Australia lo ngại về sự lây lan Covid-19 trong các nhà dưỡng lão
Nhà dưỡng lão đang là mối lo ngại lớn đối với chính quyền Australia khi các trung tâm có người bị Covid-19 ngày càng tăng nhanh.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế Australia, chỉ tính riêng những người sống trong các nhà dưỡng lão được chính phủ tài trợ mà không kể các nhà dưỡng lão tư nhân cũng như những người đang làm việc tại đây thì nước này có hơn 1094 ca Covid-19. Trong đó, bang Victoria, nơi dịch Covid-19 bùng phát là địa phương có nhiều ca covid-19 liên quan đến các nhà dưỡng lão nhất.
Dịch Covid-19 đang lan rộng tại các nhà dưỡng lão ở bang Victoria, Australia. Nguồn LOUISE KENNERLEY
Số liệu thống kê từ chính quyền bang Victoria của Australia cho thấy, hiện bang này có 804 ca Covid-19 là những người làm việc và sống trong các nhà dưỡng lão. Trong đó khoảng 650 ca tập trung tại 10 nhà dưỡng lão. Hiện tại, 87 nhà dưỡng lão ở bang này cũng được cho là có liên quan đến các trường hợp Covid-19. Vì nhiều trường hợp mắc Covid-19 liên quan đến nhà dưỡng lao khiến cho ngày càng nhiều người già sống trong các trung tâm này bị nhiễm Covid-19 và tử vong. Giáo sư Brendan Murphy, thư ký thuộc Bộ Y tế Australia cho biết, đến lúc này có 49 người già tử vong trong các nhà dưỡng lão liên quan đến Covid-19. Và có thể trong thời gian tới, ngày nào cũng có trường hợp là những người lớn tuổi tử vong vì căn bệnh này.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là những người làm việc trong các nhà dưỡng lão không được nghỉ việc để cách ly cho dù từng tiếp xúc với những người bị hoặc có khả năng bị Covid-19. Vì không nhận được trợ cấp của chính phủ nên nếu cho nhân viên nghỉ việc để cách ly thì các công ty này sẽ chịu thiệt hại rất lớn.
Video đang HOT
Ông Charles Cameron, Giám đốc điều hành Hiệp hội tuyển dụng, tư vấn và nhân sự cho biết, các công ty phải trả 40 AUD/giờ cho một nhân viên làm việc trong nhà dưỡng lão. Nếu họ nghỉ ở nhà để cách ly thì công ty vẫn phải trả khoảng 3.000 AUD cho 2 tuần không làm việc. Hiện tại bang Victoria có khoảng 1500 nhân viên làm việc như vậy trong các công ty cung cấp nhân sự cho các nhà dưỡng lão nên số tiền mà các công ty phải trả cho các nhân viên nghỉ việc để ở nhà cách ly sẽ là không nhỏ.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt, tại bang Victoria lại xuất hiện tình trạng bệnh viện không nhận các bệnh nhân Covid-19 đến từ một số nhà dưỡng lão khiến cho các bệnh nhân này không được chăm sóc kịp thời.
Trước tình trạng này, chính quyền bang Victoria quyết định sẽ trợ cấp 1.500 AUD cho những người phải ở nhà cách ly và 300 AUD cho những người phải cách ly trong lúc đang chờ kết quả xét nghiệm Covid-19. Chính quyền liên bang đã cử quân đội và cả nhóm ứng phó y tế khẩn cấp tới trợ giúp các nhà dưỡng lão ở bang Victoria.
Ngoài ra, chính quyền bang Victoria cũng cử các y tá có hợp đồng làm việc với nhà nước tới các cơ sở dưỡng lão có nhiều người bệnh. Cùng lúc này, chính quyền bang Victoria cũng lên kế hoạch di chuyển người ra khỏi các nhà dưỡng lão có nhiều người bị Covid-19 tới các cơ sở y tế. Chính quyền liên bang cũng thành lập Trung tâm ứng phó các nhà dưỡng lão bang Victoria để quy tụ các chuyên gia của bang và của liên bang nhằm tìm giải pháp cho tình hình hiện tại.
Ngoài các nhà dưỡng lão, một số nhà hàng, nhà thờ, trung tâm thể thao, khách sạn tiếp tục trở thành các điểm nóng về dịch Covid-19 tại Australia. Trong 24h qua, Australia có thêm 319 ca Covid-19 và 9 người thiệt mạng. Ngoài bang Victoria và New South Wales, bang Queensland của Australia hôm nay cũng xuất hiện thêm 3 trường hợp Covid-19 mới. Tính đến thời điểm này, Australia có 15.388 ca Covid-19, trong đó 176 người đã thiệt mạng./.
Ca nCoV mới ở Australia tăng kỷ lục
Australia báo cáo 501 ca nhiễm nCoV mới trong 24 giờ qua, mức tăng kỷ lục sau gần 4 tháng được cho là đã qua đỉnh dịch.
Theo số liệu của AFP, ca nhiễm nCoV tại Australia đã tăng lên hơn 12.400, trong đó hơn 120 người chết, với các ca nhiễm mới chủ yếu được báo cáo ở bang Victoria. Thủ hiến Victoria Daniel Andrew cho biết bang này ghi nhận thêm 484 ca nhiễm và hai trường hợp tử vong so với một ngày trước đó, nâng tổng ca nhiễm toàn bang vượt 3.400.
Giới chức bang đang nỗ lực kiểm soát một ổ dịch tại Melbourne, dù thành phố gần 5 triệu dân đã sống dưới lệnh phong tỏa hai tuần qua. Cư dân Melbourne sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang khi ra ngoài từ đêm nay, trở thành thành phố đầu tiên ở Australia bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng.
Ca nhiễm mới nCoV ở Australia trước đó được cho là đạt đỉnh vào ngày 28/3 với mức tăng kỷ lục 459 trường hợp trong 24 giờ. Trước khi ổ dịch mới bùng phát, Australia từng được khen ngợi về phản ứng với Covid-19, giống như nước láng giềng New Zealand.
Xe cứu thương đậu bên ngoài một trong 9 tòa nhà bị phong tỏa do Covid-19 ở Melbourne, Australia hôm 6/7. Ảnh: AFP.
Covid-19 bùng phát trở lại tại Australia đã làm giảm hy vọng về sự hồi phục kinh tế nhanh chóng sau đại dịch. Cuộc điều tra về cách nCoV lây lan ở Melbourne tuần này cho thấy nhiều ca nhiễm có khả năng liên quan tới những khách sạn được dùng để cách ly người trở về từ nước ngoài.
Giới chức Australia trước đó mở cuộc điều tra cáo buộc nhân viên tại một số khách sạn ở Melbourne quan hệ tình dục với người đang cách ly, gây đợt bùng dịch mới.
New South Wales, bang đông dân nhất Australia, cũng đang lo ngại về một cụm dịch mới tại một quán rượu ở khách sạn Crossroads, phía tây nam thành phố Sydney. Quan chức y tế Michael Kidd cho biết điều đáng lo ngại là khách sạn này thường được các tài xế vận chuyển hàng khắp cả nước lui tới.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 15 triệu người nhiễm, gần 620.000 người chết và hơn 9,1 triệu người hồi phục.
Người Việt chật vật khi Melbourne tái phong tỏa Gần hai tháng sống dưới lệnh phong tỏa toàn bang Victoria, Nam Bùi khấp khởi khi các hạn chế được nới lỏng, nhưng niềm vui ấy không kéo dài. Từ nửa đêm 8/7, Melbourne, thành phố lớn thứ hai Australia, thủ phủ bang Victoria, sẽ áp lệnh phong tỏa trở lại dài 6 tuần. Các nhà hàng và quán cafe sẽ chỉ được...