Australia kiểm soát thảm họa tràn dầu gần đảo san hô lớn nhất thế giới
Ngày 3/3, Australia thông báo đang đẩy mạnh các nỗ lực nhằm giải quyết vụ tràn dầu do một tàu chở hàng bị mắc cạn tại vùng biển của đảo quốc Solomon.
Dầu rò rỉ từ tàu MV Solomon Trader dọc bờ biển của đảo Rennell, ngày 1/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Tàu MV Solomon Trader, treo cờ Hong Kong (Trung Quốc), dài 225m, bị mắc cạn từ ngày 5/2 vừa qua. Con tàu này được xác định có chở bôxít cùng với một lượng lớn dầu thô và xăng dự trữ cho các động cơ. Ước tính 75 tấn dầu đã bị rò rỉ ra biển và hiện còn 600 tấn dầu bên trong tàu.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho hay do hệ sinh thái đang ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và thiếu hành động của các doanh nghiệp liên quan, chính quyền Solomon đã đề nghị sự hỗ trợ của Australia. Do đó, Canberra đã triển khai chiến dịch giảm nhẹ thảm họa ô nhiễm ngoài khơi, với việc cung cấp thiết bị, tàu và các chuyên gia tới khu vực.
Video đang HOT
Chiến dịch này sẽ do Cơ quan An toàn Hàng hải Australia (AMSA) đảm nhiệm và phối hợp với những nỗ lực của chính quyền Solomon.
Trước đó, AMSA đã triển khai các chuyến bay thị sát, trong khi New Zealand đã điều hai chuyên gia chống tràn dầu đến khu vực xảy ra thảm họa môi trường. Con tàu mắc cạn tại khu vực đảo Rennell, cách thủ đô Honiara 240 km về phía Nam, là đảo san hô nổi lớn nhất trên thế giới. Trên đảo này có địa điểm được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.
Đặng Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Địa chấn trên chính trường Australia: Ngoại trưởng Bishop tuyên bố từ chức
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop hôm nay 26/8 đã tuyên bố từ chức, rời nội các của tân Thủ tướng Scott Morrison chỉ hai ngày sau khi cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull bị hạ bệ.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tuyên bố từ chức. (Ảnh: Reuters).
Trong tuyên bố từ chức phát đi hôm nay, bà Bishop cho biết bà sẽ "lui về ghế sau" và chưa thể quyết định liệu có chạy đua trong cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 5 năm sau hay không.
Nhiều khả năng bà Bishop sẽ rời quốc hội trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào giữa năm sau và điều này có thể gây bất lợi cho đảng của ông Morrison.
Thủ tướng Morrison được cho là đã chấp nhận tuyên bố từ chức của bà Bishop và bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne là người kế nhiệm.
Bà Bishop là Ngoại trưởng Australia kể từ năm 2013. Tuyên bố từ chức của bà được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi cựu Thủ tướng Turnbull mất chức vì không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của đảng cầm quyền diễn ra trong tuần này. Cựu Bộ trưởng Tài chính Australia Scott Morrison trở thành người kế nhiệm ông Turnbull. Như vậy, ông Morrison là thủ tướng thứ 6 của Australia trong vòng chưa đầy 10 năm.
Chính trường Australia rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ khi chỉ trong một thời gian ngắn có 10 quan chức trong nội các tuyên bố từ chức và gây sức ép bỏ phiếu tín nhiệm đối với ông Turnbull.
Giới phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng này phản ánh "cuộc khủng hoảng lòng tin" đối với khả năng của chính quyền cựu Thủ tướng Turnbull trong việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo sự thịnh vượng cho đất nước. Nhiều chính sách quan trọng dưới thời ông Turnbull cũng không được thông qua do không có sự đồng thuận thậm chí trong chính nội bộ đảng Tự do cầm quyền của ông.
Theo dantri.com.vn
Anh sẽ điều tàu sân bay "khủng" tuần tra Biển Đông Australia và Anh đang chuẩn bị kế hoạch triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc bị chỉ trích vì những động thái quân sự hóa trái phép tại vùng biển này. HMS Queen Elizabeth, tàu sân bay mới nhất và đắt nhất của Hải quân Anh, sẽ đi qua Biển Đông (Ảnh: Getty) Theo...