Australia nới lỏng khuyến cáo đi lại ra nước ngoài
Ngày 28/10, Australia đã nới lỏng khuyến cáo đi lại đối với một số nước, trong đó có Mỹ, Anh và Canada trong bối cảnh nước này chuẩn bị mở cửa trở lại đường biên giới từ tuần tới lần đầu tiên trong 18 tháng qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Melbourne, Victoria, Australia. Ảnh: THX/TTXVN
Australia sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đi nước ngoài đối với những người đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 1/11 tới sau khi tỷ lệ tiêm chủng tại nước này tăng mạnh. Quyết định này được đưa ra sau khi các thành phố lớn nhất Australia là Sydney và Melbourne tiến tới bỏ quy định cách ly đối với người đến từ nước ngoài.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho rằng những thay đổi trên là bước tiến quan trọng tiếp theo trong việc giúp các gia đình được đoàn tụ và giúp Australia mở cửa trở lại với thế giới một cách an toàn. Theo bà Payne, việc cập nhật khuyến cáo đi lại nói trên còn giúp người dân nước này tiếp cận bảo hiểm du lịch dễ dàng hơn.
Australia đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm kiềm chế dịch bệnh COVID-19 được áp đặt tại Sydney và Melbourne, nhờ tỷ lệ tiêm chủng vaccine tăng cao tại 2 thành phố này sau khi làn sóng dịch bệnh thứ 3 do biến thể Delta gây ra lây lan mạnh ở khu vực Đông Nam nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc nới lỏng những quy định về đi lại không đồng nhất trên cả nước Australia vì các bang và vùng lãnh thổ có độ phủ vaccine và chính sách y tế khác khau. Theo khuyến cáo đi lại cập nhật, khuyến cáo “không đi du lịch”, được đưa ra đối với tất cả các điểm đến từ tháng 3/2020, đều đã được dỡ bỏ. Mặc dù vậy, không có điểm đến nào được đặt ở mức cảnh báo thấp hơn cấp độ 2 – thận trọng cao.
Ngày 28/10, bang Victoria, nơi có thành phố Melbourne, ghi nhận 25 ca tử vong, số ca tử vong theo ngày cao nhất trong đợt bùng phát dịch do biến thể Delta gây ra lần này, và 1.923 ca nhiễm mới, số ca mắc mới trong ngày cao nhất trong 4 ngày qua. Trong khi đó, bang láng giềng New South Wales, nơi có thành phố Sydney, ghi nhận 293 ca nhiễm mới, giảm so với mức 304 ca thông báo một ngày trước đó. Hiện tổng số ca bệnh tại Australia đã tăng lên khoảng 166.000 ca, trong đó 1.694 ca tử vong.
* Tại Anh, nước này có kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại với 7 quốc gia còn lại trong “danh sách đỏ”, theo đó hủy bỏ quy định cách ly tại khách sạn đối với những người đến từ các nước này.
Theo báo The Telegraph ngày 27/10, các bộ trưởng Anh sẽ nhóm họp vào ngày 28/10 để thảo luận việc đưa 7 quốc gia cuối cùng nói trên, trong đó có Colombia và Venezuela, khỏi “danh sách đỏ”.
“Danh sách đỏ” của Chính phủ Anh gồm các nước có tỷ lệ mắc COVID-19 cao, theo đó những người đến từ các quốc gia này phải cách ly 10 ngày tại khách sạn do chính phủ chỉ định, đồng thời phải thực hiện xét nghiệm PCR và các xét nghiệm khác. Các chi phí này thậm chí cao hơn chi phí cho một chuyến bay.
Số ca nhiễm mới tại Anh đang gia tăng mạnh trở lại trong thời gian gần đây. Hiện Anh ghi nhận tổng cộng 8.897.149 ca mắc COVID-19, trong đó có 140.041 trường hợp tử vong.
Mỹ - Australia bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông
Tuyên bố chung của Mỹ và Australia đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng đây là những tuyên bố không có căn cứ về mặt pháp lý.
(Từ trái sang phải) Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton, Ngoại trưởng Australia Marise Payne, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (Ảnh: AP).
Ngày 16/9, tại Washington, Mỹ, phái đoàn Australia gồm Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton cùng Ngoại trưởng Marise Payne đã gặp phái đoàn Mỹ gồm Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken trong khuôn khổ Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng giữa Mỹ và Australia (AUSMIN) tại Washington.
Sau buổi họp, các quan chức hàng đầu 2 nước đã ra tuyên bố chung, trong đó đề cập tới hàng loạt vấn đề, từ dịch Covid-19 tới biến đổi khí hậu, Biển Đông.
"Các Bộ trưởng bày tỏ quan ngại liên quan tới các tuyên bố chủ quyền mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông mà không có cơ sở pháp lý, kêu gọi Bắc Kinh thực hiện các điều luật có liên quan trong nước - bao gồm cả Luật An toàn Giao thông Hàng hải - theo một cách thức nhất quán với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Các quan chức Mỹ và Australia cũng nhấn mạnh lại rằng phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc về mặt pháp lý với các bên", tuyên bố chung viết.
Trong phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) đã bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông trong vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines. Tuy nhiên, Trung Quốc cho đến nay vẫn tuyên bố không công nhận phán quyết của tòa. Thay vào đó, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động nhằm đẩy mạnh yêu sách phi lý ở Biển Đông.
Tuyên bố chung của các bộ trưởng nhấn mạnh "sự phản đối mạnh mẽ với việc quân sự hóa các thực thể địa lý tại Biển Đông và các hành động gây mất ổn định khác, bao gồm việc điều động một cách nguy hiểm lực lượng tuần duyên và dân quân hàng hải, cũng như các hành vi làm gián đoạn các hoạt động khai thác tài nguyên ngoài khơi của các quốc gia khác".
Sau cuộc gặp ở Washington, Mỹ và Australia đã thông báo mở rộng hợp tác quân sự, bao gồm việc triển khai luân phiên tất cả các loại máy bay quân sự của Mỹ tới Australia.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết hai nước đã nhất trí thông qua "các sáng kiến nhằm mở rộng khả năng tiếp cận và hiện diện của Mỹ tại Australia". Trong khi đó, theo Bộ trưởng Dutton, Australia sẽ "tăng cường đáng kể" quan hệ hợp tác với Mỹ, bao gồm hợp tác về phát triển tên lửa và vật liệu nổ.
AUSMIN diễn ra một ngày sau khi, Mỹ, Australia và Anh thống nhất thỏa thuận hợp tác quân sự AUKUS, trong đó Washington và London cam kết hỗ trợ Canberra để chế tạo đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích động thái này, cảnh báo nó có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực.
Australia cam kết sớm chuyển 1,1 triệu liều vaccine cho Việt Nam Ngoại trưởng Australia cho biết sẽ sớm bàn giao 1,1 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam, để hoàn tất cam kết tặng 1,5 triệu liều như đã công bố. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm nay điện đàm với Ngoại trưởng Australia Marise Payne, sau khi Australia bàn giao hơn 400.000 liều vaccine AstraZeneca, là lô đầu tiên trong 1,5...