Australia nhập khẩu tàu ngầm Nhật Bản tăng cường kiểm soát Ấn Độ Dương
Nhật Bản sẽ chuyển nhượng công nghệ và xây dựng hạm đội tàu ngầm hoàn chỉnh cho Australia nếu như hai bên ký kết thỏa thuận xây dựng quan hệ đồng minh quân sự.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore ngày 2 tháng 9 đưa tin, Australia có thể mua sắm một lô tàu ngầm tàng hình do Nhật Bản chế tạo để tăng cường khả năng theo dõi của Australia ở Ấn Độ Dương.
Bài báo cho rằng, Australia hiện nay đang tìm kiếm đối tác hợp tác, giúp Australia chế tạo mười mấy tàu ngầm dầu diesel mới để thay thế tàu ngầm động cơ thông thường lớp Collins ngày càng lão hóa.
Có tin cho biết, Australia ca ngợi các đặc điểm như đặc tính chạy êm, khả năng lặn lâu của tàu ngầm Nhật Bản, hai nước rất có khả năng thúc đẩy theo hướng ký kết thỏa thuận.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Johnston trước đó cho biết, tàu ngầm lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo là tàu ngầm động cơ thông thường tốt nhất trên thế giới hiện nay.
Ông hy vọng Australia và Nhật Bản trước tiên hợp tác trên phương diện thuỷ động học tàu ngầm, sau đó từng bước mở rộng lĩnh vực hợp tác, cuối cùng ký “thỏa thuận khung” về hợp tác lĩnh vực công nghệ quân sự.
Bài báo chỉ ra, Nhật Bản xuất khẩu công nghệ tàu ngầm lớp Soryu cho Australia sẽ là lần đầu tiên sau Chiến tranh Nhật Bản xuất khẩu hoặc chuyển nhượng công nghệ công nghiệp quân sự cỡ lớn, mũi nhọn như vậy.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Nguồn tin Nhật Bản cho biết: “Đây là sự lựa chọn tốt nhất hiện nay”. Nhưng, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Australia cho biết: “Chúng tôi còn chưa quyết định thiết kế và chế tạo tàu ngầm thế hệ tiếp theo”.
Video đang HOT
Người phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng từ chối bình luận, chỉ cho biết: “Nhật Bản và Australia đang tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước, đồng thời đang tiến hành hội đàm trên nhiều phương diện, bao gồm chuyển giao trang bị và khoa học công nghệ”.
Quan chức Nhật Bản trước đó tiết lộ, nếu như Australia đáp ứng “một số điều kiện”, Nhật Bản không những có thể chuyển nhượng công nghệ tàu ngầm lớp Soryu cho Australia, mà còn có thể tiến hành cải tạo nâng cấp đối với công nghệ tàu ngầm lớp Soryu hiện có, xây dựng hạm đội tàu ngầm hoàn chỉnh cho Australia.
Có phân tích cho rằng, hành động này của Nhật Bản là muốn “một mũi tên trúng hai đích”, một mặt có thể đột phá hạn chế chặt chẽ xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản trong nhiều năm, mặt khác có thể để cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự của Nhật Bản bước vào thị trường vũ khí mũi nhọn, cỡ lớn toàn cầu.
Được biết, “một số điều kiện” do Nhật Bản đưa ra bao gồm Australia và Nhật Bản ký kết thỏa thuận khung chính sách an ninh, xây dựng quan hệ đồng minh hoặc gần như đồng minh quân sự Nhật Bản-Australia.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Tàu ngầm lớp Soryu là tàu ngầm tiên tiến nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, đặc điểm lớn nhất của nó là ngoài trang bị động cơ dầu diesel thông thường, còn trang bị động cơ Stirling, có thể hoạt động trong điều kiện không có không khí, không thường xuyên nổi lên mặt nước như tàu ngầm động cơ thông thường bình thường, cho nên không dễ bị trinh sát và theo dõi.
Theo Giáo Dục
Hợp tác Nhật Úc sẽ là ác mộng dành cho Trung Quốc ở Biển Đông
"Tàu ngầm Australia se có thể triển khai ở Biên Đônghạn chế khả năng tác chiến của tàu ngầm tên lửa đạn đạo Trung Quốc ở đảo Hải Nam"
Tàu ngầm AIP thông thường Nhật Bản
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 17 tháng 6 dẫn trang mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 15 tháng 6 đưa tin, gần đây, Nhật Bản va Australia đạt được nhất trí về vấn đề ký kết thỏa thuận cùng nghiên cứu phát triển "trang bị phòng vệ".
Đây là một đột phá quan trọng đối với Nhật Bản, trước mắt Nhật Bản đang hoan thiên để lập trường quốc phòng của họ được "bình thường hóa", đồng thời hy vọng tăng cương quan hệ với Australia, hai quốc gia này đều có chung y đinh ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Vấn đề hiện nay là, Nhật Bản làm thế nào tận dụng tiềm năng gây chú ý của giao dịch này ở mức độ như thế nào.
Ngày 11 tháng 6, sau khi đạt được đồng thuận này, hai nước Nhật Bản-Australia sẽ hợp tác phát triển một loạt công nghệ tàu ngầm chủ yếu dựa trên hệ thống đẩy không lệ thuộc không khí (AIP) tiên tiến của Nhật Bản.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Trong cuôc hop bao, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nhấn mạnh, giao dịch này cũng se thích hợp với "các trang bị ngoài tàu ngầm". Ông nói, ông "rất kỳ vọng đạt được thành công" trên phương diện nghiên cứu phát triển trang bị phòng vệ giữa hai nước.
Thực tế là, cùng với việc hải quân hoàng gia Australia khởi động chương trình trị giá 35 tỷ đô la Úc (khoảng 33 tỷ USD) thay thế 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins cũ của họ, Australia có thể sẽ áp dụng một loại công nghệ AIP được Nhật Bản sử dụng trên tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu.
Mục tiêu của Australia là dùng tàu ngầm cỡ lớn mới để bảo vệ tốt hơn các tuyến đường quan trọng ở xung quanh các "vùng biển tranh chấp" Biên Đông va biển Hoa Đông. Đặc điểm của tàu ngầm mới là có thể bắn nhiều loại tên lửa hành trình, đồng thời có thể triển khai lực lượng tác chiến đặc biệt. Điều này cho thấy, khả năng quân sự của Australia sẽ tăng lên chưa từng có khu vực.
Bô trương Quôc phong Australia David Johnston cho biết, mặc dù Australia va Nhật Bản đang nghiên cứu vấn đề trao đổi công nghệ, nhưng chương trình tàu ngầm tương lai của Australia vẫn có nhiều loại lựa chọn.
Tàu ngầm thông thường lớp Collins của hải quân Australia
"Chương trình trên biển 1000 chỉ chế tạo 12 tàu ngầm động cơ thông thường cỡ lớn để thay thế 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins. Trước mắt có thể cung cấp hai phương án để lựa chọn, một là khai thác chức năng mới trên nền tảng tàu ngầm lớp Collins, tức là giữ lại các khả năng hiện có của nó, đồng thời tăng thêm công nghệ mới; hai là thiết kế ra một loại tàu ngầm hoàn toàn mới.
Mặc dù khi đạt được đồng thuận hợp tác phát triển "trang bị quốc phòng" với Nhật Bản, Australia không cam kết phải mua tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản hoặc phiên bản cải tiến của họ, nhưng đối với Nhật Bản, điều này là một vụ mua bán "một mũi tên trúng 3 đích".
Từ năm 2011 đến nay, Tokyo đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí kéo dài 50 năm, tháng 4 năm 2014 họ quyết định có thể xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng cho các nước không bị kéo vào xung đột thực tế và không nằm trong danh sách bị Liên hợp quốc cấm vận.
Cựu quan chức cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Nhật Bản Fumio Ota cho rằng, trước tiên, giao dịch này báo hiệu một mối quan hệ chiến lược mới giữa Nhật Bản và Australia, là một phần của giao dịch, Australia còn đồng ý xây dựng quan hệ quốc phòng mới với Nhật Bản.
Tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản trong lễ hạ thủy ngày 6 tháng 3 năm 2013
Fumio Ota nói: "Nhật Bản va Australia đã trở thành bạn bè thân thiết. Australia là quốc gia duy nhất ký kết Hiệp định Tiếp nhận và Dịch vụ tương hỗ (Acquisitionand Cross-Servicing Agreement, ACSA) với Nhật Bản.
Đã có công nghệ AIP, tàu ngầm Australia se có thể triển khai ở Biên Đông và vùng biển xa hơn. Xét thấy ít có quốc gia có thể triển khai tàu ngầm ở những vùng biển này, điều này có thể hạn chế khả năng tác chiến của tàu ngầm tên lửa đạn đạo Trung Quốc ở đảo Hải Nam".
Thứ hai, Fumio Ota cho rằng, giao dịch này lam cho Nhật Bản có thể phát huy vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực và lam cho biện pháp ngoại giao của Thủ tướng Shinzo Abe có hiệu quả. Ông Shinzo Abe đang tìm cách chống choi Trung Quốc về ngoại giao.
Thứ ba, chủ tịch Ủy ban sản xuất quốc phòng của Liên đoàn các Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), ông Satoshi Tsuzukibashi cho rằng, giao dịch này giúp Nhật Bản đã có tiềm năng mở rộng vai trò ảnh hưởng và phát huy vai trò lớn hơn trên thị trường công nghiệp quân sự toàn cầu.
"Thỏa thuận này" có thể giúp cho doanh nghiệp Nhật Bản thay đổi về tư duy khi làm ăn kinh doanh trên thị trường công nghiệp quân sự toàn cầu.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Theo Giáo Dục
Báo Trung Quốc cáo buộc Nhật kích động chiến tranh để kiếm lợi Nhật Bản đã để lộ tham vọng trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí mới ở châu Á thông qua việc xúc tiến thương vụ bán 12 tàu ngầm lớp Soryu cho Hải quân hoàng gia Australia. Tàu ngầm Nhật Bản Đó là nhận định của Nhật báo Quảng Châu (Trung Quốc) trong một bài viết đăng ngày 16/6. Theo bài báo,...