Australia lo ngại về nguy cơ Covid-19 bùng phát trở lại vào mùa Đông
Trong tuần qua, tốc độ lây nhiễm dịch Covid-19 tại Australia đã giảm mỗi ngày, từ mức 5% hồi đầu tuần và đến nay (11/4) chỉ còn chưa đến 2%.
Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế lo ngại rằng nếu không dập dịch Covid-19 nhanh chóng và trên diện rộng, dịch bệnh này rất có thể sẽ bùng phát trở lại mạnh mẽ hơn vào mùa Đông sắp tới, mùa của dịch cúm hàng năm tại nước này.
Cảnh sát nhắc nhở người dân không ra khỏi nhà vì lý do không cần thiết tại bãi biển Bondi. Ảnh: 9News.
Theo thông tin được cơ quan y tế Australia cập nhật đến sáng nay (11/4), nước này đã ghi nhận hơn 6.220 ca mắc Covid-19, tăng thêm 100 ca so với hôm qua (10/4) và số nạn nhân tử vong đã tăng lên 56.
Trong một tuyên bố, Phó giám đốc Y tế Australia Paul Kelly cho biết, với tốc độ lây lan như trong những ngày qua, dịch Covid-19 có thể sẽ được kiểm soát trên toàn quốc trong vài tuần tới. Tuy nhiên, Giáo sư Kelly cho rằng hiện không phải là thời điểm để tự mãn và cần tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt để sớm kiểm soát dịch bệnh.
Video đang HOT
Giáo sư Kelly cũng cảnh báo, nếu không áp dụng các biện pháp kiểm dịch như hiện nay, thì chỉ 1 ca nhiễm Covid-19 có thể lây cho 400 người khác chỉ trong 1 tháng và dịch bệnh sẽ nhanh chóng bùng phát trở lại.
Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho đến nay Australia là một trong những quốc gia kiểm soát dịch Covid-19 thành công nhất trên thế giới. Nhưng nếu chưa khống chế được nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng thì dịch bệnh sẽ tăng trở lại vào mùa Đông sắp tới. Australia cần duy trì lệnh cấm các dịch vụ không cần thiết và hạn chế tụ tập đông ngườiít nhất cho đến tháng 10/2020.
Giáo sư Tony Blakely, chuyên gia dịch tễ học của Đại học Melbourne cho rằng lây nhiễm trong cộng đồng tăng đột biến là một trong các lý do khiến dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản. Tại Australia, hiện tỉ lệ lây nhiễm trong cộng đồng còn khá thấp, như tại bang New South Wales, nơi có số ca nhiễm gần bằng 50% của cả nước, thì trong tuần qua chỉ có 10 ca lây nhiễm mỗi ngày. Tuy nhiên, bài học kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng từ các nước là việc quan trọng không thể bỏ qua đối với Australia vào thời điểm này./.
Hữu Tiến
Những du khách không sợ Covid-19 vì trẻ khỏe
Nhiều phượt thủ Mỹ tự tin sẽ đánh bại nCoV vì họ còn trẻ và bất chấp việc được khuyên nên ở nhà để đi du lịch.
Một du khách trẻ người Mỹ hòa mình vào đám đông đang tắm nắng, bơi lội dưới nhiệt độ 31 độ C tại bãi biển Bondi, Australia hôm 18/3. Khi được hỏi lý do vẫn đi du lịch bất chấp Covid-19, người này cho biết: "Tôi còn trẻ. Tôi cảm thấy cơ thể mình có thể đánh bại nCoV".
Nhiều người vẫn ra bãi biển Bondi tắm nắng hôm 22/3. Ảnh: EPA-EFE.
Những du khách trẻ khác cũng trả lời phỏng vấn trên Daily Telegraph rằng họ đã đi biển, ăn uống và trò chuyện với nhau thoải mái trong những ngày qua. Dù họ biết, chính phủ đã yêu cầu mọi người phải đứng cách nhau 1,5m để ngăn ngừa sự lây lan của virus và nếu một trong số bị nhiễm, những người khác chắc chắn sẽ nhiễm theo.
"Chúng tôi tin rằng không ai trong nhóm có bất kỳ triệu chứng nào, vì tuổi của chúng tôi ít có khả năng nhiễm virus. Nếu ở lại New York, chúng tôi có thể dễ lây bệnh hơn vì ở đó có số ca nhiễm gấp đôi Australia", Lauren Titone, nữ du khách Mỹ chia sẻ lý do vẫn đi du lịch, thay vì ở nhà hôm 18/3. Cô không sợ hãi vì mình còn trẻ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với suy luận của nhóm du khách "trẻ, khỏe" nói trên. Một trong số đó là phát thanh viên radio Chris Smith. Trong bản tin Today ngày 19/3, anh nói rằng "Thật kỳ lạ, ngốc nghếch và thiếu hiểu biết. Thực tế là một trong những cô gái đó có thể đã mắc nCoV nhưng triệu chứng chưa bộc phát. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến việc lây nhiễm".
Anh nói thêm yêu cầu của chính phủ không hề khó khăn mà chỉ muốn mỗi người cách nhau 1,5 m. Và việc trò chuyện gần sát nhau, bắn nước bọt, dịch mũi khi hắt hơi vào nhau là điều mà chính phủ đang cố gắng ngăn cản. Smith cho biết việc tạo khoảng cách với ai đó đủ xa rất khó nhớ, chính anh cũng thường bị quên. Ít nhất trong 24 giờ vừa qua, đôi khi Smith quên về việc giữ khoảng cách, nhưng nếu cố tình đứng cạnh nhau như các du khách trên thì thực sự nguy hiểm.
Glancys Berejiklian, thủ hiến của bang New South Wales nói về tầm quan trọng của việc duy trì khoảng cách giữa hai người ở nơi công cộng. Bà cho biết sở y tế New South Wales đã mất khả năng kiểm soát các ca lây nhiễm đến từ đâu, vì virus đã lây lan trên diện rộng và tin việc giữ khoảng cách là chìa khóa để giúp mọi người không bị lây nhiễm quá nhanh như Italy hay Iran. Bà khẳng định Australia chưa lên đỉnh dịch và đang ở giai đoạn kiểm soát được tình hình. "Chúng tôi không muốn bị mất kiểm soát và đó là lý do việc giữ khoảng cách với nhau lại quan trọng đến vậy", bà nói trên chương trình Today sáng 19/3.
Tính đến ngày 23/3, số người nhiễm nCoV ở Australia là 1.629, 7 ca tử vong. Từ ngày 16/3, thủ tướng Australia đã đưa ra tuyên bố cấm các cuộc tụ họp không cần thiết trong nhà với số lượng hơn 100 người, các cuộc tụ họp ngoài trời hơn 500 người. Đến sáng ngày 23/3, Australia bắt đầu đóng cửa các quán rượu, câu lạc bộ, phòng tập thể dục và nhà thờ, sau khi các ca lây nhiễm ngày một tăng. Các bang phía đông nam là Victoria, New South Wales ghi nhận số ca nhiễm bệnh cao nhất nước.
"Sẽ không còn cảnh đến quán rượu sau giờ làm việc, đến phòng tập thể dục vào mỗi buổi sáng và ngồi quán cà phê", thủ tướng Scott Morrison thông báo với nghị viện vào sáng nay.
Anh Minh
Tù nhân người Australia tuyệt thực trong nhà tù Iran Một tù nhân người Australia đang tuyệt thực để đòi Iran trả tự do sau bị bị giam giữ 14 tháng trong nhà tù của Iran. Hiện cơ quan chức năng Australia đang làm việc với chính quyền Iran để yêu cầu trao trả tự do cho tù nhân này. Trong một bức thư được công bố nhân dịp Giáng sinh, giảng viên...