Australia hứng ‘bom mưa’, hơn 17.000 dân phải sơ tán
Miền Đông Australia hứng chịu trận mưa lớn vào ngày 20/3, gây ra ngập lụt và lũ quét nguy hiểm, khiến chính quyền một số địa phương phải vận động hơn 17.000 người sơ tán.
Tờ Guardian (Anh) và trang tin 9news (Australia) gọi trận mưa lớn chưa từng có này là “bom mưa”. Nhiều cảnh báo sơ tán được phát đi ở một số thị trấn ở bang New South Wales.
Nhà khí tượng học Jonathan How của Cục Khí tượng cho biết một số địa điểm ở New South Wales, đặc biệt là xung quanh khu vực cảng Macquarie, ghi nhận lượng mưa 500-600 mm trong 48 giờ.
Ông cũng dự đoán đến ngày 22 hoặc 23/3, lượng mưa tại một số điểm có thể lên tới 1 m.
Tại Sydney, thành phố lớn nhất Australia, nhà chức trách dự đoán lượng nước mưa có thể đến 150 mm.
Cục Khí tượng cho biết trận mưa ngày 20/3 lớn hơn rất nhiều so những lần mưa trước ở Sydney trong tuần qua. Cơ quan này nói rõ mưa “có khả năng dẫn đến lũ quét và đe dọa tính mạng người dân. Gió giật trung bình 60-70km/h và có thể lên tới 90km/h”.
Gió mạnh cũng có thể tạo ra sóng lớn, với chiều cao có thể tới 5 m.
Video đang HOT
Lũ lụt khiến nhà cửa bị ngập gần hết. Ảnh: Guardian.
Đến chiều 20/3, nước ở đập Warragamba tại Sydney đã tràn ra, hòa vào các dòng chảy của sông và gây ra lũ lụt ở phía tây Sydney.
Một số đường cao tốc bị phong tỏa do nước lũ và lở đất.
Người đứng đầu chính quyền bang New South Wales, bà Gladys Berejiklian, cảnh báo tình hình mưa to có thể kéo dài đến hết tuần sau tại một số khu vực của bang.
Bà Berejiklian đặc biệt lo ngại về một “cơn lốc xoáy nhỏ bất ngờ” tại Chester Hill, khiến 30 ngôi nhà bị hư hại và gây mất điện cho khoảng 1.000 cư dân vào chiều 20/3.
Lãnh đạo cơ quan khẩn cấp New South Wales David Elliott kêu gọi người dân tuân theo các cảnh báo và chỉ dẫn an toàn, không lái xe hoặc đi bộ vào các khu vực ngập lụt.
Các tuyến đường ở Sydney phải đóng cửa vì lũ lụt và sạt lở do mưa lớn gây ra. Ảnh: Guardian.
Các thị trấn ven biển ở ngoại ô Sydney chịu thiệt hại lớn về tài sản. Tại thị trấn cảng Macquarie, lũ lụt tràn vào trung tâm thành phố khiến nước ngập gần hết nhà cửa.
Khoảng 17.000 cư dân ở các khu vực trũng thấp như Taree, Kempsey và Wauchope phải đi sơ tán.
Chu kỳ La Nina đã đến mức đỉnh song tác động còn kéo dài
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 9/2 cho biết hiện tượng khí hậu La Nina năm 2020-2021 đã vượt qua mức đỉnh, nhưng tác động của nó lên nhiệt độ, lượng mưa và bão vẫn tiếp diễn.
Cánh đồng cỏ dành cho chăn nuôi gia súc bị khô hạn do nắng nóng kéo dài tại bang New South Wales, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
La Nina là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực Trung và Đông Thái Bình Dương ở xích đạo lạnh đi khác thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn hiện tượng El Nino. La Nina xảy ra theo chu kỳ 2 - 7 năm/lần, thường bắt đầu hình thành từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau.
La Nina gây ra các tác động trên diện rộng lên khí hậu Trái đất, ngược lại với các tác động của chu kỳ nóng lên El Nino. Bên cạnh tác động làm lạnh, La Nina thường gắn với tình trạng ẩm ướt ở nhiều nơi trên thế giới trong khi gây khô hạn ở nhiều nơi khác.
Theo các chỉ dẫn hải dương và khí hậu, La Nina đã bắt đầu từ tháng 8 - 9/2020. WMO cho biết: "La Nina dường như đã đạt đỉnh vào tháng 1 0- 11/2020". Tuy nhiên, WMO cho biết 65% khả năng La Nina sẽ vẫn tồn tại trong thời gian từ tháng 2 - 4/2021. Sau đó, 70% khả năng khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương sẽ trở lại các điều kiện thời tiết bình thường vào tháng 4 - 6.
Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: "El Nino và La Nina là các tác nhân chính của hệ thống khí hậu Trái Đất. Nhưng mọi sự kiện khí hậu xảy ra tự nhiên giờ đây đều đặt trong bối cảnh sự biến đổi khí hậu do con người gây ra, vốn làm tăng nhiệt độ toàn cầu, qua đó làm nghiêm trọng hơn các hiện tượng thời tiết, tác động đến mùa mưa hằng năm và làm phức tạp thêm việc dự báo và ứng phó với thiên tai".
Tác động làm giảm nhiệt toàn cầu nói chung của La Nina cũng không đủ để ngăn cản năm 2020 trở thành một trong những năm nóng nhất từ trước tới nay. WMO cho biết nhiệt độ đất ở nhiều nơi trên địa cầu dự báo vẫn cao hơn mức bình thường vào tháng 2 - 4/2021, cao nhất có thể ở khu vực Tây Á, Trung Á, Đông Á và nửa Nam của khu vực Bắc Mỹ.
Ngoài ra, hiện tượng này cũng xảy ra ở những nơi có địa hình cao như các phần miền Trung, Nam và Đông của khu vực Nam Mỹ, hay Bắc Phi và khu vực châu Phi xích đạo. Trong khi đó, nhiệt độ thấp hơn bình thường được dự báo ở phía Nam của Nam Mỹ.
Dự báo về tác động của La Nina sắp tới, WMO cho biết nhiều khả năng xảy ra ẩm ướt bất thường ở Đông Nam Á, Australia và miền Bắc của Nam Mỹ cũng như quần đảo Melanesia. Khu vực miền Nam châu Phi cũng có thể chứng kiến mưa nhiều hơn bình thường.
Dịch COVID-19: Thành phố Sydney (Australia) phong tỏa các khu vực ven biển Khoảng 250.000 người dân sống ở khu vực ven biển phía Bắc Sydney - thành phố đông dân nhất Australia - đã được đặt trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt từ ngày 19/12 cho đến hết ngày 23/12. Người dân tập thể dục tại Sydney, Australia, ngày 2/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN Đây là một biện pháp mạnh tay mà giới chức sở tại...