Australia ngừng mở rộng vùng tìm kiếm MH370
Australia hôm qua tuyên bố sẽ không mở rộng phạm vi tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Hãng hàng không Malaysia trừ khi có manh mối mới.
Hoạt động tìm kiếm MH370 (ảnh: Reuters)
Theo Trung tâm điều phối chung hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay mất tích (JACC) do Australia dẫn đầu, hơn 50.000 km2 dưới đáy biển đã được lùng sục nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy dấu vết nào của MH370.
Chính vì không có thông tin mới đáng tin cậy dẫn đến việc nhận diện ra địa điểm rơi cụ thể của chiếc máy bay, nên chính phủ các nước như Malaysia, Australia và Trung Quốc vừa nhất trí sẽ không mở rộng khu vực tìm kiếm. Đây là thông tin buồn cho các nạn nhân vụ tai nạn máy bay.
Ngày 8/3 năm ngoái, máy bay mang mã hiệu MH370 chở 239 người mất tích trong khi đang bay từ Kuala Lumpua (Malaysia) tới Bắc Kinh (Trung Quốc). Kể từ đó đến nay, chiến dịch tìm kiếm máy bay này đã tiêu tốn của Australia 80 triệu USD và Malaysia 45 triệu USD./.
Video đang HOT
Vũ Anh Tuấn Theo Tân Hoa Xã
Theo_VOV
Libya- mặt trận mới cho IS mở rộng mạng lưới khủng bố
Sau khi mất dần lợi thế tại Iraq và Syria, IS đang tìm cách mở rộng vùng lãnh thổ chiếm đóng sang nhiều khu vực khác như Bắc Phi và Nam Á.
Lợi dụng tình trạng hỗn loạn và chia rẽ chính trị sâu sắc tại Libya, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang cố gắng tạo dựng "mặt trận mới" tại quốc gia Bắc Phi đầy bất ổn này nhằm phô trương thanh thế, thể hiện rõ tham vọng bành trướng cũng như ý định xây dựng một mạng lưới khủng bố toàn cầu.
IS kiểm soát sân bay Sirte đêm 29-5 (ảnh: Getty)
Sau khi mất dần lợi thế tại Iraq và Syria, IS đang tìm cách mở rộng vùng lãnh thổ chiếm đóng sang nhiều khu vực khác như Bắc Phi và Nam Á. Động thái này của IS có thể thấy rõ qua những diễn biến mới nhất tại Libya.
Những thắng lợi quân sự lớn nhất mà các phần tử cực đoan thánh chiến này vừa đạt được ở Libya phải kể đến việc giành quyền kiểm soát sân bay Sirte đêm 29-5 vừa qua. Chỉ sau đó một ngày, IS tiếp tục tấn công và chiếm các tòa nhà chính phủ, cơ quan công quyền của thành phố chiến lược vốn nằm cách thủ đô Tripoli 480km về phía tây này.
Nhiều nhà quan sát nhận định, so với tại Iraq và Syria, thì cuộc chiến liên quan tới IS tại Libya sẽ có phần phức tạp hơn, bởi gần 4 năm sau khi nhà lãnh đạo Gaddafi bị lật đổ, nước này vẫn chìm trong tình trạng hỗn loạn, với việc các bên vẫn không ngừng xung đột, tranh giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên.
Hiện ở Libya vẫn tồn tại 2 chính quyền song song. Và chính những điều này đã tạo điều kiện cho IS xâm nhập, xây dựng địa bàn, tạo lập vùng lãnh thổ mới trong khi các chính quyền ở Libya dường như vẫn đang "loay hoay", chưa có khả năng hành động hiệu quả chống lại IS.
Hôm qua (31/5), chính quyền đóng trụ sở ở thủ đô Tripoli của Libya đã kêu gọi một đợt tổng động viên vũ trang chống lại IS sau khi lực lượng thánh chiến này thừa nhận tiến hành 1 vụ đánh bom liều chết làm 5 chiến binh trung thành với chính quyền thiệt mạng.
Tuyên bố của chính quyền Tripoli, vốn không được cộng đồng quốc tế công nhận cũng hối thúc cộng đồng quốc tế chung tay giúp đỡ chống IS, cho rằng nhóm thánh chiến cực đoan này là "mối đe dọa lớn" với an ninh của Libya.
Trước đó một ngày, Chính phủ được quốc tế công nhận ở Libya cũng đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ trong cuộc chiến chống IS, cảnh báo việc các tay súng thuộc tổ chức khủng bố này chiếm được sân bay Gardabiya ở thành phố cảng Sirte đe dọa tới các cảng dầu lân cận.
Trong một tuyên bố, chính phủ có trụ sở đặt tại miền Đông Libya kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp vũ khí cho các lực lượng của chính phủ này nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công các mỏ dầu của IS, đồng thời cam kết nỗ lực nhằm giành lại Sirte và sân bay.
Cũng tương tự như đối với Iraq và Syria, Libya đang trở thành "bàn đạp" để IS tiến hành các hành động khủng bố tại châu Âu. Văn phòng cảnh sát châu Âu (Europol) mới đây cảnh báo, IS đang tìm cơ hội để đưa những phần tử khủng bố của nhóm này từ Libya sang châu Âu. Trà trộn vào làn sóng dân di cư, giả làm người tị nạn, các chiến binh IS có mặt trên những chuyến tàu qua Địa Trung Hải vượt biên trái phép vào Châu Âu để tiến hành các hoạt động khủng bố tại châu lục này.
Theo các nhà quan sát, IS còn đang tích cực tham gia đường dây buôn người vào Châu Âu nhằm thu lợi. Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Libya, ông Bernardino Leon cảnh báo, Libya đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt là việc trấn áp những kẻ buôn người: " Đã hết thời gian, Libya đang bên bờ vực của sự sụp đổ kinh tế và tài chính, đối mặt với những thách thức an ninh lớn. Tất cả những điều này là do nội chiến, và quan trọng hơn là do cái mà tôi muốn nhấn mạnh ngày hôm nay, đó chính là những mối đe dọa từ IS".
Làn sóng di cư ồ ạt từ các quốc gia xung đột như Libya cùng với việc các phần tử cực đoan đang tìm cách giả danh người tị nạn để tới châu Âu cũng khiến giới chức châu Âu phải lo ngại. Ông Marco Jan Lio, phó thị trưởng thành phố Catania ở đảo Sicily, Italy nơi tiếp nhận nhiều người tị nạn Libya cho biết: "Việc có các hành động can thiệp vào những nước bị chủ nghĩa khủng bố kích động là cần thiết, đặc biệt cần chống lại các phần tử cực đoan có ý định sử dụng người nhập cư làm vũ khí nhằm vào châu Âu và cộng đồng quốc tế."
Rõ ràng, với tình trạng bất ổn và hỗn loạn như ở Libya hiện nay, thì quốc gia Bắc Phi này đang được IS xem như địa bàn lý tưởng để chúng vươn tầm ảnh hưởng của mình tới nhiều quốc gia, châu lục khác trên thế giới, thông qua những chiêu thức mới, trong đó không thể không kể tới việc lợi dụng "cuộc khủng hoảng người nhập cư" mà quốc tế đang đau đầu tìm hướng giải quyết./.
Phương Anh
Theo_VOV
Nga tăng quân đến Crimea đối phó NATO Nga dự định tăng cường hiện diện quân sự ở bán đảo Crimea, đối phó với việc NATO mở rộng hoạt động ở Đông Âu, đồng thời kêu gọi Mỹ rút các vũ khí hạt nhân triển khai ở châu Âu. Binh sĩ Estonia tham gia cuộc tập trận Hedgehog (Con nhím) 2015 của NATO tại khu huấn luyện Tapa, Estonia, hôm 12/5....