Australia lờ cơn giận của Trung Quốc về thỏa thuận tàu ngầm
Bất chấp phản ứng giận dữ của Trung Quốc, Australia tuyên bố chương trình đóng tàu ngầm hạt nhân với Mỹ, Anh là cần thiết cho an ninh quốc gia.
Sau khi Mỹ, Anh, Australia cùng công bố thỏa thuận chia sẻ công nghệ để hỗ trợ Australia chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng nhân, Trung Quốc đã lập tức có những phản ứng gay gắt.
Chính phủ Trung Quốc mô tả thỏa thuận ba bên này là mối đe dọa “cực kỳ vô trách nhiệm” với ổn định trong khu vực, bày tỏ hoài nghi về cam kết không phổ biến hạt nhân của Australia và cảnh báo các đồng minh phương Tây của Canberra rằng họ có nguy cơ “tự bắn vào chân mình”.
Trước phản ứng này, trong cuộc phỏng vấn trên kênh phát thanh 2GB ngày 17/9, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho hay chính Trung Quốc “cũng có chương trình đóng tàu ngầm hạt nhân rất lớn”.
“Trung Quốc có quyền ra quyết định vì lợi ích quốc gia trong các thỏa thuận quốc phòng của họ, nên dĩ nhiên Australia và tất cả quốc gia khác cũng có quyền như vậy”, ông nói.
Tàu ngầm HMAS Sheean tại cảng Beauty Point, bang Tasmania của Australia ngày 27/2. Ảnh: RAN .
Video đang HOT
Trong loạt cuộc phỏng vấn trên truyền thông Australia, Thủ tướng Morrison cho biết chính phủ nước này đang ứng phó với những động lực thay đổi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi tranh chấp lãnh thổ đang trở nên nóng hơn và cạnh tranh ngày càng gia tăng.
“Australia rất để ý về năng lực tàu ngầm hạt nhân và đầu tư quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc”, Morrison nói trên Kênh 7. “Chúng tôi quan tâm đến việc đảm bảo các vùng biển và vùng trời quốc tế luôn là khu vực quốc tế, đồng thời nguyên tắc pháp quyền được áp dụng như nhau tại những nơi này”.
Morrison nói Australia muốn đảm bảo không có “vùng cấm” trong các khu vực chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế. “Điều đó rất quan trọng đối với thương mại, các tuyến cáp biển, máy bay và các vùng trời có thể bay qua. Đó là trật tự mà chúng ta cần giữ gìn, là những điều hòa bình và ổn định mang lại, đồng thời là những gì chúng tôi tìm cách đạt được”, Morrison cho biết.
Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, bồi đắp trái phép các thực thể tại khu vực này và triển khai nhiều khí tài, bao gồm tên lửa diệt hạm và tên lửa phòng không.
Bắc Kinh cũng phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016, theo đó yêu sách “quyền lịch sử” và “đường 9 đoạn”của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế.
Quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh trở nên nguội lạnh sau khi Australia cấm công ty Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm ở nước này và công khai kêu gọi điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19. Trung Quốc đáp trả bằng cách áp nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn với hàng hóa Australia trong nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng Australia Scott Morrison rời Văn phòng Thủ tướng Anh tại London sau cuộc hội đàm ngày 15/6. Ảnh: Reuters .
Thủ tướng Morrison cho biết liên minh quốc phòng mới giữa Australia với Anh và Mỹ, được công bố sau hơn 18 tháng thảo luận, sẽ “tồn tại vĩnh viễn”.
“Liên minh liên quan đến một cam kết rất quan trọng không chỉ trong hôm nay mà còn cho mãi về sau. Đó là lý do tôi gọi đó là mối quan hệ đối tác vĩnh viễn. Đây là một trong những cam kết giữ an toàn và an ninh cho Australia trong tương lai”, Morrison nói.
Phát biểu trong chuyến công du tới thủ đô Washington, Ngoại trưởng Australia Peter Dutton chỉ trích phản ứng của một số quan chức và truyền thông Trung Quốc, gọi đó là “hành vi phản tác dụng, thiếu chín chắn và đáng xấu hổ”.
Trong cuộc phỏng vấn với Sky News, Dutton nói Australia chỉ muốn đảm bảo hòa bình và ổn định bền vững trong khu vực. Ông cho biết Australia sẵn sàng đón thêm thủy quân lục chiến Mỹ luân chuyển tới căn cứ tại thành phố Darwin ở phía bắc, đồng thời muốn nâng cao năng lực không quân Australia.
Pháp tố Australia đâm sau lưng đồng minh New Zealand cấm cửa tàu ngầm hạt nhân Australia Mỹ, Anh giúp Australia đóng tàu ngầm hạt nhân
Mỹ, Anh giúp Australia đóng tàu ngầm hạt nhân
Mỹ, Anh sẽ cung cấp công nghệ để Australia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, dù không trang bị vũ khí chiến lược.
Thỏa thuận hợp tác an ninh này được thông báo trong cuộc họp trực tuyến ngày 15/9 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison.
Theo đó, Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Australia chế tạo hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu này chỉ sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân để đối phó với những mối đe dọa tương lai, nhưng không trang bị vũ khí hạt nhân chiến lược.
Tàu ngầm HMAS Collins của hải quân Australia. Ảnh: Hải quân Australia .
"Chúng tôi đều nhận thấy nhu cầu bảo đảm hòa bình và ổn định dài hạn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng tôi cần tính đến môi trường chiến lược hiện tại ở khu vực, cũng như tương lai của mỗi quốc gia. Thực tế là thế giới phụ thuộc vào sự phát triển của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở trong hàng chục năm tới", Biden cho hay.
Thủ tướng Morrison cho biết Australia dự kiến đóng 8 tàu ngầm hạt nhân ở thành phố miền nam Adelaide, nhấn mạnh Canberra sẽ tuân thủ mọi cam kết về không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Quan chức Mỹ giấu tên cho biết đây là kết quả của nhiều tháng đàm phán giữa lãnh đạo chính trị và quân sự của ba nước, trong đó Anh muốn thể hiện vai trò lớn hơn ở khu vực.
Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ chia sẻ công nghệ động cơ hạt nhân cho một quốc gia kể từ sau lần chuyển giao cho Anh vào năm 1958. "Đó là công nghệ cực kỳ nhạy cảm, đây có thể coi là ngoại lệ với nhiều chính sách của chúng tôi. Điều này sẽ không diễn ra trong tương lai. Chúng tôi coi đây là sự kiện chỉ diễn ra một lần", quan chức giấu tên nói thêm.
Australia là quốc gia biển và sở hữu lực lượng hải quân hùng hậu, nhưng hiện chỉ có 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins được biên chế từ năm 1996. Đây là phiên bản mở rộng của lớp tàu ngầm Type 471 do Thụy Điển phát triển, mỗi chiếc có lượng giãn nước 3.400 tấn khi lặn.
New Zealand cấm cửa tàu ngầm hạt nhân Australia New Zealand không dỡ lệnh cấm tàu hạt nhân vào lãnh hải, sau khi đồng minh Australia quyết định phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. "Lập trường của New Zealand liên quan đến cấm tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân vào vùng biển của chúng tôi không đổi", Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 16/9 tuyên bố,...