Australia lần đầu ban bố tình trạng khấn cấp về an toàn sinh học
Ngày 18/3, Australia lần đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp về an toàn sinh học quốc gia theo Luật An toàn sinh học được nước này thông qua năm 2015.
Dịch Covid-19 vẫn đang lây lan nhanh tại Australia và các nước thuộc châu Đại Dương. Trong đó, một số quốc đảo trong khu vực đã có những trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên.
Chính phủ và các địa phương của Australia liên tiếp bổ sung nhiều biện pháp hỗ trợ để đối phó với tác động ngày càng sâu rộng của dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.
Tính đến 10h sáng nay 19/3 (giờ địa phương), Australia đã ghi nhận gần 600 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 6 người đã tử vong. Số ca nhiễm mới dự báo sẽ tăng thêm khi các bang của nước này cập nhật về tình hình dịch bệnh.
Ngày hôm qua (18/3), Australia đã lần đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp về an toàn sinh học quốc gia theo Luật An toàn sinh học được nước này thông qua năm 2015. Theo quyết định mới này, chính phủ Australia sẽ được trao thêm nhiều quyền hạn bao gồm sử dụng các lực lượng và huy động các nguồn lực cần thiết để kiểm soát dịch bệnh.
Trong đó, chính quyền có thể tiến hành phong tỏa các khu vực địa lý, sơ tán các khu dân cư, áp dụng kiểm soát an toàn sinh học bắt buộc, truy tố các hành vi phạm vàhạn chế các cuộc tụ tập đông người. Các cá nhân vi phạm sẽ bị phạt hành chính hoặc bị phạt tù lên đến 5 năm. Trước mắt, tình trạng khẩn cấp sẽ được áp dụng trong 3 tháng, sau đó có thể được gia hạn căn cứ vào tình hình dịch bệnh.
Cũng trong ngày hôm qua (18/3), Quốc hội bang Queensland đã quyết định ngừng hoạt động trong 6 tháng để đảm bảo giãn cách xã hội và hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Trước đó, Quốc hội Queensland cũng đã thông qua một đạo luật khẩn cấp cho phép chính quyền hoãn các cuộc bầu cử địa phương. Dự kiến, Quốc hội Queensland sẽ hoạt động trở lại vào tháng 9/2020.
Bang Tasmania của Australia hôm nay (19/3) tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa biên giới của bang, trở thành bang có chính sách kiểm soát biên giới chặt chẽ nhất tại Australia trong giai đoạn hiện nay.
Video đang HOT
Thủ hiến bang Tasmania Peter Gutwein cho biết, bắt đầu từ đêm mai (20/3), tất cả những người đến bang Tasmania, bao gồm cả những công dân sinh sống tại đây đều phải tự cách ly trong 14 ngày.
Tuy nhiên, lệnh này không áp dụng với những người đến bang này vì lý do thực sự cần thiết liên quan đến nỗ lực bảo vệ sưc khỏe cho người dân của bang, các tình huống khẩn cấp hoặc những người giúp cho đầu mối thương mại hoạt động. Vì bang Tasmania nằm trọn vẹn trên 1 hòn đảo ở phía Nam Australia nên lệnh này cũng không áp dụng với các tuyến tàu biển vận chuyển hàng hóa tới bang để giữ cho việc lưu thông hàng hóa vẫn được diễn ra. Chính quyền bang Tasmania sẽ cử người theo dõi việc cách ly và sẽ có hình phạt đối với những người vi phạm. Số tiền phạt có thể lên đến 16,800 AUD hoặc 6 tháng tù giam.
Bang Tasmania đồng thời ban bố tình trạng khẩn cấp, trao quyền nhiều hơn cho cảnh sát trong việc điều hành các hoạt động tại bang. Với các biện pháp mới công bố này, bang Tasmania là địa phương có chính sách kiểm soát chặt chẽ nhất hiện nay tại Australia trong nỗ lực làm giảm sự lây lan của Covid-19.
Trong một diễn biến liên quan, hôm nay (19/3), hãng hàng không lớn nhất Australia Qantas cũng đã tuyên bố từ cuối tháng 3 cho đến hết tháng 5 sẽ ngừng toàn bộ các chuyến bay quốc tế đồng thời giảm 60% các chuyến bay nội địa. Việc cắt giảm các chuyến bay này cũng đồng nghĩa với việc 60% người lao động của hãng này sẽ đối mặt với nguy cơ không có việc làm.
Trước đó hôm 18/3, một hãng hàng không lớn khác của Australia là Virgin cũng đã tuyên bố dừng tất cả các chuyến bay quốc tế và giảm một nửa số chuyến bay nội địa từ cuối tháng 3 cho đến ngày 14/6.
Trong khi đó, số ca nhiễm Covid-19 tại New Zealand đã tăng 8 trường hợp trong ngày hôm qua (18/3), nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 20 trường hợp. Bộ Y tế New Zealand cho biết, 8 trường hợp mới này vừa trở về từ các nước châu Âu và Australia. Tính đến nay, đã có 5 thành phố của New Zealand xác nhận có bệnh nhân Covid-19, trong đó có thủ đô Wellington.
Các quốc đảo Thái Bình Dương gồm Samoa và Papua New Guinea đã xác nhận 2 trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Các bệnh nhân này đều đến từ nước ngoài và đang được điều trị cách ly tại bệnh viện với các triệu chứng tương tự như Covid-19. Hiện các mẫu bệnh phẩm đã được gửi ra nước ngoài để xét nghiệm nên chưa thể kết luận 2 bệnh nhân này có mắc Covid-19 hay không.
Theo Việt Nga, Hữu Tiến/VOV-Australia
Nam Cực - Mục tiêu cạnh tranh không chỉ giữa Australia và Trung Quốc
Chính phủ Australia mới đây khẳng định sẽ không nhượng bộ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Cực.
Không chỉ là vấn đề giữa Australia và Trung Quốc, Nam Cực được dự báo sẽ là vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ giữa một số nước có liên quan trong thời gian tới.
Trong một tuyên bố mới đây, Bộ trưởng Môi trường Australia, phụ trách vấn đề Nam Cực Sussan Ley cảnh báo, sẽ không có sự đánh đổi giữa nước này với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền tại Nam Cực. Bà Ley tuyên bố, mỗi quốc gia đều có quyền theo đuổi lợi ích riêng trong khu vực. Và các bên sẽ đạt được tham vọng của mình nếu vì mục đích hòa bình và khoa học và tuân thủ Hiệp ước Nam Cực.
Hình ảnh Nam Cực chụp từ ngoài không gian. Ảnh: Depositphotos
Australia hiện phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với khu vực Dome A và việc Trung Quốc thiết lập bộ quy tắc ứng xử đối với khu vực này, nơi mà Australia tuyên bố chủ quyền. Dome A nằm trên đỉnh một tảng băng lớn, có vị trí lý tưởng để quan sát không gian và vệ tinh.
Trong khi đó, Trung Quốc phản đối đề xuất thành lập một công viên hải dương tại Nam Cực của Australia vốn được Pháp và Liên minh châu Âu (EU) hậu thuẫn. Theo đề xuất này, Australia sẽ tiến hành bảo tồn các rạn san hô nước sâu và hạn chế đánh bắt cá tại các đại dương ngoài khơi vùng yêu sách lãnh thổ của nước này.
Ngoài Trung Quốc, Nga cũng phản đối đề xuất của Australia về việc thành lập công viên hải dương tại Nam Cực khi cho rằng không có dữ liệu về việc công viên này có thể đạt được mục đích đề ra.
Trong lúc đang gặp phải sự phản đối từ phía Trung Quốc và Nga, các nước thành viên Ủy ban bảo tồn tài nguyên sinh vật biển ở Nam Cực sẽ nhóm họp tại Hobart, thủ phủ bang Tasmania của Australia vào tuần tới để thảo luận đề xuất của Australia về việc xây dựng một công viên hải hương mới tại Nam Cực.
Không chỉ mâu thuẫn về việc xây dựng công việc hải dương hay việc kiểm soát Dome A, gần đây, truyền thông Australia còn đưa ra nhiều thông tin chưa được kiểm chứng về việc một số nước xây dựng căn cứ quân sự hoặc đưa các thiết bị phục vụ mục đích quân sự tới Nam Cực. Mặc dù những hành động này đều không được phép theo khuôn khổ Hiệp ước Nam Cực song đến lúc này chưa bên nào đưa ra bằng chứng về những cáo buộc này.
Nam Cực là một vùng đất được bao phủ bởi băng giá nằm ở cực Nam của bề mặt trái đất. Hiện nay Nam Cực không phải là phần lãnh thổ của một quốc gia nào nhưng hiện có ít nhất 7 nước đang tuyên bố chủ quyền đối với từng khu vực tại Nam Cực, trong đó có Argentina, Australia, Chile, Pháp, New Zealand, Na Uy và Anh.
Tuy nhiên Hiệp ước Nam Cực được ký kết năm 1961 không công nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào đối với Nam Cực và khẳng định, khu vực này chỉ được sử dụng vì mục đích hòa bình.
Mặc dù là khu vực có khí hậu lạnh nhất thế giới nhưng Nam Cực ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia. Thứ nhất là do Nam Cực có vị trí địa lý đặc biệt, là lục địa cao nhất thế giới với độ cao trung bình là 2.800m trên mực nước biển. Đặc biệt là vùng Dome A, với độ cao 4.093m được cho là khu vực lý tưởng để quan sát không gian và vệ tinh.
Thứ hai, Anh cho rằng, Nam Cực là một vùng đất rất quan trọng đối với khoa học vì ảnh hưởng sâu sắc của nó đối với hệ thống khí hậu và đại dương trên trái đất. Ẩn mình trong dải băng dày tới 4km cũng là những thông số vô giá về khí hậu của hành tinh chúng ta trong hơn 1 triệu năm qua. Bên cạnh đó, khu vực này còn được cho là nơi có trữ lượng dầu mỏ lên tới 200 tỷ thùng, nhiều hơn cả trữ lượng dầu mỏ của Kuwait và Abu Dhabi.
Có lẽ vì những lý do này nên khi được công nghệ hỗ trợ, nhiều quốc gia đang dần vượt qua những trở ngại về thời tiết để có thể tiếp cận Nam Cực, bắt đầu khởi động "cuộc đua" giành ưu thế tại vùng đất lạnh nhất thế giới này./.
Theo Việt Nga, Hữu Tiến/VOV-Australia
Sinh viên Trung Quốc đề nghị tự thuê máy bay sang Australia học tiếp Nhóm sinh viên Trung Quốc này tha thiết muốn quay lại Australia để tiếp tục học. Họ chấp nhận thuê máy bay và trang trải chi phí, rồi tự cách ly... Hôm nay (27/2), truyền thông Australia cho biết, một nhóm gồm khoảng 500 sinh viên Trung Quốc tại Vũ Hán đã gửi một bức thư thỉnh cầu lên Bộ trưởng Ngoại giao...