Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 kỷ lục bất chấp 3 tuần phong tỏa
Ngày 12/7, giới chức y tế Australia cho biết quốc gia này đã ghi nhận kỷ lục mới về số ca nhiễm COVID-19 trong năm nay, bùng phát do sự xuất hiện của biến thể Delta lây lan nhanh.
Một phụ nữ đeo khẩu trang đi ngang qua nhà hàng đóng cửa trong lệnh phong tỏa tại Sydney ngày 5/7. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, bang New South Wales ghi nhận 112 ca mắc mới trong cộng đồng, được phát hiện gần như toàn bộ tại Sydney mặc dù thành phố này đã bước sang tuần thứ 3 áp dụng lệnh phong tỏa.
Thủ hiến bang Gladys Berejiklian chi biết việc theo dõi số liệu trong một vài ngày tới sẽ mang tính chất quyết định liệu rằng lệnh phong tỏa Sydney, dự kiến kết thúc vào ngày 16/7, có cần gia hạn thêm hay không.
Thủ hiến Berejiklian nói thêm các ca mắc phát hiện trong ngày 12/7 là các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết đối với những ca mắc trước đó. Nhà chức trách yêu cầu người dân tuân thủ quy định phong tỏa để ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan.
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng sau ca mắc đầu tiên phát hiện vào giữa tháng 6, tổng số ca mắc tại Australia đã đạt gần 700 người, trong đó 63 trường hợp nhập viện và 18 ca phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Video đang HOT
Lệnh phong tỏa đối với 5 triệu người dân tại Sydney, bao gồm đóng cửa trường học và lệnh cấm ở nhà, đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng suy giảm kinh tế, vốn đã trở lại mức trước đại dịch trong quý đầu tiên của năm nay.
Làn sóng dịch bệnh bùng phát ở Sydney cũng đã khiến chiến dịch tiêm chủng của quốc gia bị chỉ trích vì tốc độ chậm chạp. Hiện mới chỉ có 11% dân số trưởng thành của Australia với hơn 20,5 triệu người hoàn thành 2 mũi tiêm.
Các nhà phê bình chỉ ra chính những lời khuyên gây nhầm lẫn của giới chức y tế Australia cũng như tình trạng thiếu vaccine đã khiến tốc độ tiêm chủng tại đây chậm lại.
Trước đó, giới chức y tế liên bang khuyến cáo vaccine AstraZeneca sản xuất trong nước chỉ được sử dụng cho những người trên 60 tuổi vì lo ngại về tình trạng đông máu,trong khi vaccine Pfizer nhập khẩu giới hạn cho những người từ 40 đến 60 tuổi.
Tuy nhiên, các nhà chức trách New South Wales cho biết các trung tâm tiêm chủng và hiệu thuốc sẽ thay đổi chiến lược, tiêm vaccine AstraZeneca cho bất kỳ ai trên 40 tuổi. Các quan chức NSW cũng đã khuyến nghị rút ngắn khoảng cách giữa các liều tiêm AstraZeneca xuống còn 6 tuần so với 12 tuần được khuyến nghị.
Số ca COVID-19 vẫn tăng sau 2 tuần phong tỏa Sydney
Thành phố Sydney và các khu vực lân cận trong bang New South Wales, Úc vẫn đang trong tình trạng phong tỏa, nhưng số ca nhiễm không giảm mà tiếp tục tăng cao do biến thể Delta.
Người dân tuân thủ giãn cách tại thành phố Sydney, bang New South Wales, Úc ngày 22-6 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, giới chức Úc kêu gọi người dân thành phố Sydney ở nhà, cảnh báo đợt phong tỏa ba tuần hiện nay có thể được gia hạn thêm do số ca lây nhiễm vẫn tiếp tục tăng.
Hàng trăm cảnh sát ngày 9-7 tuần tra nhiều khu vực ở Sydney để đảm bảo người dân tuân thủ các biện pháp chống dịch trong bối cảnh số ca bệnh tăng cao do biến thể Delta.
"Bang New South Wales đang đối mặt với thách thức lớn nhất mà chúng ta đã đối mặt từ đầu dịch đến nay. Hiện tại, các con số đang không đi đúng hướng" - thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian nói.
Bang New South Wales ngày 9-7 ghi nhận thêm 44 ca bệnh trong 24 giờ, tăng so với 38 ca của ngày trước đó. Số ca bệnh vẫn tiếp tục tăng dù nhiều khu vực trong bang, trong đó có Sydney, đã phong tỏa 2 tuần và gia hạn thêm 1 tuần tới 16-7.
Theo Reuters, nhà chức trách sẽ siết các biện pháp phòng dịch tại Sydney và những vùng lân cận từ chiều tối 9-7, trong đó cấm tụ tập hơn 2 người nơi công cộng và người dân không đi xa nhà quá 10km.
Mặt khác, thủ hiến bang Berejiklian bác bỏ các thông tin về việc chính quyền bang đang chuyển hướng sang chính sách "sống chung với virus" do tỉ lệ tiêm vắc xin COVID-19 thấp của bang.
"Nếu chúng ta chọn sống chung với virus trong khi tỉ lệ tiêm chủng chỉ mới 9%, chúng ta sẽ thấy hàng ngàn, hàng ngàn người nhập viện và tử vong" - bà Berejiklian thêm.
Úc chống dịch tốt hơn nhiều quốc gia khác, với số ca COVID-19 ở mức thấp so với nhiều nơi khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Úc là một trong những nước có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất do hạn chế nguồn cung vắc xin và tâm lý lo sợ tác dụng phụ hiếm gặp của vắc xin AstraZeneca.
Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 9-7 cho biết từ ngày 19-7 Pfizer sẽ tăng cường phân phối vắc xin cho Úc lên khoảng 1 triệu liều một tuần, gấp 3 lần các lô hàng hiện nay, trong bối cảnh Sydney đang đối mặt với đợt bùng dịch lớn nhất.
Cuộc đua đảm bảo nguồn cung cấp vaccine ngừa COVID-19 ở Australia Trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng ở Australia được đánh giá là chậm so với nhiều quốc gia khác, khi mới chỉ 7,2% dân số được tiêm chủng đầy đủ, cuộc đua để có được nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 tại nước này đang được ví như "đấu trường sinh tử". Tiêm vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19 cho người dân tại Melbourne, Australia....