Australia hướng đến đối tác Ấn Độ để “phân tán rủi ro” từ Trung Quốc
Ấn Độ có nền tảng công nghệ tốt đang được xác định có thể thay thế Trung Quốc, trở thành đối tác nhiều tiềm năng của Australia.
Trong lúc quan hệ giữa Australia và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này gặp nhiều khó khăn, Australia đang tìm cách đa dạng hóa bạn hàng để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một bên. Ấn Độ, quốc gia với hơn 1 tỷ dân và có nền tảng công nghệ tốt đang được xác định có thể thay thế Trung Quốc, trở thành đối tác nhiều tiềm năng của Australia.
Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi hội đàm song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Singapore vào năm 2018. (The Australian)
Theo truyền thông Australia, vào ngày 4/6 tới, Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ có cuộc họp trực tuyến với người đồng cấp Ấn Độ Narenda Modi để đặt nền tảng cho một loạt các thỏa thuận phát triển chuỗi cung ứng đáng tin cậy cho các lĩnh vực chiến lược như dược phẩm, công nghệ và khoáng sản trong tương lai.
Trong cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo cũng sẽ ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới cho phép hai bên tiếp cận đối ứng với các căn cứ và hợp tác trong các dự án công nghệ quốc phòng. Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về hợp tác giáo dục để giúp các trường đại học Australia vượt qua giai đoạn khó khăn sau thời gian quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Người nông dân Australia cũng sẽ chờ đợi thông tin tốt lành từ cuộc gặp này khi Thủ tướng Scott Morrison dự định thảo luận với người đồng cấp Ấn Độ về việc mở rộng xuất khẩu nông sản của Australia.
Đối với Ấn Độ, Australia cũng có thể giúp nước này phát triển ngành công nghiệp chế biến khoáng sản để trở thành nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước phương Tây, thay thế cho nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Ấn Độ hiện đang có một hệ thống các nhà máy sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, trong khi Australia là trung tâm nghiên cứu y sinh của thế giới, vì vậy hai nước có thể cùng phối hợp để hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm.
Thế mạnh về công nghệ thông tin của Ấn Độ cũng sẽ làm nền tảng để Australia và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác trong việc phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy và điện toán lượng tử.
Trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc ngày càng gặp thêm nhiều khó khăn và Australia đang tìm cách đa dạng hóa đối tác, Ấn Độ đang được nhắm đến là một bạn hàng nhiều tiềm năng.
Nguyên Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Australia Peter Varghese, người chắp bút báo cáo về quan hệ giữa Australia và Ấn Độ năm 2018 khẳng định, “một trong những bài học từ đại dịch Covid-19 là các quốc gia cần phải phân tán rủi ro, tìm kiếm các thị trường mới và tăng cường sự hiện diện tại các thị trường sẵn”.
Ông Peter Varghese cũng cho hay là thành viên của “Bộ tứ kim cương” cùng với Australia, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ là đối tác chiến lược quan trọng của Australia.
Giám đốc chương trình nghiên cứu quốc phòng thuộc Viện chính sách chiến lược Australia Michael Shoebridge khẳng định “cách thức mà chính phủ Australia, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội kiểm soát dịch Covid-19 đang góp phần tăng cường lòng tin của Ấn độ đối với Australia với tức cách là đối tác đáng tin cậy.”
Dịch Covid-19 đã bộc lộ điểm yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu, vì vậy Chính phủ Australia đang tìm mọi cách để đa dạng hóa bạn hàng. Bằng việc hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ, Australia có thể giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Australia quan ngại hành vi 'bắt nạt' ở Biển Đông
Cao ủy Australia tại Ấn Độ bày tỏ quan ngại trước hành vi dùng tàu hải cảnh và dân binh ngăn cản các nước khai thác dầu khí ở Biển Đông.
"Tàu chiến và máy bay Australia sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông và ủng hộ các nước khác có hành động tương tự", Cao ủy Australia tại Ấn Độ Barry O'Farrell ngày 18/5 trả lời phỏng vấn tờ Economic Times, đồng thời bày tỏ lo ngại về hành vi quân sự hóa các thực thể tranh chấp ở Biển Đông.
O'Farrell cho rằng có nhiều quan ngại về những hành động "cản trở hoạt động khai thác tài nguyên của các quốc gia khác", cùng việc sử dụng tàu hải cảnh và tàu dân binh phục vụ cho các hoạt động "nguy hiểm và mang tính bắt nạt". Ông hối thúc các bên có những động thái ý nghĩa để hạ nhiệt căng thẳng, xây dựng lòng tin thông qua đối thoại.
Cao ủy Australia tại Ấn Độ Barry O'Farrell. Ảnh: BegaDistrictNews.
Theo ông, các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế, bởi bất cứ hành động mang tính bắt nạt hay cưỡng ép nào cũng có thể dẫn tới leo thang tình hình.
Bình luận được quan chức Australia đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19.
Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh, tàu dân binh hộ tống đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan West Capella của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Việt Nam và các nước kiên quyết phản đối các hành động phi pháp này của Trung Quốc, đồng thời đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông.
Tàu Hải cảnh 4301 của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: SCMP.
Hải quân Mỹ trong tháng 4 đã triển khai nhiều tàu chiến duy trì hiện diện và tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Tàu chiến Mỹ và Australia cũng đã tiến hành cuộc diễn tập chung ở khu vực gần tàu khoan West Capella.
Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, khẳng định Mỹ "cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông", kêu gọi Trung Quốc "chấm dứt kiểu bắt nạt các nước Đông Nam Á trong hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt và đánh bắt hải sản. Sinh kế của hàng triệu người dân trong khu vực này phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên đó".
Việt Nam hỗ trợ trang thiết bị y tế cho 8 nước đang bị dịch Covid-19 Số hàng gồm khẩu trang y tế, bộ đồ bảo hộ phòng dịch và sinh phẩm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do Việt Nam sản xuất, trị giá 420.000 USD. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều ngày 18/5/2020, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã trao tượng trưng số vật tư y tế hỗ...