Australia nói Trung Quốc phớt lờ đề nghị giảm căng thẳng
Australia nói Trung Quốc chưa phản hồi lời đề nghị suốt nhiều tuần qua nhằm giảm căng thẳng hai nước sau khi Canberra kêu gọi điều tra về Covid-19.
“Thật không may, những đề nghị thảo luận của chúng tôi tới nay vẫn bị phản ứng tiêu cực. Điều này thật đáng thật vọng”, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham trả lời đài ABC hôm 8/6, cho biết đã đề nghị thảo luận với người đàm phán Trung Quốc nhiều lần, song đều bị phớt lờ.
Tuyên bố của Birmingham được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Australia – Trung Quốc ngày càng căng thẳng sau khi Canberra yêu cầu mở điều tra quốc tế về Covid-19. Australia đã nhiều lần khẳng định cuộc điều tra nhằm tìm hiểu rõ về nguồn gốc dịch, không nhắm vào Trung Quốc.
Video đang HOT
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham phát biểu ở sân bay Adelaide hôm 6/5. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc tháng trước đã áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tới 80,5% với lúa mạch nhập khẩu từ Australia cũng như cấm cửa 4 nhà sản xuất thịt bò lớn của nước này với lý do không đáp ứng yêu cầu nhãn mác và chứng nhận nhập khẩu trong thời gian dài.
Căng thẳng thương mại với Trung Quốc luôn là mối lo của Australia khi họ là nền kinh tế phát triển phụ thuộc nhiều nhất vào Bắc Kinh. Birmingham nhiều lần cảnh báo các động thái gần đây của Trung Quốc có thể gây tổn hại cho cả hai nền kinh tế nếu không được xem xét lại.
Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc hôm 5/6 cũng kêu gọi công dân tránh đến Australia do lo ngại tình trạng “phân biệt chủng tộc nhằm vào người Trung Quốc và châu Á”.
Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Canberra, chiếm 30% nguồn xuất khẩu thịt bò và cũng là khách hàng mua lúa mạch lớn nhất của Australia. Quan hệ song phương bắt đầu rạn nứt hồi năm 2017 khi Australia đưa ra luật an ninh mới nhằm ngăn sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị trong nước. Trung Quốc cho rằng luật này nhắm thẳng vào họ, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên lạnh nhạt.
Nguy cơ thương chiến Trung Quốc – Australia gia tăng Trung Quốc mỉa mai Australia về việc điều tra Covid-19 11 Trung Quốc khuyến cáo công dân không đến Australia Bốn lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Australia Nguồn cơn Trung Quốc đáp trả Australia 70
Australia điều tra vụ việc phóng viên bị tấn công tại Mỹ
Bộ Ngoại giao Australia ngày 2/6 cho biết nước này đang mở cuộc điều tra vụ việc hai nhà báo thuộc kênh truyền hình 7News của nước này bị cảnh sát tấn công khi đang đưa tin về vụ biểu tình bên ngoài Nhà Trắng.
Một người biểu tình giơ tay khi cảnh sát chống bạo động tiến hành các biện pháp mạnh buộc họ phải rời khỏi khu vực quanh Nhà Trắng ở Washington vào đêm 29, rạng sạng 30/5/2020. Ảnh: Reuters
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Australia, hiện Đại sứ quán nước này tại Mỹ đã được giao nhiệm vụ tiến hành cuộc điều tra này, cùng với xem xét để đưa ra khiếu nại chính thức đối với phía Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, cuộc điều tra được tiến hành theo yêu cầu của Thủ tướng Australia Scott Morrison. Lãnh đạo Công đảng đối lập tại Australia, ông Anthony Albanese đã kêu gọi Canberra lên tiếng và đề nghị Đại sứ Australia tại Mỹ có ý kiến chính thức lên Chính phủ Mỹ. Ông cho rằng hành động tấn công các nhà báo là không thể chấp nhận được.
Vụ việc xảy ra vào lúc 18 giờ 25 phút (giờ Mỹ) khi phóng viên thường trú kênh 7News tại Mỹ Amelia Brace và quay phim Tim Myers đang đưa tin về cuộc biểu tình bên ngoài Nhà Trắng trước thời điểm giới nghiêm 19 giờ. Cảnh quay của hai phóng viên ghi lại cho thấy, khi đang đưa tin về cuộc biểu tình, một nhân viên cảnh sát đã đẩy quay phim Myers bằng khiên trước khi tấn công anh này. Sau đó một nhân viên cảnh sát khác đã dùng gậy tấn công hướng về các phóng viên khi họ cố gắng bỏ chạy. Sau vụ việc, phóng viên Brace cho biết cô và quay phim Myers không bị thương nặng nhưng bị ảnh hưởng khá nhiều vì tác động của hơi cay.
Nguồn cơn Trung Quốc đáp trả Australia Vài ngày sau khi Ngoại trưởng Australia lần đầu kêu gọi điều tra nguồn gốc nCoV, đại sứ Trung Quốc tại nước này cảnh báo về làn sóng tẩy chay. "Có lẽ người dân Trung Quốc sẽ tự hỏi rằng tại sao phải uống rượu Australia hoặc ăn thịt bò của họ", đại sứ Trung Quốc tại Australia Thành Cạnh Nghiệp trả lời...