Australia do thám Trung Nga tập trận ở Biển Đông sẽ dẫn đến nảy sinh xung đột?
Australia có thể sử dụng tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, máy bay tuần tra P-3 Orion do thám, có thể phối hợp với Mỹ, có thể gây xung đột nếu thách thức quá mức Trung Quốc.
Biên đội máy bay chiến đấu Mỹ và Australia. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc
Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 7/8 dẫn tờ Sputnik Nga cho hay Quân đội Australia đến tháng 9 tới sẽ triển khai hành động thu thập tin tức ở Biển Đông.
Tháng 12/2015, máy bay tuần tra trên biển P-3 Orion của Australia tuần tra Biển Đông (Ảnh tư liệu minh họa)
Mặc dù hoàn toàn không nói rõ mục đích của hành động này, nhưng các chuyên gia cho rằng Australia gia tăng mức độ hoạt động là có liên quan đến việc hai nước Trung Quốc và Nga tiến hành tập trận ở Biển Đông vào tháng 9 tới đây.
Bộ Quốc phòng Australia thông báo cho biết trong hành động lần này có thể sử dụng tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và máy bay tuần tra săn ngầm P-3 Orion.
Rõ ràng, nguyên nhân của hành động quân sự này đúng như suy đoán của các phóng viên là có liên quan đến cuộc tập trận trên biển của Trung Quốc và Nga.
Australia có hứng thú đối với việc triển khai hành động này. Không loại trừ khả năng hành động lần này đã tiến hành thỏa thuận với nước đồng minh chủ yếu của Australia.
Australia là đồng minh của Mỹ, luôn tích cực tham gia các hành động ngăn chặn Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương. Có thể Mỹ và Australia lần này sẽ còn tiến hành “phối hợp” với nhau.
Ngày 28/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tuyên bố hải quân hai nước Trung Quốc và Nga sẽ tiến hành tập trận ở Biển Đông.
Video đang HOT
Cuộc tập tập trận này là “diễn tập thường lệ” của hải quân hai nước, là để củng cố quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển của hai nước. Đồng thời, Bắc Kinh còn nhấn mạnh cuộc tập trận này “không nhằm vào bên thứ ba”.
Hải quân Trung Quốc và Nga sẽ tổ chức tập trận chung ở Biển Đông vào tháng 9/2016. Ảnh tư liệu: Thời báo Tự do, Đài Loan.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố như vậy, nhưng có nhiều chuyên gia đã phản bác quan điểm này, bởi vì bất cứ cuộc tập trận nào cũng có đối tượng tác chiến cụ thể, đồng thời cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng Nga để giảm sức ép quốc tế sau phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc vào ngày 12/7 vừa qua – PV.
Trước đó, Trung Quốc đã tiến hành chỉ trích Tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông của Mỹ, Nhật Bản và Australia. Trung Quốc tiếp tục luận điệu rằng các nước này không phải là bên tranh chấp ở Biển Đông, không được “nói nọ nói kia” đối với Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc rất tức giận, nhưng Không quân Australia và máy bay quân sự Mỹ vẫn tiến hành bay trên bầu trời khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Vì vậy, quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đã trở nên “u ám”.
Hơn nữa, Canberra cũng tuyên bố máy bay quân sự Australia bay trên khu vực này là hành động bảo vệ ổn định và an ninh khu vực bình thường. Có thể thấy Australia “hoàn toàn ủng hộ” cách làm của Mỹ.
Điều đáng chú ý là Mỹ kiên trì cho rằng phải có sự hiện diện quân sự cần thiết để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Biên đội máy bay chiến đấu Mỹ và Australia. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Hiện nay còn rất khó dự đoán Trung Quốc sẽ đưa ra phản ứng như thế nào đối với việc tàu chiến và máy bay quân sự nước khác đến gần khu vực tập trận.
Tất cả sẽ tùy thuộc vào mức độ tích cực trinh sát của Australia và tàu chiến Australia sẽ lựa chọn đi qua vùng biển nào.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn “báo Nga” tuyên truyền có tính chất đe dọa cho rằng bất kể thế nào, “mô hình đối đầu” do Mỹ và đồng minh lựa chọn sẽ không đem lại ổn định hơn cho khu vực. Mặc dù các bên đều tuyên bố thận trọng và kiềm chế, nhưng không loại trừ khả năng sẽ xuất hiện “xung đột” ngẫu nhiên.
Theo Viettimes
Trung Quốc thách đố phán quyết trọng tài
Trung Quốc bộc lộ tham vọng trở thành trung tâm pháp lý về hàng hải.
Tân Hoa xã đưa tin Tòa án tối cao Trung Quốc quy định từ ngày 2-8, tàu cá nước ngoài bị bắt quả tang đánh bắt trái phép trong "lãnh hải Trung Quốc" mà từ chối rời đi hoặc tiếp tục quay trở lại sau khi đẩy đuổi hoặc bị phạt tiền hồi năm trước thì sẽ bị xem là phạm tội hình sự nghiêm trọng, có thể bị tuyên án một năm tù hoặc bị xử phạt.
Mức phạt tương tự cũng áp dụng với người thu hoạch san hô hoặc động vật bị đe dọa tuyệt chủng trong "lãnh hải Trung Quốc".
Tòa án tối cao Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố quy định này được áp dụng trên các vùng biển của Trung Quốc gồm biển Đông và biển Hoa Đông.
Đối với tàu cá Trung Quốc, quy định mới đưa ra các hình thức xử phạt nặng như cấm xuất bến hoặc truy tố chủ tàu hoặc thuyền viên.
Reuters cho rằng quy định này được áp dụng đối với các khu vực Trung Quốc có quyền tài phán gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đẩy đuổi ngư dân Philippines đến bãi cạn Scarborough. Ảnh: asiamaritime.net
AFP ghi nhận chẳng những Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài mà còn đưa ra quy định vô lý trừng phạt ngư dân đánh bắt trong khu vực tranh chấp.
Phản ứng với quy định này, ngày 2-8 (giờ địa phương), trang tin The New American (Mỹ) nhận định đây là một cách Trung Quốc thách đố phán quyết trọng tài.
Báo The Times of India (Ấn Độ) viết xem ra Trung Quốc mượn quyết định của Tòa án tối cao nước này làm vỏ bọc pháp lý cho hải quân tiến hành hành động xâm chiếm biển Đông.
Báo nhận định quy định này cũng hỗ trợ ngư dân Trung Quốc tiếp tục xâm phạm lãnh hải các nước ven biển Đông để đánh cá trái phép.
Các nhà phân tích đánh giá quy định của Trung Quốc không chỉ trái ngược với phán quyết trọng tài mà còn bộc lộ tham vọng muốn trở thành trung tâm pháp lý hàng hải.
Các nhà phân tích dự báo căng thẳng có thể gia tăng nếu Trung Quốc vận dụng quy định mới với cả tàu chiến nước ngoài.
Báo The Straits Times (Singapore) dẫn lời chuyên viên về quan hệ đối ngoại Trung-Mỹ ở ĐH Phục Đán (Thượng Hải) Thẩm Đình Lập đánh giá khả năng căng thẳng gia tăng rất thấp.
Ông cho rằng: "Thứ nhất vì Mỹ có quá nhiều tàu quân sự có thể luân phiên tiến vào và rời khỏi vùng 12 hải lý nên không vi phạm luật của Trung Quốc. Thứ hai, nếu Trung Quốc bắt giữ tàu quân sự nước ngoài trong lãnh hải của họ, họ cũng biết rõ động thái này có thể gây bùng nổ xung đột vũ trang".
GS Phó Côn Thành, Chủ nhiệm Viện Nam Hải thuộc ĐH Hạ Môn (Trung Quốc), cho rằng Tòa án tối cao Trung Quốc muốn gỡ cho chính quyền địa phương khỏi lúng túng bằng cách lập ra một chính sách tầm quốc gia qua quy định xử phạt tàu cá.
Trả lời đài truyền hình CNN, GS luật Michael C. Davis ở ĐH Hong Kong nhận xét quy định của Tòa án tối cao Trung Quốc là một gợi ý đáng ngại. Ông cảnh báo ngư dân Philippines có thể bị tàu Trung Quốc bắt giữ và bị truy tố hình sự.
Ngày 3-8, Philippines đã yêu cầu các ngư dân nên định hướng rõ ràng khu vực đánh bắt ở biển Đông để tránh bị chính quyền Bắc Kinh quấy rối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose tuyên bố nếu phán quyết của Tòa Trọng tài đã rõ ràng thì thực tế tại hiện trường lại khác. Khi được hỏi vậy ngư dân Philippines có định tránh bãi cạn Scarborough hay không, người phát ngôn nói điều này cần phải làm vì sự an toàn của mọi người. Năm 2012, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines. Từ đó, ngư dân Philippines đến khu vực này đánh bắt đều bị đẩy đuổi. Chúng tôi ý thức Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough, vậy thì chúng tôi sẽ chờ cho rõ ràng hơn về cách thức ngư dân của chúng tôi có thể đến đó mà không bị quấy rối thêm nữa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines CHARLES JOSE
KHÔI VIỆT - TNL
Theo PLO
Mỹ chuẩn bị chào đón lớp tàu chiến hiện đại mới Tàu chiến cận bờ LCS lớp Freedom của Mỹ, có tên gọi USS Detroit mới đây đã hoàn tất cuộc thử nghiệm cuối cùng. Dự kiến tàu sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào cuối tháng 10 tới. "Trong cuộc thử nghiệm này, Hải quân Mỹ đã kiểm tra hoạt động của động cơ, hệ thống vận hành và các thiết...