Australia đối mặt với làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19
Bộ Y tế Australia ngày 18/11 công bố báo cáo cho biết nước này đang trải qua làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19, theo đó trong tuần qua, trung bình mỗi ngày có 10.799 ca mắc mới, tăng 38,2% so với tuần trước và tăng 103% so với tuần đầu tiên của tháng 11.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Dubbo, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo trên, trong tuần qua trung bình mỗi ngày tại Australia có 1.913 bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị, tăng so với con số 1.553 bệnh nhân tuần trước. Cũng trong tuần này Australia có 110 ca tử vong do COVID-19.
Trong bối cảnh đó, chính quyền bang New South Wales (NSW) ngày 18/11 yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang ở tất cả các khu vực của bệnh viện để đề phòng lây nhiễm do số ca mắc COVID-19 tăng đột ngột ở bang này.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngoài quy định trên, nhà chức trách bang cũng theo dõi chặt chẽ số lượng người đến các bệnh viện để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân và nhân viên y tế.
Giới chức y tế bang NSW cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 17/11, bang này ghi nhận 27.869 ca mắc mới COVID-19, tăng cao so với các tuần trước, trong đó 1.148 trường hợp phải nhập viện và 37 người hiện đang được điều trị tích cực.
Video đang HOT
Hệ thống y tế địa phương đang chịu nhiều sức ép khi một số lượng lớn nhân viên không thể đi làm do có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc đang chờ kết quả xét nghiệm. Tính đến ngày 16/11, đã có 1.089 nhân viên y tế phải cách ly, tăng so với con số 645 tuần trước.
Ngoài siết chặt quy đinh đeo khẩu trang tại các bệnh viện, giới chức y tế bang NSW cũng khuyến nghị người dân đeo khẩu trang ở các địa điểm trong nhà và trên phương tiện giao thông công cộng nơi không thể thực hiện biện pháp giãn cách xã hội.
Chủ tịch Hiệp hội Y tế Australia, ông Steve Robson cảnh báo hệ thống y tế của nước này có thể chịu áp lực gia tăng nếu số ca mắc mới tiếp tục tăng trong thời điểm “nguy cơ cao” là dịp Giáng sinh có nhiều sự kiện tập trung đông người.
Bệnh cúm mùa gia tăng nghiêm trọng tại Australia
Các chuyên gia y tế của Australia đang vận động giới chức chính quyền địa phương trên cả nước cung cấp miễn phí vaccine ngừa cúm cho mọi người dân, nhằm hạn chế sự gia tăng của các ca nhập viện, trong bối cảnh dịch cúm mùa đang lan rộng, kết hợp với dịch COVID-19.
Vaccine phòng cúm H1N1 do Công ty CSL sản xuất tại Melbourne, Australia ngày 24/9/2009. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, số người nhiễm virus cúm tại bang Victoria đã gia tăng mạnh trong những tuần gần đây. Tính từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 10.600 trường hợp được báo cáo, tăng mạnh so với 62 trường hợp cùng thời điểm vào năm ngoái.
Tương tự, tại bang Queensland, tổng số ca mắc cúm mùa đã tăng gấp đôi, lên hơn 4.200 ca trong vòng một tuần qua. Tại bang New South Wales, chỉ trong vòng một tuần, có 1.125 người đã đến khám tại các bệnh viện trên địa bàn do xuất hiện triệu chứng giống như cúm. Trong số đó, 150 người phải nhập viện và 6 người rơi vào tình trạng nghiêm trọng, buộc phải chăm sóc đặc biệt.
Dự đoán số lượng người nhiễm cúm của Australia trong năm nay sẽ vượt qua con số kỷ lục của mùa cúm năm 2019, năm ghi nhận dịch cúm tồi tệ khiến 953 người tử vong.
Các bác sĩ ở thành phố Melbourne (bang Victoria) cho biết hầu hết những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm đều chưa tiêm phòng. Dữ liệu mới nhất chỉ ra rằng tính trung bình, chưa tới 2 trong số 10 trẻ em dưới 5 tuổi ở bang này đã tiêm vaccine ngừa cúm trong năm nay, mặc dù đây là nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm miễn phí.
Chủ tịch Đại học Bác sỹ Đa khoa Hoàng gia Australia, Tiến sĩ Karen Price, cảnh báo bệnh cúm có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Bà cho rằng nhiều người lo lắng về việc sẽ gặp nguy cơ hoặc các phản ứng phụ không mong muốn nếu tiêm đồng thời hai loại vaccine ngừa bệnh COVID-19 và bệnh cúm. Đây là nguyên nhân khiến họ từ chối đi tiêm vaccine cúm. Nhưng cần phải nhìn nhận là bệnh cúm cũng có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng và cần phải được phòng ngừa kịp thời.
Trong các năm 2020 và 2021, Australia đã trải qua hai mùa cúm "bình yên", do dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều địa phương ban hành các lệnh phong tỏa và người dân ít đi lại hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước đã mở cửa trở lại như hiện nay, khi mùa Đông đến và mọi sinh hoạt quay trở lại giống như giai đoạn trước đại dịch COVID-19, nguy cơ mắc cúm mùa đang gia tăng.
Tuần trước, chính quyền bang Queensland đã công bố về kế hoạch cung cấp vaccine ngừa cúm miễn phí cho toàn bộ người dân địa phương, kéo dài tới hết tháng 6 năm nay. Chính quyền bang New South Wales cũng đã thông báo sẽ miễn phí tiêm vaccine ngừa cúm cho tất cả cư dân, từ đầu tuần tới. Tuy nhiên, đến nay, chính quyền bang Victoria và một số bang khác vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về vấn đề này.
Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Australia, Giáo sư Omar Khorshid, cho biết việc thúc đẩy tiêm phòng cúm miễn phí cho tất cả người dân Australia là một là chính sách tốt và nên được chính phủ của tân Thủ tướng Anthony Albanese xem xét. Giáo sư cũng lưu ý bên cạnh việc tiêm phòng miễn phí, giới chức cần quan tâm tới hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân, thúc đẩy họ tích cực đi tiêm vaccine ngừa cúm.
Giá vaccine ngừa cúm tại Australia dao động trong khoảng 20-30 AUD (14-21 USD)/liều và hiện chỉ được cung cấp miễn phí cho những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm trẻ em từ sáu tháng đến năm tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai và những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nguy cơ như bệnh tim.
Trước thực tế này, ông Ian Barr, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác về tham khảo và nghiên cứu bệnh cúm thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi cung cấp miễn phí vaccine phòng cúm cho tất cả người dân Australia nhằm ngăn chặn một thảm họa y tế có thể xảy ra. Ông Barr cho rằng các chính phủ nên khẳng định tầm quan trọng của mình bằng cách trợ cấp hoàn toàn việc tiêm phòng cúm.
Theo dữ liệu từ Bộ Y tế liên bang Australia, khoảng 5,9 triệu người từ 5 tuổi trở lên, tương đương 24% dân số và 151.189 trẻ em Australia dưới 5 tuổi đã được tiêm phòng cúm cho đến trước ngày 22/5. Đây là con số thấp bất chấp việc chính phủ và các cơ quan y tế trên khắp đất nước hối thúc người dân Australia nên tiêm vaccine phòng bệnh cúm và COVID-19 càng nhiều càng tốt để bảo vệ hệ thống y tế trước các đợt gia tăng đột biến các ca lây nhiễm dự kiến vào mùa Đông tới.
Chuyên gia Barr nhấn mạnh việc tiêm phòng vaccine COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng và gửi thông điệp về một giải pháp ưu tiên đối với các chính phủ. Trong hai năm qua, thế giới đã chứng kiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm, đặc biệt là các trường hợp chưa được tiêm phòng. Theo ông, rất nhiều trẻ em phải nhập viện, song phần lớn trong số này đã bị nhiễm bệnh nặng. Chắc chắn sẽ có những trường hợp tử vong, và điều này sẽ gia tăng áp lực đối với các bệnh viện.
Tuổi thọ trung bình của người Australia tăng bất chấp đại dịch COVID-19 Tuổi thọ của người Australia đã tăng lên mức kỷ lục trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan trên toàn cầu. Đây là kết quả nghiên cứu do Đại học Quốc gia Australia (ANU) tiến hành và được công bố ngày 17/1. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Sydney, bang New South Wales, Australia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Theo nghiên...