Australia nghi Tân Cương có hơn 380 ‘trại giam’
Dữ liệu của Viện Chính sách Chiến lược Australia cho hay khu vực Tân Cương có hơn 380 cơ sở bị nghi là các “ trại giam”.
Số lượng các cơ sở bị cho là “nơi giam giữ” ở Tân Cương do Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) công bố hôm 24/9 cao hơn khoảng 40% so với ước tính trước đây của viện này.
“Phát hiện của nghiên cứu này mâu thuẫn với tuyên bố của các quan chức Trung Quốc rằng tất cả các ‘học viên’ từ trung tâm đào tạo kỹ năng nghề đã tốt nghiệp vào cuối năm 2019″, nhà nghiên cứu Nanthan Ruser thuộc ASPI nói.
Các nhà nghiên cứu của ASPI đã sử dụng các hình ảnh vệ tinh, lời kể của nhân chứng, báo cáo truyền thông và nhiều nguồn khác để phát hiện và phân loại các cơ sở trên, tùy thuộc vào các đặc điểm an ninh như tường bao cao, tháp canh và hàng rào bên trong.
Họ phát hiện ít nhất 61 cơ sở được xây mới và mở rộng trong năm, tính đến tháng 7 năm nay. Ngoài ra, 14 cơ sở khác vẫn đang được xây dựng, trong khi khoảng 70 cơ sở đã bị dỡ bỏ hàng rào hoặc tường bao, cho thấy mục đích sử dụng của các cơ sở này đã thay đổi hoặc bị đóng cửa.
Video đang HOT
Một trạm gác gần trung tâm đào tạo nghề ở ngoại ô thành phố Hòa Điền, Tân Cương, Trung Quốc, ngày 30/5/2019. Ảnh: AFP.
Dữ liệu trên của ASPI là một phần trong dự án Dữ liệu Tân Cương, bao gồm các nghiên cứu chi tiết không chỉ về mạng lưới các cơ sở bị nghi là các trại giam, mà còn các địa điểm văn hóa trong khu tự trị này, như nhà thờ Hồi giáo.
Nhà nghiên cứu Ruser lưu ý rằng nhiều trung tâm đã được mở rộng là các cơ sở có an ninh cao hơn, trong khi những trung tâm khác được xây dựng gần các khu công nghiệp, cho thấy những người được đưa vào đây để “cưỡng bức lao động”.
Thông tin được ASPI đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Australia – Trung Quốc gia tăng những năm gần đây khi Canberra cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề nội bộ, điều Bắc Kinh phủ nhận. Quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng vì nhiều vấn đề như Covid-19, luật an ninh Hong Kong.
Từ đầu năm 2017, Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở là “trung tâm đào tạo nghề” và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Tổng thống Mỹ Trump tháng 6 ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, trong đó kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm “giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương”, gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc. Hạ viện Mỹ hôm 22/9 thông qua dự luật hạn chế hàng nhập khẩu từ Tân Cương do nghi ngờ về tình trạng “lao động cưỡng bức” tại đây. Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) hôm 14/9 cũng công bố hạn chế mới đối với các sản phẩm bông và quần áo từ Tân Cương do lo ngại “lao động cưỡng bức”.
Trung Quốc gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là “can thiệp thô bạo” vào vấn đề nội bộ của nước này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết các báo cáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương là “tin đồn thất thiệt do một số người ở Mỹ và phương Tây đưa ra”. Bắc Kinh tuần trước cũng công bố sách trắng về Tân Cương, ca ngợi thành công của các chương trình dạy nghề và việc làm trong khu vực.
Trung Quốc 'cấm cửa' hai học giả Australia
Bắc Kinh cấm hai học giả Australia bị cáo buộc "chống Trung Quốc" nhập cảnh trong bối cảnh quan hệ với Canberra ngày càng căng thẳng.
Global Times hôm 24/9 trích các nguồn thạo tin cho biết hai học giả Australia Clive Hamilton và Alex Joske đã bị cấm vào Trung Quốc theo điều luật Quản lý Xuất nhập cảnh của nước này.
Tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, không nêu lý do hai học giả Australia bị cấm nhập cảnh, song đều gọi họ là những người "chống Trung Quốc".
Lệnh cấm đối với hai học giả Hamilton và Joske được đưa ra sau khi giới chức Australia thu hồi thị thực của hai học giả Trung Quốc hồi đầu tháng vì cáo buộc "đe dọa an ninh quốc gia".
Quốc kỳ Australia tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi tháng 4/2016. Ảnh: Reuters.
Hamilton, giáo sư tại Đại học Charles Sturt ở thủ đô Canberra, năm 2018 đã xuất bản một cuốn sách trong đó cáo buộc Trung Quốc thực hiện chiến dịch gây ảnh hưởng tới nền chính trị Australia.
Joske là một nhà phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, được Global Times mô tả là "khét tiếng vì đã tung ra những tuyên truyền chống Trung Quốc và bịa đặt các vấn đề bôi nhọ" nước này.
Australia hiện chưa bình luận về thông tin.
Quan hệ Australia - Trung Quốc vốn nghiêm trọng do nhiều vấn đề như thương mại và cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương. Căng thẳng hai nước gần đây tiếp tục gia tăng sau khi Canberra kêu gọi mở điều tra độc lập về nguồn gốc của Covid-19.
Australia tháng này cũng nêu tên Trung Quốc là một quốc gia thuộc phạm vi điều tra về cáo buộc can thiệp từ nước ngoài. Bắc Kinh được cho là "trong tầm ngắm" về chống can thiệp nước ngoài của Canberra từ lâu, song liên tục phủ nhận cáo buộc này.
Phe Dân chủ Mỹ công bố kế hoạch đối đầu Trung Quốc Phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ ngày 17/9 trình bày một kế hoạch toàn diện nhất từ trước tới nay nhằm đối đầu và cạnh tranh với Trung Quốc. Kế hoạch hướng tới ban hành một đạo luật cung cấp hơn 350 tỷ USD trong vòng 10 năm nhằm xây dựng năng lực công nghiệp Mỹ, thách thức Trung Quốc. Dự luật...