Australia: Người lao động có thể phải chi hơn 80% tiền lương cho chỗ ở
Chiến dịch quốc gia về nhà ở của Australia mới đây công bố một báo cáo cho thấy giá thuê nhà tăng cao đang khiến những người làm việc trong các ngành nghề thiết yếu ở nước này không đủ thu nhập để trả tiền thuê nhà nếu ở một mình.
Quang cảnh thành phố Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Báo cáo của “Everybody’s Home” – chiến dịch quốc gia nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trên toàn Australia – gần đây đã so sánh mức giá thuê căn hộ trung bình hàng tuần với mức lương tối thiểu đối với 15 ngành nghề thiết yếu và nhận thấy gần như không có khu vực nào ở Australia mà một người làm những ngành nghề này, chẳng hạn như nhân viên chăm sóc người cao tuổi hoặc điều dưỡng, có đủ khả năng thuê nhà để ở một mình.
Bà Maiy Azize, phát ngôn viên của Chiến dịch Everybody’s Home, cho biết, rất nhiều ngành nghề thiết yếu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động do số này không đủ điều kiện thuê chỗ ở hoặc phải di chuyển đến các khu vực khác, nơi thiếu hụt lao động trầm trọng hơn.
Với mức giá thuê nhà tại các thành phố lớn trung bình là 572 AUD (381 USD)/tuần, một nhân viên khách sạn hoặc công nhân đóng gói thịt sẽ phải chi 81% tiền lương của mình cho chỗ ở, trong khi đối với một nhân viên chăm sóc người cao tuổi, con số này là 77%.
Ngay cả đối với những nghề được trả lương cao hơn, như giáo viên hoặc lính cứu hỏa, người lao động cũng sẽ phải chi 58% tiền lương trung bình của mình cho tiền thuê nhà, cao hơn nhiều so với ngưỡng trung bình là 30% ở các thành phố lớn.
Video đang HOT
Báo cáo cho thấy những người độc thân làm trong các ngành nghề thiết yếu có thể phải chịu tình trạng căng thẳng về tài chính nghiêm trọng hơn do có ít hoặc không có khoản tiết kiệm nào. Trong khi đó, những người có gia đình gặp khó khăn ít hơn do được hỗ trợ từ thu nhập của người vợ hoặc chồng.
Theo công ty phân tích bất động sản SQM Research của Australia, giá thuê nhà thông thường trên toàn quốc trong 3 năm qua tăng hơn 100 AUD/tuần, chạm mức 489 AUD/tuần trong tháng Ba vừa qua. Đối với những người làm trong những ngành nghề thiết yếu, điều này có nghĩa là tiền thuê nhà tăng đã khiến họ mất trung bình thu nhập của 6 giờ làm việc mỗi tuần, tương đương thu nhập của 37 ngày làm việc mỗi năm.
Theo bà Azize, Chính phủ liên bang Australia cần sớm xây dựng 25.000 căn nhà xã hội mỗi năm để chấm dứt tình trạng thiếu hụt nhà ở như hiện nay. Bà cho rằng điều này sẽ hỗ trợ những người lao động đang gặp căng thẳng về tiền thuê nhà, đồng thời cung cấp nhà ở với giá thuê hợp lý cho nhiều người khác.
Trước tình hình trên, nhiều nhà tuyển dụng trong các ngành này đang tìm cách “giữ chân” những nhân viên của mình trong lúc đang thiếu lao động. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi Benetas ở bang Victoria đã cải tạo 4 căn nhà ở thành phố Bendigo, bang Victoria thành chỗ ở tạm thời cho những nhân viên đang gặp khó khăn về thuê nhà hoặc phải đi làm xa.
Giám đốc điều hành của Benetas Sandra Hills cho biết, một số nhân viên của công ty đã mất hơn 1,5 giờ để đi đến nơi làm việc.
Bà cho biết công ty cũng đã viết giấy giới thiệu thuê nhà cho người lao động, song các chủ cho thuê thường lựa chọn những khách hàng trả phí thuê cao hơn. Bà nhấn mạnh, trước thách thức về tiền thuê nhà, đặc biệt là ở các khu vực ngoài đô thị lớn, công ty đang phải nỗ lực để thu hút và “giữ chân” những nhân viên giỏi trong các viện dưỡng lão của mình”.
OpenAI có nguy cơ bị kiện tại Australia vì thông tin sai lệch trên ChatGPT
Công ty OpenAI, chủ sở hữu ứng dụng ChatGPT, đang đối mặt với nguy cơ bị kiện tại Australia liên quan đến thông tin trên ChatGPT cho rằng một thị trưởng ở bang Victoria từng "ngồi tù vì tội nhận hối lộ".
Biểu tượng của OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây có thể là vụ kiện đầu tiên nhằm vào ứng dụng ngôn ngữ tự động đình đám của công nghệ công nghệ Mỹ liên quan đến hành vi "phỉ báng" người khác.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ông Brian Hood - Thị trưởng khu vực địa phương Hepburn Shire ở bang Victoria, tuyên bố sẽ khởi kiện OpenAI nếu công ty này không đính chính thông tin sai sự thật trên ChatGPT cho rằng ông từng nhận hối lộ trong vụ bê bối liên quan đến một công ty con của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA, ngân hàng trung ương Australia) vào đầu những năm 2000.
Các luật sư đại diện của ông Brian Hood cho biết thực tế là ông từng làm việc cho công ty in tiền Note Printing Australia, song ông là người đã thông báo cho nhà chức trách về các hoạt động hối lộ giữa công ty với các quan chức nước ngoài để giành hợp đồng in tiền, trái với thông tin mà ứng dụng ChatGPT đưa ra.
Các luật sư cho biết họ đã gửi một lá thư bày tỏ lo ngại tới chủ sở hữu ChatGPT là OpenAI vào ngày 21/3, trong đó đề nghị OpenAI khắc phục những lỗi sai về thông tin trong vòng 28 ngày, nếu không sẽ phải đối mặt với một vụ kiện "xúc phạm danh dự người khác".
Đến nay, công ty có trụ sở tại San Francisco, Mỹ vẫn chưa hồi đáp bức thư pháp lý của ông Hood.
Nếu ông Hood khởi kiện, đây có thể là lần đầu tiên một cá nhân kiện chủ sở hữu ChatGPT liên quan đến những sản phẩm ngôn ngữ tự động do ứng dụng dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) này đưa ra.
ChatGPT là ứng dụng được sử dụng ngày càng phổ biến và đã được Microsoft tích hợp vào công cụ tìm kiếm "Bing" của mình hồi tháng 2 vừa qua.
Ông James Naughton, đối tác tại công ty luật Gordon Legal của ông Hood, cho rằng đây có thể là thời điểm mang tính bước ngoặt, đánh dấu bước đầu áp dụng "luật phỉ báng" vào một lĩnh vực mới như AI và các ấn phẩm trên không gian mạng.
Theo luật pháp Australia, chi phí bồi thường thiệt hại do làm tổn hại danh dự của người khác lên tới 400.000 AUD (tương đương 268.410 USD).
Chính phủ Pháp vẫn thực thi luật cải cách hưu trí Ngày 28/3, Chính phủ Pháp đã bác bỏ yêu cầu của các công đoàn về việc cân nhắc lại luật tăng tuổi hưu đang gây tranh cãi. Người dân tham gia cuộc biểu tình phản đối luật cải cách hưu trí tại Bordeaux, Pháp, ngày 28/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Laurent Berger, lãnh đạo CFDT - công đoàn lớn nhất tại Pháp, và một...