Australia đón Giáng sinh với ‘cây thông bị thiêu rụi’ vì cháy rừng
Để đánh dấu một kỳ nghỉ lễ Giáng sinh buồn thảm vào năm nay, người dân Australia đã dựng cây thông Noel bằng những đồ vật bị thiêu rụi trong vụ cháy rừng ở nước này.
“ Cây thông Giáng sinh bị thiêu cháy” được trưng bày tại khu trung tâm thương mại ở Sydney như một biểu tượng cho những người dân mất nhà cửa và sinh kế sau vụ cháy rừng. Đây là một phần chiến dịch gây quỹ do Hội Chữ thập Đỏ Australia tổ chức, theo Washington Post.
Kỳ nghỉ lễ Giáng sinh đang diễn ra tại nước này trong khi người dân vẫn phải vật lộn với hàng loạt vụ hỏa hoạn kinh hoàng. Cho tới nay, vụ cháy đã khiến 8 người thiệt mạng và phá hủy hơn 700 ngôi nhà, thiêu rụi hơn 1,2 triệu ha đất nông nghiệp.
Hôm 20/12, Australia trải qua ngày thứ tư của đợt nắng nóng lịch sử. Hơn 200 lính cứu hỏa được điều động trên 5 tiểu bang. Nhiều thành phố cách đám cháy rừng hàng trăm km vẫn bị khói độc bao phủ.
Cây thông Giáng sinh làm bằng những đồ vật bị thiêu cháy trong hỏa hoạn ở Australia. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, người dân Australia không bỏ cuộc. Các tổ chức từ thiện đang kêu gọi mọi người mua quà tặng, bất cứ thứ gì từ đồ thủ công đến đồ ăn cho Giáng sinh, từ các doanh nghiệp tại những khu vực bị hỏa hoạn.
Ngay cả lính cứu hỏa ở Canada cũng đã đề nghị không nghỉ Giáng sinh hoặc nghỉ đông mà dành thời gian đến Australia giúp ngăn chặn đám cháy.
Nhiều trường học ở Australia đã đóng cửa nghỉ lễ. Thông thường đây là dịp để người dân đi du lịch đến một số khu vực như Sydney, Blue Mountains, Shoalhaven và Illawarra. Tuy nhiên những nơi này đang phải vật lộn với hỏa hoạn.
Video đang HOT
Chính phủ khuyến cáo người dân không nên đến các khu vực nói trên vì có thể mắc kẹt trong đám cháy. Nhiều gia đình đã phải thay đổi kế hoạch kỳ nghỉ.
Theo news.zing.vn
Venice ngập lụt chưa từng có, Trung Quốc bùng phát dịch hạch: Tác động đáng sợ của biến đổi khí hậu
Ngập lụt nghiêm trọng ở Venice, hỏa hoạn ở Australia, dịch hạch bùng phát ở Trung Quốc cho thấy thế giới đang bị tổn thương nhiều thế nào vì biến đổi khí hậu.
Hồi giữa tháng 11, Venice tuyên bố trình trạng khẩn cấp sau trận lụt nghiêm trọng nhất trong hơn 5 thập kỷ qua. Chỉ trong vòng 2 tuần, 2 đợt thủy triều dâng liên tiếp nhấn chìm Venice với đỉnh điểm là triều cường dâng lên mức 1,87 m kỷ lục hôm 12/11. Khoảng 80% diện tích thành phố chìm trong nước, 2 người thiệt mạng và hàng loạt các công trình văn hóa cổ kính bị hư hại nặng nề sau đợt ngập lụt lịch sử.
"Đây là kết quả của biến đổi khí hậu", Thị trưởng Venice Luigi Brugnaro viết trên Twitter.
Ở Nam Bán cầu, một phần của Australia bị tàn phá nặng nề bởi các vụ cháy rừng
Venice chìm trong biển nước. (Ảnh: CBC)
Giới chức Australia hôm 19/12 phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang New South Wales do nắng nóng kỷ lục làm bùng phát nhiều đám cháy rừng trên khắp địa phương này. Đây là lần thứ 2 chính quyền bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng kể từ tháng 9, thời điểm mùa khô nóng dễ xảy ra cháy rừng bắt đầu.
Kể từ năm 2016, một phần của New South Wales cùng khu vực nam Queensland phải đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài. Cục Khí tượng Australia cho biết nguyên nhân hạn hán một phần là do nhiệt độ mặt nước biển ấm hơn ảnh hưởng đến các hình thái mưa.
Nhiệt độ không khí ấm lên cũng trở thành tác nhân thúc đẩy hạn hán và hỏa hoạn.
Bất chấp thực tế nhãn tiền, giới chức Australia vẫn tranh cãi kịch liệt về biến đổi khí hậu.
Nhiều nhà hoạt động môi trường, các nhà lập pháp kêu gọi Thủ tướng Morrison - người vẫn luôn khẳng định cháy rừng và biến đổi khí hậu không hề liên quan đến nhau - cần thay đổi quan điểm và làm nhiều hơn để chống lại tác động biến đổi khí hậu.
Đáp lại, ông Morrison - người ủng hộ ngành than đá khẳng định chính phủ của ông đã cân bằng hiệu quả giữa nhu cầu của nền kinh tế và hành động chống lại sự biến đổi khí hậu. Nhiều người đồng quan điểm với nhà lãnh đạo Australia khi cho rằng kìm hãm sự phát triển công nghiệp sẽ làm tê liệt nền kinh tế đất nước.
Cháy rừng hoành hành ở nhiều khu vực tại Australia. (Ảnh: Reuters)
Không chỉ ở Australia, các chính trị gia toàn cầu cũng có những tranh cãi tương tự. Nhiều người kêu gọi cần phải có các hành động hiệu quả chống biến đổi khí hậu trong khi không ít ý kiến cho rằng không thể vin vào lý do này để kìm hãm sự phát triển.
Trong khi các chính trị gia đang mải tranh luận, sức khỏe của con người đang ngày càng bị ảnh hưởng trong một thế giới đang ngày càng ấm lên.
Các cơn bão tới nhiều hơn, với độ tàn phá khủng khiếp và cũng làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tại Trung Quốc, giới chức nước này hồi tháng 11 ghi nhận 2 trường hợp được chuẩn đoán mắc bệnh dịch hạch thể phổi.
Cả 2 bệnh nhân đều bị nhiễm bệnh tại Nội Mông, nơi một số loài gặm nhấm đang gia tăng đáng kể về số lượng sau những đợt hạn hán dai dẳng vì biến đổi khí hậu.
Một khu vực rộng lớn ở Hà Lan cũng bị nạn dịch hạch tấn công vào mùa hè năm 2018.
Một thế giới ấm hơn đang mang tới nhiều rủi ro về các loại bệnh truyền nhiễm, lũ lụt, tình trạng thiếu lương thực, làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu không có bất cứ biện pháp nào ngăn chặn, biến đổi khí hậu sẽ đặt gánh nặng bệnh tật và dịch bệnh lên vai các thế hệ sau.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo vtc.vn
Thủ tướng Morrison xin lỗi khi đi nghỉ trong lúc Sydney đang cháy rừng dữ dội Thủ tướng Australia Scott Morrison nói cảm thấy 'hối tiếc sâu sắc' nếu gây ra bất cứ sự phản cảm nào vì đi nghỉ trong lúc cháy rừng, ông sẽ quay lại Sydney sớm. Trong một tuyên bố sáng 20/12, Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông sẽ cắt ngắn kỳ nghỉ lễ để trở về Sydney sớm nhất có thể. Trong những...