Australia đưa ra định nghĩa mới về người tiếp xúc gần với ca bệnh
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã công bố một định nghĩa mới, chặt chẽ hơn về người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, cùng một số thay đổi về quy định xét nghiệm và cách ly đối với những người đã tiêm đủ liều vaccine cơ bản.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech cho người dân tại Sydney, Australia, ngày 26/8/2021. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thủ tướng Morrison đưa ra tuyên bố trên sau cuộc họp Nội các vào chiều 30/12, đồng thời cho biết các quy định mới sẽ có hiệu lực ngay từ nửa đêm cùng ngày. Theo định nghĩa mới, chỉ những người đang sống cùng hay ở cùng với một người được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2 trong thời gian trên 4 giờ, mới được coi là người tiếp xúc gần. Người mắc COVID-19 đã tiêm chủng đủ liều vaccine cơ bản phải cách ly 7 ngày, tính từ ngày được xét nghiệm, và sẽ được rời khỏi nơi cách ly nếu có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính vào ngày thứ 6.
Những người tiếp xúc gần đã tiêm chủng đủ liều cơ bản cũng phải cách ly 7 ngày. Người tiếp xúc gần có triệu chứng sẽ được yêu cầu đi xét nghiệm PCR. Trong khi đó, người tiếp xúc gần không có triệu chứng sẽ chỉ cần xét nghiệm kháng nguyên nhanh và nếu có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ phải đi xét nghiệm PCR để xác nhận kết quả.
Với định nghĩa trên, Thủ tướng Australia cho biết các nhà lãnh đạo chính quyền liên bang và địa phương đã nhất trí về một cách tiếp cập mới “rất thiết thực” trong cách quản lý đại dịch và biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Ông Morrison cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn mặc dù khiến số ca nhiễm mới cao hơn. Ông khẳng định “sự thay đổi cần thiết” trong cách xác định người tiếp xúc gần và các yêu cầu xét nghiệm sẽ giúp giảm đáng kể áp lực lên hệ thống xét nghiệm PCR và giúp giải phóng nhân lực trong ngành y tế để tập trung vào các ưu tiên khác trong đại dịch.
Australia quyết định nới lỏng những quy định phòng ngừa dịch bệnh trên dù số ca nhiễm mới theo ngày của nước này lần đầu tiên vượt quá 20.000 ca, với 21.329 ca ghi nhận ngày 30/12, tăng mạnh từ khoảng 1.200 ca/ngày cách đây 1 tháng, thời điểm Australia phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron. Hiện Australia ghi nhận tổng cộng gần 363.000 ca bệnh, trong đó 2.225 ca tử vong vì COVID-19.
Video đang HOT
Toàn thế giới đã ghi nhận 279,49 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 25/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 279,49 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 5,41 triệu người không thể qua khỏi.
Số bệnh nhân bình phục hiện là trên 249,88 triệu người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ, ngày 17/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ và châu Âu đang là điểm nóng của dịch COVID-19, khi số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày trên toàn cầu tập trung tại hai nơi này chiếm tới 78%, trong đó Mỹ chiếm 24%.
Số ca nhiễm mới tại Mỹ đã gia tăng mạnh trong vài ngày gần đây do sự lây lan của biến thể Omicron. Kể từ khi giới khoa học xác nhận sự tồn tại của biến thể Omicron vào ngày 24/11, biến thể này đã nhanh chóng lây lan tại Mỹ và hiện chiếm tới gần 3/4 số ca mắc mới tại nước này, trong đó có nhiều địa phương ghi nhận tới 90% số ca mắc mới nhiễm Omicron.
Trong tuần qua, số ca mắc mới tại Mỹ đã tăng 45%, lên mức trung bình 179.000 ca/ngày. Riêng bang New York đã ghi nhận hơn 44.000 ca nhiễm mới chỉ trong ngày 24/12. Ít nhất 10 bang của Mỹ cũng lâm vào tình trạng tương tự. Trong khi đó, số bệnh nhân COVID-19 nhập viện gia tăng đang khiến hệ thống y tế, đặc biệt khu vực Trung Tây nước Mỹ, rơi vào tình trạng quá tải. Khu vực chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện, cơ sở y tế của các bang Indiana, Ohio và Michigan đang chịu nhiều sức ép.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh, ngày 23/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Âu, Anh và Pháp là hai nước có số ca nhiễm mới cao nhất, với tổng số ca nhiễm mới chiếm 50% số ca mắc mới của cả châu lục. Tại Anh, ngành sản xuất và vận tải đang gồng mình với tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng khi có nhiều nhân viên bị ốm phải cách ly. Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng sẽ còn trầm trọng hơn khi số ca mắc COVID-19 tại nước này sẽ còn tăng cao trong tuần tới. Dự báo tại thủ đô London, cứ 10 người sẽ có 1 người mắc COVID-19. Ngày 24/12, Anh ghi nhận 122.186 ca nhiễm mới. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, Anh ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 100.000 ca/ngày.
Tại Pháp, số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày đã vượt 94.000 ca, trong khi số bệnh nhân nhập viện cũng đã lên con số cao nhất trong 7 tháng qua, buộc chính phủ nước này triệu tập cuộc họp khẩn cấp vào ngày 27/12.
Bộ Y tế Ireland ngày 24/12 ghi nhận 11.182 ca mắc mới COVID-19, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi bùng phát dịch tại nước này. Khoảng 83% số ca mắc mới hiện nay ở Ireland liên quan đến biến thể Omicron.
Để chống lại biến thể siêu lây nhiễm này, Ireland đã đẩy mạnh chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường. Tất cả các nhóm tuổi sẽ được tiêm mũi tăng cường từ ngày 10/1/2022, song song với chương trình tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ 5-11 tuổi. Hiện tại ở Ireland chỉ người từ 40 tuổi trở lên ở trong diện tiêm mũi tăng cường.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Cascais, Bồ Đào Nha, ngày 22/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cũng tại châu Âu, Bồ Đào Nha ngày 24/12 ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong vòng 11 tháng qua, với 12.943 ca. Nước này cũng ghi nhận thêm 11 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 18.851 ca kể từ đầu dịch.
Theo giới chức y tế Bồ Đào Nha, số ca tử vong được ghi nhận nhiều nhất ở nhóm người trên 80 tuổi, tổng cộng 12.241 ca từ đầu dịch. Bồ Đào Nha đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới đến ngày 5/1/2022 để kiểm soát dịch, như bắt buộc làm việc từ xa, đóng cửa các quán rượu, câu lạc bộ ban đêm. Chứng nhận tiêm phòng và xét nghiệm âm tính là yêu cầu bắt buộc đối với người đến các nhà hàng, bữa tiệc và các điểm du lịch.
Tại châu Á, cơ qua chức năng Thái Lan cho biết nước này đã có 205 ca được xác nhận nhiễm biến thể Omicron tính đến ngày 24/12. Kết quả xét nghiệm mẫu ngẫu nhiên trong 874 ca mắc COVID-19 được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20 - 23/12 cho thấy 16,2% trường hợp nhiễm biến thể Omicron, số còn lại là chủng Delta.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 21/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Sáng 25/12, Thái Lan ghi nhận thêm 2.766 ca mắc cùng 30 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc từ khi dịch bùng phát đến nay lên 2.207.438 ca, trong đó có 21.558 ca tử vong. Dự kiến tuần tới, Bộ Y tế Thái Lan sẽ thảo luận về những kịch bản lây nhiễm có thể xảy ra và cung cấp thêm thông tin chi tiết về biến thể Omicron.
Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) thông báo Trung Quốc ghi nhận 140 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 24/12, trong đó 87 ca lây nhiễm trong nước và 53 ca nhập cảnh. Trong số ca lây nhiễm mới trong nước, 78 ca ghi nhận tại tỉnh Thiểm Tây, 5 ca ở Quảng Tây và 4 ca ở Vân Nam. Ngoài ra, có 24 ca nhiễm mới không triệu chứng, trong đó 20 ca nhập cảnh. Không có thêm ca tử vong nào do COVID-19 tại Trung Quốc.
Tính đến ngày 24/12 Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 100.871 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.636 ca tử vong.
COVID-19 tới 6h sáng 20/12: Gần 275 triệu ca bệnh; Cảnh báo Omicron 'hoành hành khắp thế giới' Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 430.000 ca nhiễm và 3.466 ca tử vong. Nước Anh dẫn đầu với trên 82.000 ca nhiễm mới trong khi Nga tiếp tục đứng đầu về ca tử vong, ở mức trên 1.000 ca/ngày. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Quảng trường Thời Đại ở New York, Mỹ , ngày 14/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo...