch được tăng cường của con người từ việc tiêm chủng và lần nhiễm virus trước đó (được gọi là áp lực miễn dịch), SARS-CoV-2 đã tiếp tục phát triển trong suốt thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, làm thay đổi hình dạng của protein để làm giảm hiệu quả hoạt động của các kháng thể của con người. Gần đây nhất, thế giới đã phải đối mặt với một loạt các biến thể phụ của Omicron, bao gồm cả JN.1. Kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên hồi tháng 8/2023, JN.1 đã sinh ra nhiều biến thể phụ khác, chẳng hạn như KP.2 (được gọi là FLiRT), KP.3 (được gọi là FLuQE) và XEC.
Protein đột biến được tạo thành từ 1.273 axit amin và khiến cho từng axit amin bị thay đổi. Một số axit amin đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các kháng thể trung hòa liên kết với loại protein này. Điều này có nghĩa là những thay đổi có thể mang lại lợi thế cho virus SARS-CoV-2 so với các biến thể trước đó, giúp virus né tránh phản ứng miễn dịch của con người. Vì vậy, các nhà khoa học đã liên tục cập nhật vaccine ngừa COVID-19 nhằm theo kịp những thay đổi này.
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.
Uớc tính, một người nhiễm JN.1 có thể lây nhiễm cho 5 người, trong khi với bệnh cúm theo mùa, một người nhiễm bệnh có thể lây cho 1,3 người. Nói cách khác, COVID-19 có thể lây truyền cao gấp 4 lần so với bệnh cúm.
Thêm vào đó, khả năng miễn dịch sau khi tiêm phòng COVID-19 (hoặc sau lần nhiễm virus trước đó) bắt đầu suy yếu trong những tháng sau đó. Vì vậy, các mũi tiêm tăng cường ngừa COVID-19 hàng năm được cho là chưa đủ đối với một số người dễ bị tổn thương. Các chuyên gia y tế của Australia cho rằng đối với những người từ 65-74 tuổ.i, nên tiêm nhắc lại vaccine ngừa COVID-19 1 năm một lần, nhưng họ cũng đủ điều kiện để tiêm 6 tháng một lần. Còn đối với người trên 75 tuổ.i, nên tiêm 6 tháng một lần. Những người từ 18-64 tuổ.i nên tiêm 1 năm một lần, trừ khi họ bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng thì chỉ cần 6 tháng là họ có thể tiêm nhắc lại.
Theo giới chức y tế Australia, vaccine nhắm mục tiêu vào JN.1 sẽ cung cấp khả năng bảo vệ tốt chống lại các biến thể phụ của Omicron có nguy cơ lưu hành trong những tháng tới. Trước khi triển khai các mũi tiêm JN.1, Nhóm Tư vấn kỹ thuật tiêm chủng của Australia sẽ cung cấp các hướng dẫn. Dự kiến việc triển khai các mũi tiêm này sẽ diễn ra trong vòng một tháng tới.
Vaccine kết hợp phòng cúm và COVID-19 của Moderna cho kết quả thử nghiệm tích cực
Ngày 10/6, nhà sản xuất dược phẩm Moderna của Mỹ cho biết trong giai đoạn thử nghiệm cuối, vaccine kết hợp phòng cúm và COVID-19 của hãng này tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn ở người từ 50 tuổ.i trở lên so với các mũi tiêm phòng đơn lẻ.
Biểu tượng của Moderna tại trụ sở ở Norwood, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Moderna nêu rõ, vaccine kết hợp có tên mRNA-1083, sử dụng công nghệ RNA thông tin, đã tạo ra lượng kháng thể lớn hơn so với các loại vaccine phòng cúm truyền thống và vaccine ngừa COVID-19 Spikevax sử dụng công nghệ mRNA đang lưu hành trên thị trường hiện nay. Vaccine này củng cố khả năng miễn dịch cao hơn chống lại hai chủng cúm A H1N1, H3N2 và một chủng cúm B (B/Victoria) ở người lớn tuổ.i hơn khi so sánh với các mũi tiêm phòng cúm của GSK và Sanofi đang được sử dụng rộng rãi. Đây là 3 chủng cúm mà Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hồi tháng 3 năm nay đã khuyến nghị các nhà sản xuất dược phẩm nhắm mục tiêu khi phát triển vaccine phòng cúm mùa năm 2024.
Dữ liệu mới nhất nói trên được thu thập và so sánh với hai nhánh trong một nghiên cứu lớn hơn có sự tham gia của khoảng 8.000 người.
Nhánh một gồm những người thử nghiệm tiêm vaccine kết hợp Fluarix của GSK cho người từ 50-64 tuổ.i. Nhánh thứ hai tiêm vaccine liều cao Fluzone HD của hãng Sanofi cho người từ 65 tuổ.i trở lên.
Cũng theo Moderna, vaccine kết hợp mRNA-1083 được đán.h giá là an toàn và có thể chấp nhận được trong nghiên cứu mới nhất. Tỷ lệ các tác dụng phụ tương tự như những tác dụng phụ của các vaccine khác được sử dụng trong cuộc thử nghiệm này. Theo đó, các tác dụng phụ thường gặp nhất là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau cơ và đau đầu.
Chủ tịch tập đoàn Moderna Stephen Hoge cho biết hãng dự kiến công bố kết quả thử nghiệm đầy đủ tại một hội nghị y tế sắp tới, đồng thời bày tỏ sẽ có thể đưa ra thị trường vaccine kết hợp mRNA-1083 để phòng các bệnh đường hô hấp mùa Thu sớm nhất vào năm 2025 hoặc năm 2026.
Australia thiệt hại ít nhất 20 tỷ USD do chậm tiêm vaccine ngừa COVID-19 Việc chậm trễ triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã khiến Australia thiệt hại ít nhất 20 tỷ USD khi phải kéo dài các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và các hạn chế khác một cách không cần thiết. Đây là kết luận của một cuộc điều tra do chính phủ tài trợ, công bố ngày 29/10. Một điểm tiêm vaccine...