Australia không đối đầu thương mại với Trung Quốc
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia Littleproud khẳng định không tham gia cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sau khi bị nước này áp thuế 80,5% với lúa mạch.
“Không có cuộc chiến thương mại nào cả. Trên thực tế, ngay cả ngày hôm nay, tôi nghĩ rằng mọi người đều thấy nhu cầu về quặng sắt của Trung Quốc đã tăng. Họ đã áp dụng quy trình khá công bằng, xoay quanh niềm tin rằng Australia không công bằng trong thương mại “, Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud nói trong cuộc họp báo ở Canberra hôm 18/5.
Littleproud cho biết thêm Australia sẽ xem xét trình vấn đề này lên Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tới 80,5% với lúa mạch nhập khẩu từ Australia từ ngày 19/5.
“Chúng tôi sẽ bảo lưu quyền của mình và xem xét đưa ra WTO để được định đoạt”, Littleproud khẳng định.
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố cuộc điều tra từ năm 2018 đã xác nhận Australia bán phá giá và gây thiệt hại đáng kể đối với ngành công nghiệp nội địa của Trung Quốc.
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud tại hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 tại Buenos Aires, Argentina, tháng 7/2018. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Nền kinh thế lớn thứ hai thứ giới trước đó đã “cấm cửa” 4 nhà sản xuất thịt bò lớn của Australia, gồm Kilcoy Pastoral, JBS’s Beef City, Dinmore Plants và Northern Cooperative Meat, do các vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch. Tuy nhiên, Canberrra không cho đó là động thái đáp trả việc Australia kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về Covid-19.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 8/5, khi được hỏi liệu cuộc điều tra về Covid-19 có tổn hại tới quan hệ thương mại với Trung Quốc hay không, Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham đã khẳng định Australia hoàn toàn độc lập về vấn đề này.
Thủ tướng Australia Scott Morrison nhiều lần khẳng định việc theo đuổi cuộc điều tra của nước này chỉ nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, ngăn chặn sự bùng phát một đại dịch khác trong tương lai.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng những kêu gọi mở điều tra về Covid-19 là “nguy hiểm”, chỉ mang tính “thao túng chính trị” và nói thêm rằng Australia nên “từ bỏ định kiến”.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,8 triệu người nhiễm và hơn 320.000 người chết. Australia, một trong những nước được đánh giá kiểm soát dịch tốt nhất, hiện ghi nhận hơn 7.000 ca nhiễm và gần 100 người chết.
Nhiều 'đại gia' thế giới lao đao vì đại dịch COVID-19
Cắt giảm nhân sự, chi phí và tạm thời không chia cổ tức... là những động thái mà nhiều công ty đang nỗ lực thích nghi trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan nhanh chóng và các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ nhằm kiềm chế dịch bệnh đang khiến hoạt động sản xuất và nhu cầu giảm mạnh.
Những tác động về kinh tế của dịch bệnh đang đe dọa sự sống còn của nhiều công ty và doanh nghiệp, buộc các chính phủ phải đưa ra các biện pháp hỗ trợ, bao gồm cả hỗ trợ tài chính.
Một nhà hàng McDonald's ở New York, Mỹ đóng cửa ngày 15/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Một số đại gia công nghiệp, đặc biệt là ngành chế tạo ô tô, đã phải giảm hoặc thậm chí tạm ngừng hoạt động sản xuất. Các hãng General Motors, Fiat Chrysler và Ford - 3 nhà chế tạo ô tô lớn của Mỹ thông báo sẽ tạm ngừng hoạt động trên khắp khu vực Bắc Mỹ cho đến cuối tháng này. Nissan ngừng sản xuất tại nhà máy ở Sunderland, miền Bắc nước Anh. Đây là nhà máy lớn nhất của Nissan ở châu Âu với khoảng 7.000 lao động đang làm việc. Nissan cũng đóng cửa các nhà máy tại Tây Ban Nha và Indonesia. Hãng Peugeot-Citroen của Pháp đóng cửa toàn bộ cơ sở sản xuất tại châu Âu.
Hãng VW của Đức cũng cho biết sẽ đóng cửa các nhà máy ở châu Âu trong khoảng 2 - 3 tuần. BMW đình chỉ hoạt động sản xuất tại châu Âu và Nam Phi trong vòng 1 tháng. Renault đóng cửa các nhà máy tại Pháp, Tây Ban Nha và Slovenia, cũng như Romania, Bồ Đào Nha và Maroc. Scania - công ty con của Volkswagen tạm ngừng hoạt động sản xuất xe tải do tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Đại gia lốp xe Michelin cũng ngừng sản xuất tại Tây Ban Nha, Pháp và Italy trong ít nhất là 1 tuần. Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus cũng đình chỉ hoạt động tại các nhà máy ở Pháp và Tây Ban Nha trong vòng 4 ngày để cải thiện sự an toàn tại nơi làm việc.
Ngay cả các ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng xa xỉ cũng áp dụng các biện pháp đối phó với đại dịch. Thương hiệu thời trang hàng hiệu Gucci thuộc Tập đoàn Kering đã đóng cửa toàn bộ cơ sở sản xuất đến ngày 20/3. Hermes cũng ra quyết định tương tự, nhưng ngừng hoạt động đến cuối tháng này. Tại Đức, các công ty xe buýt đường dài Flixbus và Blablabus cho biết họ đã tạm ngừng dịch vụ sau khi lệnh hạn chế đi lại mới có hiệu lực tại nước này.
Ngoài ra, một loạt các nhà bán lẻ Mỹ cũng phải đóng cửa một số hoặc tất cả các cửa hàng, trong đó có Nike, Macy's và Gap. Trung tâm mua sắm Saks Fifth Avenue lừng lẫy ở New York đã đóng cửa. "Quả táo cắn dở" Apple cũng đóng cửa toàn bộ cửa hàng, không tính thị trường Trung Quốc.
Đối với ngành du lịch, tình hình còn tồi tệ hơn nhiều. Chuỗi khách sạn nổi tiếng Marriott của Mỹ đã phải đóng cửa nhiều khách sạn và cho nghỉ phép hàng chục nghìn nhân viên. Trong khi đó, các hãng hàng không cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi nhu cầu đi lại giảm mạnh và các chính phủ áp đặt hạn chế đi lại, buộc họ phải thực hiện các biện pháp khác để thích nghi.
Hãng hàng không Aeroflot của Nga đã yêu cầu nhân viên tận dụng thời gian này để nghỉ phép. Trong khi đó, Air France đang cân nhắc giảm giờ làm việc. Hãng hàng không giá rẻ Ryanair vốn đã thông báo hủy hầu hết các chuyến bay từ 24/3, cũng cho biết đang xem xét động thái tương tự cùng với việc khuyến khích nhân viên tự nguyện nghỉ việc hoặc tạm thời đình chỉ hợp đồng.
Việc buộc người lao động phải tạm thời nghỉ việc cũng là lựa chọn của một số doanh nghiệp khác. Seat - công ty con của Volkswagen ở Tây Ban Nha đã phải đưa ra quyết định này. Nhà máy đóng tàu Fincantieri ở Italy cũng yêu cầu nhân viên nhân dịp này nghỉ phép. Nhà bán lẻ điện thoại di động Dixons Carphone ở Anh phải cho thôi việc 2.900 lao động.
Nhiều doanh nghiệp khác áp dụng biện pháp cắt giảm chi phí. Air France-KLM vốn buộc phải cắt giảm 90% số chuyến bay sẽ giảm 350 triệu euro tiền đầu tư theo kế hoạch trong năm 2020 và tiết kiệm 200 triệu euro ở các lĩnh vực khác nhằm bảo đảm có đủ tiền mặt. Hãng Qantas của Australia cho biết sẽ cắt giảm tất cả các chuyến bay quốc tế vào cuối tháng này sau khi hãng Virgin đã đưa ra quyết định tương tự. Trong khi đó Lufthansa vốn cắt giảm 90% số chuyến bay sẽ có biện pháp khác như không chia cổ tức năm 2019 cho các cổ đông.
Cảnh vắng vẻ tại sân bay ở Canberra, Australia, ngày 16/3/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, nhiều công ty buộc phải đề nghị chính phủ hỗ trợ. Công ty du lịch TUI của Đức, có 70.000 lao động trên toàn thế giới và đang phải ngừng phần lớn hoạt động, đã cầu cứu sự hỗ trợ của nhà nước. Chính phủ Đức đã cam kết đưa ra các khoản vay không giới hạn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng thông qua ngân hàng nhà nước KfW.
Các hãng hàng không Mỹ cũng đề nghị chính phủ nước này đưa ra một gói cứu trợ 50 tỷ USD, trong khi tập đoàn Boeing đang tìm kiếm khoản hỗ trợ liên bang ít nhất 60 tỷ USD. Chính phủ Italy dự định quốc hữu hóa tàu sân bay quốc gia cũ Alitalia bị phá sản theo kế hoạch giải cứu kinh tế khẩn cấp. Tại Pháp, chính phủ nước này cũng sẵn sàng quốc hữu hóa các công ty lớn nếu cần thiết.
Trần Quyên (TTXVN)
Mỹ-EU tiến "từng bước nhỏ" tới thỏa thuận thương mại song phương Ông Hogan cho biết EU nhất trí với nhiều "phàn nàn" của Mỹ về WTO và đang cần tìm kiếm sự đồng thuận về các giải pháp cho vấn đề thương mại song phương. Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Phil Hogan. (Nguồn: Bloomberg) Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Phil Hogan ngày 6/3 cho biết Liên...