Australia lên tiếng ủng hộ Mỹ tuần tra Biển Đông
Australia ngày 12/5 đã lên tiếng ủng hộ hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc phản đối khi với lý do đe dọa hòa bình.
Theo Reuters, tuyên bố của chính phủ Australia được đưa ra vài ngày sau khi tàu khu trục Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Đáp trả lại hành động này, Trung Quốc đã điều 2 máy bay chiến đấu và 3 chiến hạm theo sát và yêu cầu tàu khu trục Mỹ rời khỏi khu vực.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS The William P. Lawrence (DDG-110) và USS Ross (DDG-71) thả neo tại San Diego, California, ngày 12/4/2015.
Hoạt động này theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ là nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong cuộc điện đàm sáng ngày 12/5, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã nói về các vấn đề an ninh trong khu vực và cam kết mạnh mẽ đối với tự do hàng hải, cũng như tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Turnbull nói.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cũng lên tiếng ủng hộ Mỹ về hành động này và tuyên bố các quốc gia đều có quyền về tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
Trung Quốc và Mỹ thường cáo buộc lẫn nhau quân sự hóa Biển Đông. Trong khi Bắc Kinh tiến hành các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp thì Mỹ tăng cường tuần tra tự do hàng hải và các cuộc tập trận quân sự.
Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Trung Quốc đã xây dựng trái phép nhiều cơ sở hạ tầng, trong đó có một đường băng dài 3.000 m.
Mỹ luôn lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng đường băng này để củng cố những yêu sách lãnh thổ phi lý trước các quốc gia láng giềng.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ sẽ tuần tra ở Biển Đông vào đầu tháng 4
Hải quân Mỹ dự định tiến hành tuần tra trên Biển Đông vào đầu tháng 4 năm nay, lần thách thức trực tiếp thứ 3 của Washington với tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.
Theo Reuters, một nguồn tin thân cận với kế hoạch trên của Hải quân Mỹ xác nhận thông tin trên ngày 1/4. Theo đó, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành tuần tra trên Biển Đông trong đầu tháng này.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ thời gian chính xác của hoạt động này và loại tàu nào sẽ đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp trái phép.
Thông tin trên được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh coi những hành động nhằm thực hiện quyền tự do hàng hải của Mỹ là "xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Trong cuộc trao đổi ngày 31/3 với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân ở Washington, Mỹ, ông Tập cho rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ hành vi nào núp dưới danh nghĩa tự do hàng hải để "xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc". Đây được coi là cách nói khác của ông Tập khi đề cập tới sự can thiệp của Mỹ với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới.
Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ. Ảnh: Reuters
Washington nhiều lần thể hiện quyết tâm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực thông qua việc điều tàu chiến và oanh tạc cơ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể mà Bắc Kinh bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Việc làm này là hành động thực tế cho thấy Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Trước đó, các quan chức quân sự Mỹ ngày 4/3 cho biết tàu sân bay John C. Stennis gia nhập với các đội tàu gồm tuần dương hạm Antietam và Mobile Bay trang bị tên lửa dẫn đường, cùng các tàu khu trục Chung Hoon và Stockdale đã hoạt động ở Biển Đông. Các nguồn tin Mỹ cho biết, tàu Antietam khi đó đang tiến hành "tuần tra thường kỳ" và tách bạch với hoạt động của tàu Stennis, để tiếp nối những cuộc tuần tra của tàu khu trục McCambell và tàu đổ bộ Ashland hồi cuối tháng 2.
Bản đồ các thực thể Trung Quốc chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm đá Xu Bi, đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn, bãi Chữ Thập và đá Châu Viên. Đồ họa: NASA
Tháng 10/2015, việc tàu USS Lassen tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từng khiến Bắc Kinh nổi giận.
Sự xuất hiện của các tàu Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những hành động gây lo ngại ở Biển Đông, bao gồm việc triển khai tên lửa đất đối không trái phép đến quần đảo Hoàng Sa, và lắp đặt các trạm radar ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một số chuyên gia nhận định sự hiện diện của các tàu là tín hiệu rõ ràng gửi đến Trung Quốc và khu vực.
Hoàng Anh
Theo Zing News
Tổng thống Philippines lên tiếng ủng hộ Mỹ tuần tra biển Đông Hôm nay 27-10, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói rằng ông ủng hộ Mỹ đưa tàu tuần tra biển Đông.Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đã áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông. Tại một diễn đàn được tổ chức bởi Hiệp hội Phóng viên...