Australia lo sợ làn sóng Covid-19 thứ hai

Theo dõi VGT trên

Cụm dịch tại quán rượu thường được các tài xế giao hàng lui tới ở New South Wales làm dấy lên nỗi lo sợ về làn sóng Covid-19 thứ hai.

New South Wales, bang đông dân nhất Australia, hôm 13/7 báo cáo thêm 14 ca nhiễm mới nCoV trong 24 giờ qua, trong đó có 8 ca lây nhiễm cộng đồng. Phần lớn các ca nhiễm này liên quan tới những người gần đây tới một quán rượu ở khách sạn Crossroads, phía tây nam Sydney. Cụm dịch mới này hiện ghi nhận 13 ca nhiễm.

“Điều đáng lo ngại là khách sạn này được các tài xế vận chuyển hàng hóa khắp cả nước sử dụng”, quan chức y tế Australia Michael Kidd hôm nay cho biết.

Các ca nhiễm mới ở New South Wales xuất hiện sau khi bang Victoria láng giềng vừa tái áp đặt các biện pháp phong tỏa với thành phố Melbourne hồi tuần trước.

Australia lo sợ làn sóng Covid-19 thứ hai - Hình 1

Nhân viên cơ quan cứu hỏa chuẩn bị vận chuyển thực phẩm cho người dân ở Melbourne, Australia, hôm 9/7. Ảnh: AFP.

Australia đã tránh được thiệt hại lớn về nhân mạng do Covid-19 khi thực hiện các biện pháp ứng phó nhanh chóng và nghiêm ngặt. Nước này hiện ghi nhận khoảng 10.000 ca nhiễm nCoV, bằng khoảng 1/6 số ca nhiễm mới hàng ngày tại Mỹ trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, giới chức Australia đang lo ngại về sự gia tăng của các ca nhiễm cộng đồng.

Với nỗ lực ngăn nCoV lây lan, chính quyền đã kêu gọi bất cứ ai tới quán rượu ở khách sạn Crossroads trong hai tuần qua tự cách ly và đi xét nghiệm. Nhiều người hôm 13/7 đã xếp hàng suốt ba tiếng để tiến hành lấy mẫu.

Tuy nhiên, nCoV được xác định đã lây lan tới ít nhất một địa điểm đông đúc khác khi một khách quen ở sòng bạc Ngôi sao tại Sydney xét nghiệm dương tính với virus hôm 4/7.

Chính quyền bang Victoria hôm 13/7 báo cáo 177 ca nhiễm mới nCoV trong 24 giờ qua, đánh dấu ngày thứ tám liên tiếp ca nhiễm mới tăng ba con số. “Đó có thể chưa phải đỉnh dịch của chúng tôi. Tôi muốn thấy một tuần các con số giảm xuống”, quan chức y tế bang Brett Sutton nói.

Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết 1.000 quân nhân đã được triển khai để giúp các bang ngăn chặn nCoV lây lan. Trong khi đó, các nhà khoa học nước này cũng bắt đầu thử nghiệm vaccine được phát triển tại Đại học Queensland.

Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 13 triệu người nhiễm và hơn 571.000 người chết. Australia hiện ghi nhận gần 10.000 ca nhiễm và hơn 100 ca tử vong.

Ghế 'anh cả' thế giới bỏ trống giữa Covid-19

Trung Quốc co về phòng thủ trước chỉ trích về nguồn gốc nCoV, trong khi Mỹ loay hoay xử lý đại dịch, vai trò lãnh đạo thế giới dường như bỏ ngỏ.

Video đang HOT

Khi Australia thúc đẩy một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc đại dịch Covid-19, không quốc gia nào khác lập tức lên tiếng hưởng ứng. Lãnh đạo các nước không biết cuộc điều tra sẽ đi đến đâu và Trung Quốc sẽ phản ứng quyết liệt đến mức nào.

Liên minh châu Âu mãi sau đó mới nhập cuộc bằng cách đưa ý tưởng này lên Đại hội đồng Y tế Thế giới sẽ diễn ra vào cuối tháng 5. Tình thế đó bỗng nhiên khiến Australia nhận ra mình đang thúc đẩy một nỗ lực củng cố các thể chế quốc tế bất chấp những lời đe dọa từ phía Trung Quốc, vai trò mà Mỹ đã dần từ bỏ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

"Chúng tôi chỉ muốn biết chuyện gì đã xảy ra để nó không lặp lại", Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 8/5 tuyên bố, đề cập đến các cuộc thảo luận của ông với lãnh đạo các nước về cuộc điều tra quốc tế nguồn gốc của nCoV, virus gây ra đại dịch khiến hơn 4,3 triệu người nhiễm và gần 293.000 người chết trên toàn cầu.

Thủ tướng Morrison khẳng định lời kêu gọi điều tra quốc tế của ông không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào, nhưng tất cả manh mối hiện nay đều hướng về Trung Quốc, nơi khởi phát đại dịch.

Ghế anh cả thế giới bỏ trống giữa Covid-19 - Hình 1

Địa điểm gặp mặt của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản, hồi tháng 6/2019. Ảnh: NYTimes.

Giới lãnh đạo Trung Quốc cho thấy rõ ràng rằng họ xem những lời chỉ trích về phản ứng ban đầu của nước này với Covid-19 là mối đe dọa đối với quyền lực của Bắc Kinh. Bởi vậy, lời kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của nCoV của Australia lập tức vấp phải phản ứng quyết liệt từ Trung Quốc.

Đại sứ Trung Quốc ở Australia Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) xem đề xuất điều tra toàn cầu là động thái "nguy hiểm", có thể khiến người Trung Quốc tẩy chay du lịch, nông sản của Australia và không cho con em tới nước này du học.

Biên tập viên Damien Cave và Isabella Kwai của NYTimes nhận định nếu Trung Quốc thực hiện lời đe dọa này, Australia có thể hứng chịu thiệt hại về kinh tế rất nghiêm trọng. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu số một, là nước đóng góp lượng du học sinh lớn nhất, đồng thời là thị trường quan trọng nhất đối với du lịch và nông sản Australia. Ngày 10/5, các công ty sản xuất ngũ cốc Australia cảnh báo Trung Quốc đang đe dọa áp thuế cao đối với lúa mạch nước này.

Tuy nhiên, chứng kiến cách Trung Quốc trừng phạt những người cố cảnh báo sớm về Covid-19 ở Vũ Hán hay đe dọa tẩy chay thương mại, người Australia dường như đã "tỉnh ngộ". Thay vì thừa nhận sai lầm trong ứng phó với nCoV, Bắc Kinh lại lan truyền các thuyết âm mưu, khẳng định phản ứng của họ với đại dịch đáng được ca ngợi và công kích bất kỳ ai phản đối điều này.

Peter Jennings, cựu quan chức quốc phòng và hiện là giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho biết Covid-19 đã đập tan những ảo tưởng cuối cùng ở Australia về một "Trung Quốc tử tế", rằng họ có thể làm ăn với Bắc Kinh mà không lo ngại tới nguy cơ bị chi phối chính trị.

"Tôi nghĩ các lãnh đạo cấp cao của chúng tôi đang ngày càng dè dặt với Trung Quốc", Jennings nói. "Nói thẳng ra, tôi cho rằng họ đã thực sự chán ngấy Trung Quốc".

Trong những tình huống như vậy, Australia và nhiều nước khác thường hướng đến Mỹ, quốc gia luôn được xem là "anh cả" bảo vệ sự minh bạch và quan hệ hợp tác quốc tế trong suốt 7 thập kỷ sau Thế chiến II.

Nhưng trông cậy vào vai trò lãnh đạo của "anh cả" Mỹ vào thời điểm này dường như là điều bất khả thi. Phần lớn thế giới đều thất vọng khi thấy Mỹ, siêu cường số một thế giới, chật vật đối phó với nCoV và những phản ứng thất thường của Tổng thống Trump.

Trump tỏ ra ít quan tâm tới việc hợp tác với bất kỳ quốc gia nào trong cuộc chiến chống đại dịch, khiến gần 1,4 triệu người nhiễm và hơn 82.000 người chết ở nước này. Ông khẳng định Mỹ đang mở cuộc điều tra riêng về cách Trung Quốc ứng phó với Covid-19, nhưng nhiều người lại cho rằng đây chỉ là cách ông đánh lạc hướng sự chỉ trích của dư luận về phản ứng bị coi là "tệ hại" với Covid-19.

Ghế anh cả thế giới bỏ trống giữa Covid-19 - Hình 2

Tổng thống Donald Trump tại cuộc họp báo ở Vườn Hồng Nhà Trắng, thủ đô Washington, Mỹ, hôm 11/5. Ảnh: AP.

Trump cũng tuyên bố ngừng cấp ngân sách cho WHO và Mỹ cũng không tham gia vào nỗ lực gây quỹ phát triển vaccine gần đây của Liên minh châu Âu.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn gây hoang mang khi đề nghị các nhà khoa học xem xét những phương pháp điều trị Covid-19 khá kỳ quặc như tiêm thuốc khử trùng vào người bệnh. Ông còn liên tục khẳng định nCoV có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, một giả thuyết mà giới chức tình báo Australia và nhiều nước phương Tây rất hoài nghi.

"Trong khủng hoảng, Mỹ thông thường sẽ huy động cả thế giới vào cuộc, dù nước này có thiếu sót đến đâu đi nữa. Nhưng lần này, khi Mỹ vắng mặt, không ai làm thay điều đó", Kevin Rudd, cựu thủ tướng Australia, cho hay.

Chiếc ghế "anh cả" này đã bị bỏ trống ngay cả trước khi Covid-19 bùng phát, khi Trump luôn đề cao chính sách "nước Mỹ trên hết", bày tỏ sự hoài nghi với chính các đồng minh và liên tục rút Mỹ khỏi các cam kết, hiệp ước quốc tế.

Năm 2018, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 quốc gia đã ký một thỏa thuận thương mại thay thế, được xem như hàng rào chống ảnh hưởng ngày càng lớn từ Trung Quốc.

Khoảng trống đó càng thể hiện rõ hơn khi thế giới đối mặt với Covid-19, cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ qua, buộc các cường quốc tầm trung như Australia phải gấp gáp khôi phục những quy tắc cũ của chủ nghĩa đa phương.

Nhiều cường quốc tầm trung đã trao đổi những cách chống dịch, ủng hộ chia sẻ các giải pháp như phát triển vaccine và cùng nhau lên kế hoạch cho tương lai. Tối 7/5, Thủ tướng Morrison đã điện đàm với lãnh đạo của các quốc gia tự xem mình là "những người đi đầu", khi phản ứng nhanh và sớm làm phẳng đường cong của dịch, gồm Áo, Đan Mạch, Hy Lạp, Israel, Singapore và New Zealand.

Giới chức Australia cũng tham gia các cuộc trao đổi hàng tuần về tương lai sau đại dịch với một nhóm quốc gia, gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Mỹ cũng góp mặt nhưng chỉ với tư cách là thành viên thay vì lãnh đạo nhóm, theo Rory Medcalf, cựu quan chức ngoại giao và hiện là hiệu trưởng Trường An ninh Quốc gia, thuộc Đại học Quốc gia Australia.

Xét về lịch sử, Australia, quốc gia với 25 triệu dân, luôn tự thấy mình chưa đủ tầm để tạo ra sức ảnh hưởng trên vũ đài chính trị thế giới, dù nền kinh tế nước này gần tương đương với Nga. Nhưng trong các cuộc phỏng vấn, nhiều quan chức đều cho rằng Australia đã có một lịch sử kiên cường "vừa hợp tác vừa đấu tranh" với Trung Quốc.

Năm 2018, Australia là một trong những nước đầu tiên cấm hai công ty Trung Quốc là Huawei và ZTE tham gia xây dựng mạng 5G nước này, đồng thời thông qua luật chống sự can thiệp của nước ngoài.

Khi Ngoại trưởng Marise Payne ngày 19/4 thông báo về việc thúc đẩy cuộc điều tra quốc tế về nCoV, Australia đã khiến cả thế giới ngạc nhiên khi đẩy cuộc đối đầu với Trung Quốc lên một nấc thang mới và chấp nhận nguy cơ trở thành mục tiêu "trút giận" của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Australia không muốn đảm nhận vai trò này một mình. Canberra đang nỗ lực xây dựng một liên minh mới, với vai trò lãnh đạo được luân phiên giữa các thành viên, đủ sức để chống lại hành vi bắt nạt từ Trung Quốc cũng như lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại.

"Australia đang thiết lập lại quy tắc hợp tác để chúng ta có thể tự do hành động hơn và để làm được điều đó, bạn cần xây dựng một liên minh các quốc gia có cùng chí hướng", Andrew Hastie, thành viên nghị viện Australia, người đứng đầu Liên ủy Tình báo và An Ninh, nói.

Hastie giải thích rằng để có thể đảm nhận vai trò "lãnh đạo" trên vũ đài quốc tế, các cường quốc tầm trung như Australia cần dựa trên sức mạnh, trong đó có sức mạnh về số lượng.

Tuy nhiên, để thúc đẩy được cuộc điều tra về Covid-19, Australia sẽ cần chứng minh nhiều hơn về tính độc lập của cuộc điều tra cũng như thể hiện một nỗ lực quốc tế bền bỉ, tỉ mỉ, điều mà quốc gia này vẫn còn bỡ ngỡ.

"Thử thách thực sự sẽ là: Australia sẽ làm gì tiếp theo", Jennings đặt câu hỏi. Australia có ít kinh nghiệm trong vai trò lãnh đạo trên chính trường quốc tế và để khỏa lấp khoảng trống của Mỹ có vẻ "hơi quá sức".

Ghế anh cả thế giới bỏ trống giữa Covid-19 - Hình 3

Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu tại Sydney hồi tháng 2. Ảnh: AP.

Jennings gợi ý rằng nếu đề xuất điều tra Covid-19 "chết yểu" tại WHO, tổ chức đang được Trung Quốc tăng cường tài trợ sau khi Mỹ ngừng đóng góp ngân sách, Australia có thể tự xây dựng, cấp kinh phí và phụ trách một ủy ban điều tra độc lập với các thành viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Không rõ nỗ lực kêu gọi cuộc điều tra quốc tế về Covid-19 của Australia sẽ đi về đâu, nhưng nhiều nhà quan sát tin rằng những nỗ lực nhằm khôi phục hợp tác quốc tế như vậy có thể trở thành lối thoát cho thế giới giữa đại dịch, trong bối cảnh cả Mỹ và Trung Quốc đều không thể hiện được vai trò của mình.

"Trật tự quốc tế dựa trên luật lệ vẫn cần được củng cố", Concetta Fierravanti-Wells, nghị sĩ Australia thường xuyên chỉ trích Trung Quốc, nói. "Nếu thế giới không hành động ngay lúc này thì còn chờ đến bao giờ nữa?"

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước MỹÔng Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ
23:44:25 23/12/2024
Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024
14:54:58 23/12/2024
Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?
23:23:32 23/12/2024
Mẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống TrumpMẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống Trump
22:33:55 23/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024
Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giớiKhám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới
14:46:50 23/12/2024
Những nguyên nhân khiến Iran gặp khủng hoảng năng lượngNhững nguyên nhân khiến Iran gặp khủng hoảng năng lượng
13:03:09 23/12/2024

Tin đang nóng

Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!
06:29:29 24/12/2024
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"
06:29:50 24/12/2024
Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?
06:00:32 24/12/2024
Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"
06:51:21 24/12/2024
Đức Phúc tặng 1 món quà "ngã ngửa" dành cho Hoà Minzy: Đúng là thánh giải trí, đứng im cũng thấy buồn cười!Đức Phúc tặng 1 món quà "ngã ngửa" dành cho Hoà Minzy: Đúng là thánh giải trí, đứng im cũng thấy buồn cười!
06:36:38 24/12/2024
Vụ cháy nhà khiến 16 người thương vong ở TPHCM: Các nạn nhân hiện ra sao?Vụ cháy nhà khiến 16 người thương vong ở TPHCM: Các nạn nhân hiện ra sao?
07:37:05 24/12/2024
Căng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mớiCăng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mới
06:30:54 24/12/2024
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chếtNgười đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết
00:53:48 24/12/2024

Tin mới nhất

Nga chưa có kế hoạch cho hội đàm Trump - Putin

Nga chưa có kế hoạch cho hội đàm Trump - Putin

08:57:42 24/12/2024
Điện Kremlin cho biết, Moscow chưa có bất cứ sự chuẩn bị nào cho một cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Đà phản công gây khó hiểu của Ukraine ở mặt trận Zaporizhia

Đà phản công gây khó hiểu của Ukraine ở mặt trận Zaporizhia

08:51:40 24/12/2024
Ukraine phản công vào khu vực Zaporizhia, giành lại được một phần lãnh thổ nhưng gây khó hiểu cho giới quan sát về mục tiêu chiến lược thực sự của Kiev.
Đảng đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống

Đảng đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống

08:38:20 24/12/2024
Đảng đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống Han Duck-soo nếu ông không công bố luật mở cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt về việc Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố lệnh thiết quân luật.
Ba Lan nói có thể bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu

Ba Lan nói có thể bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu

08:35:31 24/12/2024
Quan chức ngoại giao Ba Lan cảnh báo nguy cơ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bị bắt giữ nếu ông tham dự một sự kiện tại nước này vào tháng tới.
Panama phản hồi cảnh báo của ông Trump về "đòi lại" kênh đào chiến lược

Panama phản hồi cảnh báo của ông Trump về "đòi lại" kênh đào chiến lược

08:33:25 24/12/2024
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino có bài phát biểu trước toàn quốc để đáp trả lời cảnh báo giành quyền quản lý kênh đào Panama của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Hé lộ những ngày cuối cùng của Tổng thống Syria trước khi bị lật đổ

Hé lộ những ngày cuối cùng của Tổng thống Syria trước khi bị lật đổ

08:16:09 24/12/2024
Khi phe đối lập bắt đầu chiến dịch tấn công, cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang ở Nga để chuẩn bị dự lễ tốt nghiệp của con trai, buộc ông vội vã bay về nước.
Đức bàn giao hệ thống chống UAV mới nhất cho Ukraine

Đức bàn giao hệ thống chống UAV mới nhất cho Ukraine

08:01:54 24/12/2024
Đức tiếp tục cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ quân sự lớn, bao gồm xe tăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không và nhiều loại vũ khí hiện đại.
Nga chuyển khí tài quân sự, rút quân hoàn toàn khỏi Syria?

Nga chuyển khí tài quân sự, rút quân hoàn toàn khỏi Syria?

07:53:37 24/12/2024
Nga dường như đã giảm sự hiện diện ở Syria khi chuyển các khí tài quân sự sang các quốc gia khác trong khu vực.
Nga hiện đại hóa các hệ thống tên lửa dẫn đường 300mm cho Smerch và Tornado-S

Nga hiện đại hóa các hệ thống tên lửa dẫn đường 300mm cho Smerch và Tornado-S

07:51:11 24/12/2024
Những nỗ lực hiện đại hóa của NPO Splav nhằm kéo dài tuổi thọ và khả năng hoạt động của các hệ thống này, đáp ứng các yêu cầu về tầm bắn và độ chính xác ngày càng cao trong môi trường tác chiến hiện đại.
Nga huy động vũ khí từ thời Liên Xô cho cuộc chiến ở Ukraine

Nga huy động vũ khí từ thời Liên Xô cho cuộc chiến ở Ukraine

07:48:21 24/12/2024
Tháng trước, Karen Shakhnazarov - Giám đốc Mosfilm, hãng phim lớn nhất nước Nga đã đến gặp Tổng thống Vladimir Putin tại Điện Kremlin để trao tặng lại hàng chục xe tăng và xe bọc thép có từ những năm 1950.
Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

06:02:33 24/12/2024
Theo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, dịch tả đang lây lan tại thành phố Shwe Kokko ở Myanmar gần với biên giới Thái Lan. Hiện Thái Lan đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh tả và đều ở tại huyện Mae Sot, tỉnh biên giới Tak.
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới

Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới

05:48:33 24/12/2024
Một trong những ưu tiên chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan là đẩy lùi các nhóm người Kurd ở phía Bắc có liên hệ với PKK - một tổ chức từ lâu đã đấu tranh cho người Kurd tự trị ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền, Đàm Vĩnh Hưng được ăn cả hay ngã về không?

Kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền, Đàm Vĩnh Hưng được ăn cả hay ngã về không?

Sao việt

09:02:12 24/12/2024
Quyết kiện ông Gerard Richard Williams - chồng ca sĩ Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tự đặt mình vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?

Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?

Sức khỏe

08:56:49 24/12/2024
Bánh mì là món ăn sáng quen thuộc và tiện lợi được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc ăn bánh mì thường xuyên, đặc biệt là mỗi sáng, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ngôi làng phủ tuyết trắng 'đẹp như cổ tích' ở Trung Quốc

Ngôi làng phủ tuyết trắng 'đẹp như cổ tích' ở Trung Quốc

Du lịch

08:55:59 24/12/2024
Nằm cách thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) khoảng 280km, làng cổ Tuyết Hương gần đây trở thành điểm đến hấp dẫn nhờ khung cảnh tuyết trắng như tranh vẽ, đặc biệt khi đêm về.
Du khách bị lừa tiền đặt phòng khách sạn ở Đà Lạt

Du khách bị lừa tiền đặt phòng khách sạn ở Đà Lạt

Pháp luật

08:49:15 24/12/2024
Ngày 23/12, trao đổi với phóng viên báo Dân trí, anh Tuấn, đại diện khách sạn Túi Ba Gang (phường 1, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết, gần đây, nhiều đối tượng lập các trang mạng xã hội mạo danh khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng.
Chế tạo thành công "chìa khóa" để tìm kiếm người ngoài hành tinh

Chế tạo thành công "chìa khóa" để tìm kiếm người ngoài hành tinh

Lạ vui

08:26:34 24/12/2024
Sự kết hợp giữa vật liệu quý hiếm và công nghệ tiên tiến đang dần biến những ý tưởng khoa học viễn tưởng thành hiện thực.
Xác minh clip hai nữ sinh ở Vĩnh Long bị đánh hội đồng

Xác minh clip hai nữ sinh ở Vĩnh Long bị đánh hội đồng

Netizen

08:13:55 24/12/2024
2 nữ sinh được cho là đang học ở trường THCS Lộc Hòa bị nhóm học sinh mặc đồng phục thể dục in tên trường THCS-THPT Phú Quới đánh tới tấp. Clip được học sinh ghi lại rồi phát tán lên mạng xã hội.
Tôi đã 28 tuổi, bố vẫn "cành cao" đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn chọn rể

Tôi đã 28 tuổi, bố vẫn "cành cao" đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn chọn rể

Góc tâm tình

08:08:37 24/12/2024
Tôi biết bố tôi đặt ra nhiều tiêu chuẩn chọn rể vì nhiều lý do. Gia đình tôi không giàu. Từ nhỏ, tôi đã chứng kiến bố mẹ vất vả kiếm tiền, phải vay mượn để lo cho tôi ăn học.
Con ngõ bất ổn thường xuyên xảy ra tai nạn ở Hà Nội

Con ngõ bất ổn thường xuyên xảy ra tai nạn ở Hà Nội

Tin nổi bật

08:05:57 24/12/2024
Ngõ 2 Nguyễn Viết Xuân trở thành con ngõ bất ổn nhất Hà Nội, khi liên tiếp xảy ra các vụ va chạm xe, nhẹ thì trầy xước, nặng có người gãy chân đi cấp cứu.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 13: Ông ngoại luyện thi lớp 1 cho cháu gái bằng kỷ luật thép

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 13: Ông ngoại luyện thi lớp 1 cho cháu gái bằng kỷ luật thép

Phim việt

08:04:41 24/12/2024
Tập 13 phim Mẹ ác ma, cha thiên sứ tập trung vào câu chuyện ông ngoại rèn bé Trâm Anh để thi vào lớp 1 trường tốt.
1 cặp đôi phim giả tình thật vừa bí mật kết hôn: Nhà gái đẹp như tiên nữ, nhà trai bị ghét vì EQ thấp cùng cực

1 cặp đôi phim giả tình thật vừa bí mật kết hôn: Nhà gái đẹp như tiên nữ, nhà trai bị ghét vì EQ thấp cùng cực

Sao châu á

07:49:18 24/12/2024
Tối 23/12, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao trước thông tin hai diễn viên trẻ Lý Lan Địch và Trương Tân Thành đã bí mật kết hôn trong chuyến du lịch tới New Zealand hồi đầu tháng 11.
Phản ứng không ngờ của Cát Phượng khi nghe tên Kiều Minh Tuấn giữa sự kiện, nói 1 câu mà ai cũng khen

Phản ứng không ngờ của Cát Phượng khi nghe tên Kiều Minh Tuấn giữa sự kiện, nói 1 câu mà ai cũng khen

Hậu trường phim

07:45:35 24/12/2024
Cát Phượng không hề tỏ ra ái ngại khi bị nhắc đến người cũ, thêm việc cô không tiếc lời khẳng định Kiều Minh Tuấn phải đẹp chứ cũng khiến nữ diễn viên nhận được điểm cộng trong mắt khán giả.