Australia phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông sau khi Bắc Kinh đưa máy bay ném bom diễn tập ở Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phản đối hành động quân sự hóa Biển Đông trong cuộc gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh đang căng thẳng, Ngoại trưởng Australia đã có cuộc gặp kéo dài với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bên lề hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại Argentina hôm 21.5.
Bà Bishop mô tả cuộc thảo luận diễn ra “nồng ấm, thẳng thắn và xây dựng”, cho biết bà sẽ sớm thăm Trung Quốc.
Bà Bishop nói với ABC rằng bà có mối quan hệ lâu dài với người đồng cấp Vương Nghị, và Australia “sẽ tiếp tục tiếp cận mối quan hệ song phương với Trung Quốc một cách thiện chí, thực tế, thực dụng và giao tiếp cởi mở”.
Mặc dù cuộc gặp ở Argentina rõ ràng nhằm mục đích phá băng quan hệ, song Ngoại trưởng Bishop xác nhận bà đã phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Cuối tuần trước, Trung Quốc cho máy bay ném bom H-6K tiến hành các hoạt động diễn tập cất, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm.
“Lập trường của Australia rất rõ ràng và nhất quán, Trung Quốc cũng biết rõ điều đó. Mối quan ngại của chúng tôi về việc quân sự hóa một số thực thể ở Biển Đông đã là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận, và hôm nay cũng vậy” – Ngoại trưởng Bishop nói hôm 22.5.
Bà Bishop cho biết, Australia liên tục nêu lên những quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông như một phần của “cuộc đối thoại lâu dài, sâu rộng với Trung Quốc, và tôi không tin rằng Trung Quốc ngạc nhiên vì hôm nay tôi nêu vấn đề này một lần nữa”.
Ngoại trưởng Australia Bishop cũng thảo luận về Biển Đông với Mỹ tại hội nghị ngoại trưởng G20. Bà nói Australia sẽ tiếp tục thực hiện các quyền tự do hàng hải và hàng không, đồng thời “ủng hộ quyền làm như vậy của các nước khác”, và đã chuyển tải lập trường này tới Trung Quốc.
Ngày 21.5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phản đối Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này và không được tiến hành quân sự hóa Biển Đông.
“Việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập cất, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn trong khu vực và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông” – bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
VÂN ANH
Theo Laodong
Việt Nam quan ngại về quyết định của Mỹ trong vấn đề Jerusalem
Đề cập về lập trường mới của Mỹ đối với vấn đề Jerusalem, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bày tỏ quan ngại quyết định này có thể ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định tại khu vực Trung Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Hôm 6/12, trong một động thái gây tranh cãi và chưa từng có tiền lệ, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, quyết định này được đưa ra bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế.
Người đứng đầu Nhà Trắng nói rằng, quyết định của ông là một bước đi nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại rằng kế hoạch của Mỹ có thể làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông.
Về phía Việt Nam, về lập trường mới của Mỹ đối với vấn đề Jerusalem, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bày tỏ quan ngại quyết định này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định tại khu vực Trung Đông.
"Việt Nam có quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với tất cả các quốc gia Trung Đông, trong đó có Palestine, Israel", bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh mọi nỗ lực khu vực, quốc tế và các bên liên quan nhằm giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, đem lại hòa bình bền vững và lâu dài cho Trung Đông, vì lợi ích và sự phát triển của tất cả các nước trong khu vực, đóng góp chung cho hòa bình khu vực và thế giới.
"Việt Nam tái khẳng định lập trường nhất quán về việc ủng hộ giải pháp hai nhà nước, trong đó có việc thành lập Nhà nước Palestine cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel với đường biên giới trước năm 1967.
Việt Nam cho rằng mọi giải pháp liên quan đến Jerusalem cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là các Nghị quyết của Liên hợp quốc, với sự đồng thuận của các bên liên quan", bà Hằng nhấn mạnh.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Phản ứng của Việt Nam về việc Mỹ đưa tàu chiến đến gần Hoàng Sa Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho hay Việt Nam tiếp tục đề nghị các quốc gia có đóng góp xây dựng tích cực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Người phát ngôn bộ Ngoại...