Australia nói không muốn làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc
Ngoại trưởng Australia Payne khẳng định quan hệ Canberra – Bắc Kinh vô cùng quan trọng và họ không có ý định làm tổn hại tới nó.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã tổ chức cuộc hội đàm hai ngày tại Washington với những người đồng cấp Australia. Trong cuộc họp báo chung hôm 28/7, Pompeo ca ngợi Australia vì dám đứng trước sức ép từ Trung Quốc, khẳng định Washington và Canberra sẽ tiếp tục hợp tác để tái khẳng định luật pháp ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang ra sức thúc đẩy yêu sách.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết Canberra và Washington nhất trí với các quy tắc pháp luật cũng như nhắc lại cam kết giải quyết các vấn đề như luật an ninh Hong Kong. Tuy nhiên, bà nói thêm Australia không hoàn toàn tán thành mọi thứ với Bắc Kinh hay Washington.
“Quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc rất quan trọng. Chúng tôi không có ý định làm tổn hại nó. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không có ý định làm những điều đi ngược lại lợi ích của mình”, Payne khẳng định.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne tại cuộc họp báo ở thủ đô Washington, Mỹ, hôm 28/7. Ảnh: Reuters.
Bà cho biết Australia và Mỹ chia sẻ mối quan tâm chung về một khu vực châu Á – Thái Bình Dương tự do, thịnh vượng và an toàn, cùng các vấn đề liên quan như Trung Quốc.
Video đang HOT
“Dù vậy chúng tôi không tán thành mọi thứ. Đó là một phần của mối quan hệ tôn trọng, một phần của mối quan hệ đã tồn tại hơn 100 năm về sự bình đẳng, hữu nghị”, Ngoại trưởng Australia khẳng định.
Payne không nói rõ về những bất đồng với Washington, nhưng cho biết Australia đã tự đưa ra quyết định và phán quyết của riêng mình dựa trên lợi ích và an ninh quốc gia.
Australia hôm 23/7 đã đệ công hàm lên Liên Hợp Quốc, tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông “không có giá trị và không phù hợp Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển”. Hồi đầu tháng nước này cũng thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong sau khi Bắc Kinh áp luật an ninh mới tại thành phố.
Quan hệ Australia và Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng trong những năm gần đây, kể từ khi Canberra cáo buộc Bắc Kinh đang cố can thiệp vào các vấn đề nội bộ. Quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng vì vấn đề Covid-19, sau khi Australia kêu gọi điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc dịch bệnh.
Đang căng thẳng với Trung Quốc, Úc đón 1.200 quân Mỹ
Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo, 1.200 lính thủy đánh bộ Mỹ đang chuẩn bị di chuyển đến Úc trong bối cảnh quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh trở nên căng thẳng thời gian gần đây.
Thủy quân lục chiến Mỹ được kiểm tra sức khỏe trước khi lên đường sang Úc (ảnh: Daily Mail)
54 lính thủy đánh bộ Mỹ thuộc nhóm tiên phong đã có mặt tại thành phố Darwin (Úc), số quân còn lại cũng sẽ tới nơi vào đầu tháng 6 tới.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã đình chỉ hầu hết hoạt động của quân đội Mỹ tại nước ngoài nhằm hạn chế nguy cơ binh sĩ bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, quyết định đó đã bị đảo ngược vào tháng này, khi Mỹ quyết định điều quân đến Úc trong bối cảnh căng thẳng quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra leo thang.
Số binh sĩ Mỹ được gửi tới Úc sẽ trải qua 14 ngày cách ly tại căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản.
Mỗi binh sĩ sẽ được xét nghiệm Covid-19 trước khi rời Nhật Bản và tiếp tục được xét nghiệm một lần nữa khi đến thành phố Darwin, Úc để thực hiện nhiệm vụ.
Động thái chuyển quân của Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ - Úc với Trung Quốc đang trở nên căng thẳng do những tranh cãi liên quan đến dịch Covid-19.
"Việc triển khai quân đội đã thể hiện sự gắn kết và sức mạnh của liên minh quân sự Úc - Mỹ. Đây là thông điệp rõ ràng nhằm khẳng định cam kết chung của chúng tôi đối với an ninh khu vực", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc Linda Reynold, phát biểu.
"Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ đạt được kết quả huấn luyện tốt đẹp với Lực lượng Quốc phòng Úc trong khi vẫn đảm bảo các biện pháp ngăn ngừa Covid-19 lây lan", bà Reynold nói thêm.
Mỹ - Úc tập trận trên biển (ảnh: SCMP)
Theo bà Reynold, việc huấn luyện quân sự giữa Úc và Mỹ còn có sự tham gia của một số đối tác trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương nhằm đối phó tốt hơn với các mối đe dọa an ninh.
Thành phố Darwin, Úc không ghi nhận bất kỳ ca nhiễm mới Covid-19 nào trong hơn 6 tuần qua.
Hành động của Mỹ nhằm thể hiên sự ủng hộ với Úc khi Canberra bị Bắc Kinh "gây khó dễ" trong thời gian gần đây, giới chuyên gia nhận định.
Trung Quốc tỏ thái độ rất không hài lòng khi Úc thường xuyên kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19.
Trung Quốc đã áp thuế nhập khẩu hơn 80% đối với mặt hàng lúa mạch của Úc. Trước đó, 4 nhà cung cấp thịt bò Úc cũng đã bị đình chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc.
Một số phương tiện truyền thông trong nước còn đe dọa Bắc Kinh sẽ có thêm nhiều biện pháp khác nhằm trừng phạt Úc.
Hôm 24.5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng cảnh báo quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang "bên bờ vực Chiến tranh Lạnh".
Australia bác toàn bộ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Australia đệ công hàm lên LHQ, tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông "không có giá trị và không phù hợp Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển". Chiến hạm Australia, Mỹ và Nhật Bản diễn tập tại Biển Philippines, ngày 21/7. Ảnh: US Navy. Trong công hàm đệ trình Liên Hợp Quốc ngày 23/7, Australia khẳng định...