Australia nỗ lực đảm bảo cân bằng giữa mở cửa kinh tế và kiểm soát dịch
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, với mục tiêu sống chung với dịch bệnh, thúc đẩy mở cửa nền kinh tế để phục hồi đất nước, Chính phủ Australia đã đưa ra những điều chỉnh mới sau cuộc họp Nội các hôm 14/1, trong đó áp dụng quy định mới đối với những ngành nghề lao động quan trọng.
Các phương tiện xếp hàng tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Sydney, Australia, ngày 9/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo quy định mới, sẽ có thêm hàng nghìn lao động được phép trở lại làm việc thay vì phải tự cách ly 7 ngày tại nhà. Những người tiếp xúc gần với những ca mắc COVID-19 (và có nguy cơ nhiễm cao) phải có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính, không có các triệu chứng và phải tuân thủ những quy định phòng dịch. Những quy định này gồm đeo khẩu trang tại nơi làm việc, xét nghiệm kháng nguyên nhanh 2 ngày một lần trong vòng 6 ngày và tiếp tục theo dõi trong 14 ngày. Những người này chỉ được đi từ nơi cách ly đến nơi làm việc và nếu xuất hiện các triệu chứng thì phải nghỉ việc ngay lập tức. Những người có kết quả xét nghiệm dương tính cũng sẽ cần phải thực hiện tự cách ly.
Động thái trên nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động và duy trì các dịch vụ thiết yếu trong bối cảnh Australia đang phải đối mặt với tỷ lệ mắc COVID-19 cao và số lượng người lao động nghỉ việc vì phải cách ly ngày càng tăng. Theo thống kê, nếu tiếp tục áp dụng các biện pháp cách ly, lực lượng lao động trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Australia sẽ sụt giảm 10%, bao gồm cả lực lượng lao động trong các ngành nghề thiết yếu. Nếu các trường học phải đóng cửa và các bậc phụ huynh phải ở nhà trông con, ước tính sẽ có thêm 5% người lao động phải nghỉ làm. Do đó, quy định mới nhất đã nhắm đến một giải pháp cân bằng tối ưu giữa việc nới lỏng quy định để phần lớn lao động trong các ngành nghề quan trọng và trong lĩnh vực giáo dục quay trở lại làm việc và vẫn có thể ngăn chặn nguy cơ lây lan của dịch bệnh.
Video đang HOT
Thực tế cho thấy biến thể Omicron nhìn chung gây ra những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó. Trong khi đó, nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm đi khi nhiều người dân Australia được tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, Australia vẫn cần tiếp tục theo dõi xem những thay đổi này sẽ tác động như thế nào đến nguy cơ lây nhiễm trong số lực lượng lao động trong các lĩnh vực dịch vụ thiết yếu. Việc theo dõi này sẽ giúp chính quyền điều chỉnh những biện pháp y tế cộng đồng phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là trước nguy cơ xuất hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Australia cần phải kiểm soát tốt nguy cơ xuất hiện những ca lây nhiễm mới khi người lao động đi làm trở lại. Điều này sẽ giúp chính phủ điều chỉnh những biện pháp y tế công cộng để đối phó với làn sóng hiện nay cũng như với các biến thể mới trong tương lai. Bên cạnh đó, chính phủ cần theo dõi tình trạng gia tăng số ca nhiễm mới trong các nhóm ngành nghề cụ thể. Việc thống kê số lượng ca nhiễm không phải là biện pháp tốt nhất cho tình trạng dịch bệnh hiện nay bởi những mô hình xét nghiệm thay đổi theo từng nhóm cộng đồng dân cư và thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, việc thống kê này vẫn có thể giúp phát hiện ra những thay đổi lớn trong cách thức lây nhiễm, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hiện nay. Do đó, chính phủ cần so sánh các con số tăng giảm trước và sau khi thay đổi các biện pháp y tế công cộng để đánh giá tác động của việc thay đổi này.
Tổng thống Indonesia tuyên bố bước đầu kiểm soát thành công đại dịch
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 6/12 cho biết nước này là một trong 5 quốc gia trên thế giới đã kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 ở cấp độ 1, nhờ sự nỗ lực và hợp tác chung của tất cả các bên.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tổng thống Jokowi, thành công này thể hiện khả năng của quốc gia trong việc biến những thách thức, khó khăn thành cơ hội. Indonesia đã xem xét rất kỹ lưỡng và thận trọng khi ban hành các chính sách để có thể kiểm soát đại dịch COVID-19, đồng thời khôi phục nền kinh tế.
Đại dịch COVID-19 là một trong những thách thức lớn, gây gián đoạn và buộc nước này và thế giới phải thực hiện các phương pháp phòng chống dịch bệnh mới.
Trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 196 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh kể từ tháng 3/2020 đến nay lên 4.257.685.
*Cùng ngày, phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn dẫn thông báo của Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 889 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh, thành phố, trong đó có 4 ca nhập cảnh và 3 ca tử vong do COVID-19. Đáng chú ý, cả 3 trường hợp tử vong đều chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Bộ Y tế Lào nêu rõ sau 1 ngày số ca mắc mới tăng vọt lên 4 chữ số, số ca mắc mới tại nước này trong 24 giờ qua lại giảm mạnh xuống còn 3 chữ số, giảm 475 ca so với một ngày trước đó. Tại thủ đô Viêng Chăn, số ca cộng đồng cũng giảm 395 ca so với ngày 5/12 nhưng vẫn ở mức cao, với 263 ca tại 120 bản thuộc 9 quận, đứng đầu cả nước.
Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 80.722 ca, trong đó có 210 người tử vong.
Trước tình hình trên, Chính phủ Lào yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng; chuẩn bị đội ngũ y tế, phương tiện, thiết bị và ngân sách cho hoạt động tiêm chủng ở cả đô thị và nông thôn; đồng thời mở rộng điểm tiêm chủng vaccine ở mọi cấp, bao gồm trạm xá hoặc trụ sở chính quyền bản, với điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.
Bỉ ban hành nhiều biện pháp kiểm soát dịch mới Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ Bỉ đã tiến hành phiên họp khẩn cấp hôm 3/12 để quyết định về các biện pháp cần thiết mới nhằm ngăn chặn dịch bệnh diễn biến tồi tệ hơn. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Brussels, Bỉ, ngày 26/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, một...