Australia mở trường Hồi giáo cho người dân theo đạo Hồi
Nhằm góp phần hạn chế chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, Australia đã mở trường Hồi giáo dành cho các công dân Hồi giáo.
Hiện Australia có tới 2,5% dân số là người Hồi giáo. Chính phủ Australia đã mở ra một số trường học Hồi giáo dành cho người dân nước này theo đạo Hồi, coi đó là một trong những chính sách nhằm ngăn chặn việc người Hồi giáo nước này có những tư tưởng cực đoan, gia nhập các tổ chức khủng bố quốc tế đang có chiều hướng gia tăng.
Người Hồi giáo ở Australia. Ảnh: waspada.
Hiệu trưởng một trường Hồi giáo tại Canberra, ông Mohammed Albergaoa cho biết, các trường học Hồi giáo tại nước này cũng giống như tất cả các trường học khác tại quốc gia này. Chương trình đào tạo tại các trường Hồi giáo đều thuộc hệ thống giáo dục của Australia với đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục cũng như cơ sở vật chất.
Các giáo viên ở đây là người Hồi giáo ngoài việc giúp các em học sinh có kiến thức cơ bản, còn hướng các em tới các giá trị đạo đức tốt đẹp của đạo Hồi.
Video đang HOT
Những học sinh tại các ngôi trường này được học tiếng Arab và đạo Hồi chính thống. Hàng năm, chính phủ Australia hỗ trợ một khoản tiền lên tới 9.000 USD cho mỗi học sinh để chi trả các khoản học phí tại trường./.
Đình Nam Theo Al Jazeera
Theo_VOV
Người Hồi giáo trên thế giới chuẩn bị kết thúc tháng lễ Ramadan
Người Hồi giáo khắp nơi trên thế giới đang trải qua những ngày cuối cùng của tháng lễ Ramadan và chuẩn bị cho lễ Eid Al Fitr, chấm dứt tháng ăn chay.
Ở nhiều nơi trong thế giới Hồi giáo vẫn đang phải chịu cảnh chiến tranh loạn lạc nhưng vào dịp lễ Eid Al Fitr, với ý nghĩa là "ánh sáng cuối đường hầm" sau những ngày tháng ăn chay gian khổ, tín đồ đạo Hồi khắp nơi vẫn hy vọng vào hòa bình với sức sống và niềm tin bền bỉ.
Thánh địa Mecca ở Saudi Arabia, các tín đồ Hồi giáo hướng về trong tháng lễ Ramadan (ảnh: Getty)
Chỉ cách thủ đô Baghdad của Iraq khoảng 50km về phía Tây và Bắc đều là chiến trường, nơi giao tranh giữa phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và quân đội chính phủ. Ngay trong thủ đô Baghdad hôm 12/7 vừa qua cũng đã xảy ra một loạt vụ đánh bom làm ít nhất 35 người thiệt mạng và 62 người bị thương. Bất chấp tất cả những thực tế đó, người dân Irắc vẫn nỗ lực tìm đến sự bình an trong dịp lễ Ramadan.
Ông Shaker Al Saadi bày tỏ: "Mọi người quyết định rằng vẫn phải sống, bất chấp tất cả những khó khăn và thật tốt khi thể hiện rằng, Iraq vẫn chưa mất hết hy vọng. Chúng tôi đang sống trong 10 ngày cuối cùng của tháng lễ Ramadan và bạn có thể thấy ở Karrada, mọi người vẫn ra ngoài đường vào lúc 9 rưỡi."
Trong suốt tháng lễ Ramadan, người Hồi giáo không ăn gì từ khi mặt trời mọc đến lúc tắt nắng, vì thế vào dịp này các nhà hàng, cửa hiệu đều mở muộn hơn thường lệ. Đối với người dân ở Baghdad, đây là lần đầu tiên họ có thể ra ngoài ăn uống và mua sắm vào buổi tối trong dịp lễ Ramađan kể từ năm 2003, khi tình hình an ninh xuống cấp buộc chính quyền phải ban hành lệnh giới nghiêm và chỉ dỡ bỏ vào đầu tháng 2 vừa qua.
Bà Maha Sadiq, một người dân ở Baghdad cho biết: "Chúng tôi ra khỏi nhà và trở về vào lúc 11, 12 giờ đêm. Không chỉ có tôi mà mọi người đều không cảm thấy sợ hãi. Như thể vào dịp Ramadan, cuộc sống trở lại bình thường như trước khi tình hình an ninh bất ổn và xuất hiện chủ nghĩa khủng bố."
Cũng như Iraq, tình trạng bạo lực ở khu vực Bắc Sinai của Ai Cập đang gia tăng do sự hoành hành của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Tuy nhiên, Nội các Ai Cập hôm qua (14/7) đã quyết định rút ngắn thời gian giới nghiêm ở Bắc Sinai để người dân có thể tổ chức các hoạt động kết thúc tháng lễ Ramađan và mừng lễ Eid Al Fitr.
Trong khi đó tại Indonesia, nước có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, các tín đồ đạo Hồi hối hả trở về nhà để chuẩn bị cho lễ Eid Al Fitr chấm dứt tháng ăn chay Ramadan. Vào tuần cuối cùng của tháng lễ Ramadan, nhu cầu mua sắm của người Hồi giáo thường tăng cao để chuẩn bị cho lễ Eid Al Fitr.
Ở khắp các nước theo đạo Hồi ở châu Á, các trung tâm mua sắm nhân dịp này đưa ra nhiều chương trình khuyến mại và mở cửa muộn hơn để phục vụ người dân. Ví như Trung tâm thương mại Semanggi ở trung tâm thủ đô Jakarta của Indonesia vẫn nườm nượp người mua sắm đến 22h tối dù thông thường đây là giờ đóng cửa.
Còn tại Anh, năm nay sẽ diễn ra một lễ hội chào mừng lễ Eid Al Fitr vào ngày 25/7 tới ở quảng trường Trafalgar nổi tiếng ở thủ đô London. Ở Anh, một bộ phận người dân đang vận động để Eid Al Fitr trở thành quốc lễ.
Lễ Eid Al Fitr bắt đầu khi có những dấu hiệu đầu tiên của mặt trăng mới sau tháng ăn chay Ramadan. Tại các nước Hồi giáo lớn như Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kuwait..., Eid Al Fitr bắt đầu từ ngày 17/7 tới. Các nước khác như Sri Lanka, Bangladesh... lại tổ chức một ngày sau đó. Eid Al Fitr được người Hồi giáo coi là ngày lễ của sự tha thứ và thiện nguyện./.
Diệu Hương
Theo_VOV
Những cây cầu độc dị nhất hành tinh (1) Những cây cầu độc dị nhất hành tinh này có lẽ không dành cho người yếu tim đi qua Nếu đã từng nghe nói đến dãy núi Alps hùng vĩ của Thụy Sĩ thì chắc hẳn bạn cũng đã biết tới cầu dây võng Trift. Cây cầu độc dị này là cây cầu dành cho người đi bộ dài nhất thế giới với...