Australia muốn đối thoại về quyết định ngừng nhập thịt bò, Trung Quốc phớt lờ
Trung Quốc phớt lờ yêu cầu của Australia về việc thảo luận liên quan tới quyết định ngừng nhập khẩu thịt bò mới đây của Bắc Kinh.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham hôm 13/5 xác nhận rằng, người đồng cấp Trung Quốc không phản hồi sau khi ông đề xuất một cuộc gặp liên quan đến việc nhập khẩu thịt bò.
“Tôi không thể biết vì sao cuộc gặp không xảy ra. Tôi cởi mở, sẵn sàng gặp gỡ và thảo luận bất cứ khi nào có thể. Tôi đề xuất một cuộc thảo luận với đối tác của mình. Tuy nhiên điều này vẫn chưa xảy ra. Dù vậy chúng tôi vẫn sẽ giữ các đường dây liên lạc mở”, ông Birmingham nói thêm.
Tuyên bố của ông Birmingham được đưa ra 1 ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 công ty của Australia, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng xung quanh việc điều tra nguồn gốc dịch COVID-19.
Trung Quốc ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 công ty lò mổ của Australia. (Ảnh: Smh)
Lý do mà Bắc Kinh đưa ra là các nhà cung cấp thịt Australia không đáp ứng yêu cầu liên quan tới các vấn đề nhãn mác và chứng chỉ y tế. Trước khi đưa ra quyết định này, Trung Quốc cảnh báo áp thuế 80% đối với lúa mạch Australia.
Bắc Kinh trước đó từng đe dọa sẽ “tẩy chay kinh tế” nếu Australia kiên quyết theo đuổi cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định, việc Bắc Kinh ngừng nhập khẩu thịt bò là do phía Australia vi phạm các yêu cầu về kiểm dịch và nhãn mác chứ không liên quan tới việc điều tra COVID-19.
Ông Triệu nhấn mạnh, nhân viên hải quan Trung Quốc phát hiện các công ty xuất khẩu thịt bò của Australia nhiều lần vi phạm các yêu cầu về an toàn và kiểm dịch.
Mặc dù vậy, nghị sĩ Quốc hội Australia George Christensen cáo buộc Trung Quốc đang bắt nạt và cưỡng ép thông qua động thái mới đây của nước này.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cũng lên tiếng chỉ trích động thái mới của Trung Quốc.
“Đây là những gì Trung Quốc làm với Australia sau khi họ kêu gọi một cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới. Điều mà các quốc gia cần làm là trở nên ít phụ thuộc vào Trung Quốc, để những hành động như vậy không còn trở thành vấn đề”, bà Haley nói.
Trung Quốc khẳng định quyết định ngừng nhập khẩu thịt bò không liên quan tới cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19. (Ảnh: Kyodo News)
Căng thẳng thương mại với Trung Quốc làm dấy lên các mối quan ngại về việc các ngành công nghiệp khác của Australia có thể sẽ bị nhắm mục tiêu.
Truyền thông Trung Quốc khẳng định, các biện pháp mới đây không nhất thiết là đòn trừng phạt kinh tế, nhưng là lời cảnh tỉnh với Australia rằng, họ đang phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Trong khi Trung Quốc là thị trường duy nhất tiếp nhận các hàng hóa lớn của Australia thì nước này không phải là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc.
Về phần mình, Bộ trưởng Birmingham cho biết, ông hy vọng nỗ lực kêu gọi mở một cuộc điều tra về nguồn COVID-19 của Australia sẽ không liên quan tới các thỏa thuận xuất khẩu thịt bò hoặc lúa mạch.
Theo tờ National Review, Australia trong tháng này dự kiến sẽ đệ trình một đề xuất lên Tổ chức Y tế thế giới, yêu cầu mở một cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19. Cuộc điều tra được hỗ trợ bởi Mỹ và Anh cho phép các thanh tra quốc tế tới Vũ Hán.
Canberra chưa bình luận về thông tin này.
Canada cấm trường mầm non thu học phí trong mùa dịch
Những trường mầm non tư thục của Ontario, Canada, có thể gửi yêu cầu tới chính quyền để được hỗ trợ về mặt tài chính.
CBC News cho hay giới chức Ontario, Canada, vừa ban hành lệnh khẩn cấp, cấm các trung tâm chăm sóc trẻ em, trường mầm non, thu phí trong thời gian đóng cửa vì dịch Covid-19.
Lệnh này được đưa ra sau khi có quyết định đóng cửa tạm thời toàn bộ trường mầm non trước ảnh hưởng của dịch bệnh.
Giới chức Ontario, Canada, cấm các trường mầm non thu học phí trong thời gian đóng cửa vì dịch. Ảnh: Getty.
Theo ông Stephen Lecce, Trưởng phòng Giáo dục Ontario, dịch Covid-19 ảnh hưởng đáng kể đến tài chính của phụ huynh.
Khi trường đóng cửa, cha mẹ buộc phải dành thời gian để chăm sóc con cái, vì vậy không được thu học phí trong giai đoạn này để giảm áp lực tài chính cho phụ huynh.
Bên cạnh đó, Global News cho hay giới chức Ontario khuyến khích các trung tâm chăm sóc trẻ em gửi yêu cầu hỗ trợ tài chính đến chính quyền liên bang.
Tại Vương quốc Anh, các cơ sở giáo dục cũng được hưởng quyền lợi hỗ trợ tương tự trong thời gian đóng cửa trường (từ tháng 3 đến tháng 7), không thu phí học sinh.
Trang chính thức của chính phủ Anh đăng quy định mức hỗ trợ từ 25.000-75.000 bảng cho các cấp, tùy thuộc vào quy mô của trường.
Chính phủ Australia cũng có động thái tương tự, nhằm hỗ trợ ngành giáo dục. Quỹ hỗ trợ chăm sóc trẻ em nước này dành 14 triệu AUD để giúp các trung tâm giữ trẻ trang trải chi phí kinh doanh, tiền lương.
Động thái này nhằm giảm ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới dịch vụ chăm sóc trẻ.
Thiên Nhan
COVID-19: Đi dạo giữa lệnh phong tỏa, du khách tại Ấn Độ phải chép phạt 500 lần 10 du khách nước ngoài vi phạm lệnh phong tỏa tại một thị trấn ở Ấn Độ phải viết "Tôi xin lỗi" 500 lần, các quan chức cho biết. Các du khách từ Israel, Mexico, Australia và Áo bị bắt gặp khi đi dạo ở phía Bắc Ấn Độ. Cảnh sát địa phương Vinod Sharma cho biết mỗi du khách phải viết "Tôi...