Australia: Nghiên cứu phát triển vaccine hiệu quả với mọi biến thể của SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu y học Australia đang nỗ lực phát triển loại vaccine tăng cường phòng COVID-19 có hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một hội thảo ở Viện Nghiên cứu khoa học Westmead (WIMR) ngày 19/8, giải thích về loại vaccine tăng cường được coi là “bước đột phá tiềm năng” này, Giáo sư Sarah Palmer cho biết mục đích là tìm ra một loại vaccine có thể nhắm tới những đặc điểm chung của tất cả các biến thể.
Theo giáo sư Palmer, trong quá trình sao chép, SARS-CoV-2 cũng mắc lỗi và tạo ra những biến thể mới. Điều này đồng nghĩa rằng các loại vaccine được phát triển dựa trên virus bản gốc được phát hiện từ năm 2019 sẽ dần trở nên kém hiệu quả theo thời gian khi virus đã biến đổi và tạo ra nhiều biến thể. Do đó, thay vì phát triển các loại vaccine “chạy theo” biến thể, nhóm nhà khoa học Australia muốn phát triển một loại vaccine có thể nhắm tới những phần không biến đổi trong quá trình sao chép, tồn tại trong mọi biến thể.
Nguyên lý phát triển công cụ mới để chiến đấu với virus dựa trên những nghiên cứu mà các nhà khoa học đã thực hiện với về virus gây các đại dịch khác, virus HIV. Trước khi COVID-19 bùng phát các nhà nghiên cứu đã phát triển được một thuật toán máy tính cho phép xác định những vùng thiết yếu trong chuỗi protein của virus HIV mà mọi biến thể hoặc dòng phụ biến thể của virus đều có. Theo giáo sư Palmer, đây đều là những vùng tối quan trọng mà nếu không có chuỗi protein của HIV sẽ tan rã.
Sau khi phát hiện được những vùng quan trọng này, các nhà khoa học muốn phát triển một loại vaccine mRNA có thể “huấn luyện và kích hoạt” một loại tế bào miễn dịch có tên gọi là tế bào T. Tế bào này sẽ di chuyển trong toàn bộ cơ thể, loại bỏ những tế bào bị nhiễm mầm bệnh. Loại vaccine mRNA này sẽ huấn luyện tế bào T nhận diện và loại bỏ các tế bào nhiễm virus HIV. Một chiến lược tương tự cũng được nhóm nghiên cứu áp dụng với việc phát triển vaccine phòng COVID-19 sử dụng các thuật toán máy tính để sàng lọc các dữ liệu về virus SARS-CoV-2 và xác định những protein giống nhau giữa các biến thể. Nhóm nghiên cứu đã tìm được 2 vùng như vậy, một là các protein gai và hai là các protein nucleocapsid cho phép virus sao chép nhanh chóng.
Video đang HOT
Giáo sư Palmer cho biết các nhà nghiên cứu của WIMR đã phối hợp chặt chẽ với các nhóm đến từ các viện nghiên cứu khác ở Australia, trong đó có đại học Monash. Các chuyên gia y sinh học của đại học Monassh được giao nhiệm vụ phát triển một loại vaccine mRNA có thể huấn luyện tế bào T nhắm đến những đặc điểm chung của các biến thể của virus SARS-CoV-2 và loại bỏ những tế bào nhiễm virus. Dù cho biết phải mất thêm nhiều thời gian để phát triển thành công vaccine và đưa vào sử dụng nhưng các dấu hiệu ban đầu rất hứa hẹn. Các thử nghiệm sơ bộ cho thấy vaccine có hiệu quả và vaccine sẽ được thử nghiệm giai đoạn tiếp theo trên chuột.
Thế giới đã ghi nhận trên 432,4 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 25/2 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 432.470.634 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.950.201 ca tử vong.
Số bệnh nhân đã bình phục là 361.821.804 người, trong khi vẫn còn 78.778 bệnh nhân đang phải điều trị tích cực.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em ở độ tuổi 5-11 tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận 80.446.580 ca mắc và 969.602 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận số ca mắc nhiều thứ hai thế giới - 42.894.345 ca. Tuy nhiên, Brazil có số ca tử vong cao thứ hai thế giới - 647.486 ca. Trong số 10 quốc gia đứng đầu danh sách có số ca mắc cao nhất, 7 nước còn lại là các nước châu Âu, gồm Pháp (22.534.971 ca), Anh (18.773.164 ca), Nga (16.052.028 ca), tiếp đó là Đức và Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt là 14.311.052 ca và 13.841.889 ca, Italy ghi nhận 12.651.251 ca và Tây Ban Nha có 10.949.997 ca.
Trung Quốc ngày 25/2 ghi nhận 142 ca mắc COVID-19 có triệu chứng là trường hợp nhập cảnh - mức cao nhất trong gần 2 năm qua, trong đó hầu hết đến từ Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, vùng lãnh thổ đang vất vả ứng phó với làn sóng lây nhiễm mới. Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) cho biết hơn 100 ca đến từ Hong Kong, trong đó có 47 ca được phát hiện tại thành phố Thâm Quyến (miền Nam) và 51 ca ở Thượng Hải (miền Đông). Thủ đô Bắc Kinh cũng ghi nhận 7 ca đến từ Hong Kong. Cũng trong ngày 25/2, Trung Quốc ghi nhận 87 ca nhiễm nhập cảnh không triệu chứng và 82 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Không có ca tử vong mới.
Hong Kong đã ghi nhận 10.010 ca mắc mới COVID-19. Đây là lần đầu tiên thành phố này thông báo số ca mắc bệnh mới ở mức 5 con số. Giám đốc Bộ phận Bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm bảo vệ sức khỏe Hong Kong Trương Trúc Quân cho biết dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, việc kiểm soát được dịch bệnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở cách ly, người dân có hạn chế các cuộc tiếp xúc bên ngoài, các công ty có bố trí cho nhân viên làm việc ở nhà... hay không.
Trong những ngày qua, Hong Kong tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp tử vong là người già và trẻ nhỏ, chỉ một số ít trong đó đã tiêm ít nhất 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Ngoài ra, Cơ quan quản lý bệnh viện cũng cho biết đã có khoảng 400-500 trẻ mắc COVID-19 được đưa đến các bệnh viện, con số lớn nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở khu hành chính này, vượt quá khả năng tiếp nhận của các bệnh viện. Nhằm tránh chồng chéo nguồn lực và sớm phát hiện ca bệnh, chính quyền Hong Kong có kế hoạch cho phép những người có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 đưa kết quả lên hệ thống trực tuyến, mà không cần xác nhận bằng xét nghiệm PCR.
Malaysia thông báo đã ghi nhận 32.070 ca mắc mới COVID-19 - mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở nước này, nâng tổng số ca mắc bệnh trên toàn quốc lên 3.337.227 ca. Dữ liệu được công bố trên trang web của Bộ Y tế Malaysia cho thấy trong số ca mắc mới này có 31.861 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Số ca tử vong trong một ngày qua là 46 ca, nâng số người tử vong lên 32.534 người. Tuy nhiên, Thủ tướng Ismail Sabri khẳng định chính phủ nước này sẽ không đóng cửa các lĩnh vực kinh tế và công nghiệp, bất chấp sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 hàng ngày.
Theo ông Ismail Sabri, người dân Malaysia cần phải sống chung với COVID-19 sau hai năm chống chọi với đại dịch và hiện tại số bệnh nhân nặng chỉ dưới 1% số ca nhiễm bệnh. Từ ngày 1/3, những người trưởng thành tiếp xúc gần ca mắc COVID-19, đã tiêm mũi tăng cường và không có triệu chứng vào ngày đầu tiên sẽ không còn phải cách ly. Quy định mới được đưa ra dựa trên việc đánh giá nguy cơ để dần tiến đến giai đoạn bệnh đặc hữu.
Thủ đô Phnom Penh của Campuchia đang phải đối mặt với đợt lây nhiễm COVID-19 mới, đặc biệt là những ca nhiễm biến thể Omicron. Các cơ quan chức năng ở thủ đô đã nỗ lực kiềm chế số ca mắc ở trẻ em đang liên tục được ghi nhận và hơn 10 trường học trên địa bàn đã phải đóng cửa. Giám đốc Sở Giáo dục Phnom Penh Hem Sinareth cho biết sau khi đợt dịch mới bắt đầu lan rộng từ ngày 10/1, trên địa bàn thủ đô đã có hơn 500 học sinh bị nhiễm biến thể Omicron và nguy cơ số ca mắc sẽ tăng rất cao do sự chủ quan và bất cẩn của một số phụ huynh học sinh.
Ông cho biết thêm rằng 333/503 học sinh nói trên đã bình phục và 177 em đang được điều trị tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế. Người đứng đầu ngành giáo dục Phnom Penh cho biết hiện rất khó kiểm soát sự lây lan của biến thể Omicron và các cơ quan chức năng cùng các bậc phụ huynh cần nỗ lực nhiều hơn nữa để chặn đứng làn sóng lây lan trong các học sinh ở thủ đô Phnom Penh. Theo ông Sinareth, nhiều phụ huynh còn không thông báo với nhà trường khi con em họ bị nhiễm COVID-19 để nhà trường có biện pháp tránh lây nhiễm cho học sinh khác.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, New Zealand đã ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 trong ngày cao kỷ lục, chạm mốc 6.137 ca, trong đó có 205 ca nhập viện và 56 ca tử vong. Giới chức y tế New Zealand cho biết nguyên nhân khiến số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt, gần gấp đôi trong vòng 24 giờ qua là vì đây là ngày đầu tiên New Zealand đưa con số xét nghiệm kháng nguyên nhanh (RAT) vào số liệu báo cáo chính thức.
Tất cả các khu vực trên cả nước New Zealand đều ghi nhận có ca mắc COVID-19, trong đó Auckland, thành phố đông dân nhất của New Zealand bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 3.879 ca mắc bệnh. Bộ trưởng phụ trách về COVID-19 của New Zealand, ông Chris Hipkins dự báo khoảng thời gian vài tuần tới sẽ rất khó khăn do dịch bệnh đang có xu hướng lan rộng tại quốc gia này. Ông kêu gọi người dân cần giữ bình tĩnh, tiếp tục tuân thủ các quy định và hướng dẫn y tế đã được phổ biến rộng rãi.
Ở chiều ngược lại, thủ đô của Ấn Độ ngày 25/2 đã chấm dứt tất cả các hạn chế liên quan đến COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm tại thành phố này tiếp tục giảm. Thủ hiến New Delhi Arvind Kejriwal cho biết lệnh giới nghiêm ban đêm tại đây sẽ được dỡ bỏ từ ngày 28/2 tới. Chính phủ cũng thông báo mức phạt tiền do không đeo khẩu trang sẽ giảm từ 1.000 rupee xuống còn 500 rupee (gần 7 USD).
Học sinh sẽ đi học trực tiếp đầy đủ từ ngày 1/4 khi năm học mới bắt đầu, trong khi các nhà hàng và quán bar sẽ được hoạt động với 100% công suất. Trên mạng xã hội Twitter, ông Kejriwal đồng thời lưu ý tất cả người dân cần tiếp tục tuân thủ các quy định về phòng chống dịch COVID-19 và chính quyền thành phố sẽ theo dõi sát sao tình hình.
Lợi ích của việc tăng thời gian chờ giữa hai mũi tiêm cơ bản bằng vaccine mRNA ngừa COVID-19 Theo hướng dẫn hiện nay của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ về vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA, thời gian chờ giữa mũi tiêm thứ nhất và thứ hai của vaccine do Moderna sản xuất là 28 ngày và của Pfizer/BioNTech là 21 ngày. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ...